TRENDS SUMMIT #01 là sự kiện lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam do DigiMindGroup cùng, Genius Việt Nam, Teso tổ chức.

Nội dung của sự kiện xoay quanh việc cập nhật, thảo luận, giải mã các Nguyên lý hình thành xu hướng, đồng thời, điểm danh các Xu hướng nổi bật nhất sẽ diễn ra trong năm 2023.

Những nội dung này có thể giúp các doanh nghiệp có đủ dữ kiện để đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, vững tin vượt qua giai đoạn “Khủng hoảng vĩnh cửu" và nhanh chóng thích nghi với môi trường kinh doanh mới.

Đọc thêm: TRENDS SUMMIT #01: Sự kiện giải mã các xu hướng kinh doanh hàng đầu cho doanh nghiệp năm 2023.

Sự kiện Trends Summit #01 mang chủ đề “Định nghĩa lại tương lai.
Sự kiện Trends Summit #01 mang chủ đề “Định nghĩa lại tương lai.
Tại phần Panel Talk đầu tiên vào sáng nay, các doanh nghiệp và Agency Công nghệ, Marketing đã có trao đổi sôi nổi về các xu hướng “nhanh”.

Theo đó, buổi trò chuyện xoay quanh các nội dung:

- Xu hướng dịch chuyển lên online và các nền tảng thương mại điện tử; 
- Lý do và động lực phát triển MarTech;
- MarTech sẽ phát triển như thế nào dựa trên các Customer Insight và Data;
- MarTech - Liệu có nên “thử" “ngay bây giờ"?
- Chiến lược “Nhanh": Muốn “nhanh" thì phải “từ từ".

Các chuyên gia bàn luận về xu hướng “nhanh" tại Trends Summit #01.
Các chuyên gia bàn luận về xu hướng “nhanh" tại Trends Summit #01.

1. Bà Cao Thị Dung - Sự dịch chuyển lên online và các nền tảng thương mại điện tử

Đại diện cho doanh nghiệp bán lẻ đã thích ứng trong mùa COVID-19, Bà Cao Thị Dung - Chuyên gia tư vấn chiến lược cho hệ thống SAKUKO Hàng Nhật nội địa, đã có những chia sẻ:

Xu hướng dịch chuyển trên online quá nhanh. 

Ví như Sakuko vốn bắt nguồn từ thị trường offline, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng cũng như xu thế thời đại nên đã nhanh chóng chuyển đổi số sang sử dụng App.

Đại dịch cũng giúp lượng khách hàng trung thành thể hiện một cách rõ ràng hơn, thúc đẩy những lựa chọn trong tệp khách hàng của doanh nghiệp.

Sự dịch chuyển của khách hàng trên các nền tảng thương mại điện tử buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt và thích ứng. 

Ví như, việc các khách hàng dịch chuyển nhanh chóng từ Shopee, Tiki, Lazada sang TikTok Shop khiến cho doanh nghiệp và các nhà bán lẻ “trở tay không kịp".

Đọc thêm:

- Công nghệ giúp các nhà bán lẻ chuyển mình.

- Hành trình "lột xác" của Sakuko.

Bà Cao Thị Dung - CEO Sakuko, tại TRENDS SUMMIT #1.
Bà Cao Thị Dung - Chuyên gia tư vấn chiến lược cho hệ thống SAKUKO Hàng Nhật nội địa, tại TRENDS SUMMIT #1.

2. Ông Tình Nguyễn - Lý do và động lực phát triển MarTech

Anh Tình Nguyễn, Co-Founder Ladipage, đại diện cho Startup về công nghệ trong hệ sinh thái về MarTech, cho biết thêm về tốc độ phát triển và bức tranh toàn cảnh của MarTech:

Theo báo cáo của Emergen Research, quy mô thị trường Công nghệ Marketing (MarTech) toàn cầu dự kiến đạt 6.612 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm ước đạt 44,4%.
Theo đó, quy mô thị trường MarTech Việt Nam có thể rơi vào tầm 10-30 triệu USD một năm.

Dù thị trường Việt Nam còn chưa vận dụng MarTech nhiều nhưng khi các nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển đi kèm với các nguyên lý Marketing mở rộng thì lĩnh vực này vẫn còn nhiều hứa hẹn.

Anh Tình Nguyễn, Co-Founder Ladipage, tại sự kiện.
Anh Tình Nguyễn, Co-Founder Ladipage, tại sự kiện.

MarTech giúp các doanh nghiệp chi tiền trên các nền tảng thông minh và hiệu quả hơn, ông Tình chia sẻ.

Vì vậy, theo ông Tình Nguyễn, MarTech không phải là những điều gì đó xa vời mà là những giải pháp đáp ứng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Nói cách khác, MarTech đảm bảo tính thích ứng nhanh và linh hoạt.

Theo đó, ông cũng đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp muốn phát triển MarTech thì cần dựa vào năng lực đặc biệt là năng lực và kỹ năng về công nghệ, nguồn lực và bối cảnh thị trường để ứng dụng cho phù hợp.

Đọc thêm: Nơi khởi đầu cho câu chuyện MarTech tại Châu Á.

3. Ông Kiên Đoàn - MarTech sẽ phát triển như thế nào dựa trên các tập Insight và Data

Ông Kiên Đoàn, CEO Digityze Asia, chia sẻ:

Tiếp cận và sử dụng được ngay là 2 khía cạnh quan trọng của các xu hướng nhanh.

Ông cũng đề cập thêm về sự thích ứng nhanh của các doanh nghiệp lớn.

Đại diện là công ty MM Mega Market, đã chuyển đổi số hoàn toàn từ năm 2020 và đang duy trì mô hình chuyên sâu cho đến thời điểm hiện tại.

Theo đó, ông cho biết thêm các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng chuyển đổi số hơn so với các doanh nghiệp lớn. 

Vì các doanh nghiệp lớn cần phải quan sát và mỗi quyết định đều mang sức ép rất lớn.

Ngoài việc bán hàng, các doanh nghiệp lớn còn tập trung vào một vấn đề nữa là trải nghiệm khách hàng.

Một góc nhìn mới mà ông Kiên chia sẻ là trải nghiệm khách hàng còn bao gồm nhiều khía cạnh khác chứ không phải là trải nghiệm “mua hàng".

Một câu chuyện tưởng “trong mơ" nhưng trên thực tế vẫn đã xảy ra. Đó là tình trạng cầu vượt quá cung.

Ông Kiên Đoàn, CEO Digityze Asia.
Ông Kiên Đoàn, CEO Digityze Asia.
Ông cũng đề cập đến những khó khăn khi đại dịch, có khi tỷ lệ chuyển đổi lên đến 75%, tức 3 người vào thì có đến 2 người mua hàng.

Tuy nhiên, đây lại là một thách thức khi khách hàng “dư" nhưng khó có thể đảm bảo được trải nghiệm khách hàng.

Từ đó, đặt ra những vấn đề như:

- Làm sao từ chối khách hàng một cách tinh tế?
- Làm sao biết hàng đã hết chứ không cần doanh nghiệp thông báo hay xin lỗi sau khi không đủ hàng cung cấp?...

Đọc thêm: Tại sao doanh nghiệp nên cảnh báo khách hàng khi hàng sắp hết?

Mặc dù về khía cạnh kinh doanh việc có nhiều đơn hàng là tốt nhưng ở góc độ thương hiệu thì đó là trải nghiệm thiếu tích cực.

Đây không phải là một vấn đề nhỏ khi khách hàng có thể đánh giá công khai trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội như hiện nay.

Chỉ 1 khách hàng không hài lòng cũng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của cả thương hiệu.

Vì vậy, trải nghiệm khách hàng cũng là một vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm khi ứng dụng MarTech.

Đọc thêm: Trends Review: Human Experience - Một câu chuyện dài từ báo cáo 3 năm của Deloitte.

4. MarTech - Liệu có nên “thử" “ngay bây giờ"?

Cũng đại diện cho các doanh nghiệp bán lẻ, bà Cao Thị Dung cũng nêu ra những khó khăn và cơ hội của cả doanh nghiệp lớn, nhỏ và cả tầm trung.

Qua đó, bà cho rằng việc lựa chọn giải pháp MarTech cần dựa vào 3 chữ “hiểu" - Hiểu mình, hiểu đội ngũ nhân sự, hiểu doanh nghiệp của mình.

Từ đó, đưa ra những giải pháp chiến lược cho năm mới.

Và với Sakuko, một doanh nghiệp tầm trung thì sự hiệu quả và khách hàng trung thành là 2 vấn đề chính.

Các khách mời đã có những chia sẻ về việc vận dụng xu hướng “nhanh".
Các khách mời đã có những chia sẻ về việc vận dụng xu hướng “nhanh".

Theo ông Tình Nguyễn:

Giải pháp MarTech sẽ nâng cao trải nghiệm khách hàng trên các điểm chạm về Marketing.

Ngoài MarTech còn có FinTech, SaleTech, HRTech.

Doanh nghiệp cần nhận ra khách hàng của minh đang ở đâu, nếu đó là các nền tảng xã hội thì việc sử dụng MarTech không chỉ là “nhanh" mà còn là “ngay bây giờ" để tối ưu hóa các quy trình và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Và như ông chia sẻ:

Trải nghiệm khách hàng là cần thiết nhưng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng còn quan trọng hơn.

Vì khi tiếp cận, các doanh nghiệp sẽ nhận được phản hồi và ngày càng hoàn thiện hơn, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Các doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng “nhanh".
Các doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng “nhanh".

Ông Kiên cũng chia sẻ thêm:

Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì cũng cần phải “thử”. 

Vì dù thành công hay thất bại thì các doanh nghiệp cũng sẽ có những bài học. Từ đó, để hệ thống hóa và xây dựng những điều lớn hơn.

Nói chung, ông cho rằng:

Khi doanh nghiệp cần thì không thể không bắt đầu và không tìm hiểu thì không giải quyết những bài toán lớn hơn.

Đọc thêm: Nhìn lại hành trình Agility từ báo cáo 3 năm liên tiếp của Deloitte.

5. Chiến lược "Nhanh" - Muốn “nhanh" thì phải “từ từ"

Đứng ở vị trí doanh nghiệp bán lẻ cũng như là một khách hàng của MarTech, bà Cao Thị Dung đưa ra những lời khuyên cho các doanh nghiệp:

- Bản thân từ lãnh đạo doanh nghiệp và nội bộ tổ chức mới là cái khó nhất;
- Doanh nghiệp cần nhận thức được những gì mình cần, đưa công nghệ vào thì sẽ giải quyết được vấn đề gì, bức tranh doanh nghiệp sẽ đi đến đâu;
- Nguồn lực cũng là yếu tố cần phải quan tâm.

Điều quan trọng là, các doanh nghiệp không phải chỉ chạy theo xu hướng mà phải từ xu hướng định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Và khi định hướng thành công, thì việc ứng dụng nhất quán, rõ ràng và quyết tâm thực hiện là điều tối quan trọng.

Cuối cùng, Host bà Tracy Vũ tổng kết lại rằng:

“Muốn nhanh thì phải từ từ".
“Từ từ” ở đây nghĩa là các doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu, nội lực, nguồn lực, nghiên cứu thị trường hiện tại và tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Host bà Tracy Vũ tổng kết lại sự kiện.
Host bà Tracy Vũ tổng kết lại Panel Talk.

Nói cách khác, muốn nhanh hơn thì doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản hơn.