Yếu tố bền vững nằm trong 10 ưu tiên hàng đầu của các CEO và giám đốc cấp cao, theo khảo sát mới nhất của Gartner.

Theo một khảo sát được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 12/2021 của Gartner.

Các CEO và Giám đốc Điều hành cấp cao lần đầu tiên đặt tính bền vững trong 10 ưu tiên kinh doanh hàng đầu của họ.

Tiêu chí bền vững  còn có tầm quan trọng ngang với xây dựng niềm tin thương hiệu.
Tiêu chí bền vững còn có tầm quan trọng ngang với xây dựng niềm tin thương hiệu.

Lần đầu tiên, tính bền vững về môi trường được các CEO ưu tiên hàng đầu.

Mối quan hệ mật thiết giữa phát triển bền vững và nền kinh tế xanh

Phó chủ tịch nghiên cứu của Gartner - Mark Raskino mô tả rằng:

Năm 2022 là "năm mà quan điểm của CEO thực sự thay đổi".

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp coi tính bền vững là những thay đổi cần thiết.

Đây là cơ hội thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và tăng trưởng doanh thu.

Cũng theo báo cáo xây dựng doanh nghiệp mới đây của McKinsey.

92% Giám đốc Điều hành cho rằng trong 5 năm tới.

Các doanh nghiệp mới sẽ giải quyết vấn đề bền vững.

42% người tham gia đặt tính bền vững là trung tâm trong đề xuất xây dựng giá trị doanh nghiệp mới của họ.

Các tổ chức bắt đầu thúc đẩy mạnh các biện pháp môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

ESG và phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
ESG và phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Chỉ tính riêng từ năm 2020 đến năm 2021, số lượng các công ty cam kết thực hiện các mục tiêu bền vững đã tăng gấp ba lần so với 5 năm trước đó.

Muốn phát triển bền vững phải “xanh”

Phát triển kinh tế xanh để đạt được tăng trưởng xanh đã trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế thế giới hiện đại.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra khái niệm về kinh tế xanh.

“Đó là nền kinh tế mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái”.
Kinh tế xanh đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội.
Kinh tế xanh đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội.

Bên cạnh đó, theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO).

Kinh tế tuần hoàn đem lại 4 lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, bao gồm:

- Tiết kiệm tài nguyên.
- Bảo vệ môi trường.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Lợi ích xã hội.

Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi kinh tế: Kết hợp với chuyển đổi số, mô hình kinh tế tuần hoàn mang lại giá trị bền vững, bảo vệ môi trường.

Do đó, đây là một nền kinh tế có đóng góp vai trò to lớn trong việc phát triển cuộc sống cộng đồng xã hội con người.

Những xu thế đặc thù của quá trình chuyển dịch sang nền “kinh tế xanh”

Thứ nhất, nền “kinh tế xanh” ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, kết cấu sống của hành tinh.

Nền kinh tế xanh ghi nhận các giá trị tự nhiên và vai trò của đầu tư cho vốn tự nhiên.
Nền kinh tế xanh ghi nhận các giá trị tự nhiên và vai trò của đầu tư cho vốn tự nhiên.

Vốn tự nhiên là các tài nguyên nhiên nhiên như rừng, hồ, đất, nước… có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người.

Thứ hai, nền “kinh tế xanh” là trụ cột để giảm nghèo.

Phương tiện xóa đói giảm nghèo cũng như cải thiện chất lượng tổng thể cuộc sống.
Phương tiện xóa đói giảm nghèo cũng như cải thiện chất lượng tổng thể cuộc sống.

Một đặc tính quan trọng của nền “kinh tế xanh” là tìm cách cung cấp các cơ hội đa dạng cho phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo mà không làm xói mòn tài sản tự nhiên của quốc gia.

Thứ ba, nền “kinh tế xanh” tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội.

Các nước tiến tới một nền “kinh tế xanh” đã nhìn thấy khả năng tạo việc làm và tiềm năng có thể được nhân lên khi tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xanh.
Các nước tiến tới một nền “kinh tế xanh” đã nhìn thấy khả năng tạo việc làm và tiềm năng có thể được nhân lên khi tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xanh.

Để doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh hướng đến sản xuất sản phẩm xanh, sạch, bảo vệ môi trường thì cần đầu tư nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh.

Thứ tư, nền “kinh tế xanh” sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Ngành năng lượng chiếm tới 2/3 lượng phát thải GHGs và chi phí thích ứng với BĐKH ước đạt 50 tỷ - 170 tỷ USD vào năm 2030.

Hệ thống năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch hiện nay là gốc rễ của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Hệ thống năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch hiện nay là gốc rễ của hiện tượng biến đổi khí hậu.

Chính vì vậy, đầu tư vào các nguồn tái tạo có sẵn (thậm chí dồi dào ở nhiều nơi) có thể cải thiện đáng kể an ninh kinh tế và tài chính.

Ngoài ra năng lượng tái tạo còn mang lại nhiều cơ hội kinh tế lớn.

Thứ năm, một nền kinh tế xanh hướng tới lối sống đô thị bền vững và giao thông carbon thấp.

Khu vực thành thị ngày nay là nơi cư trú của hơn 50% dân số thế giới, tiêu thụ 50% - 60% năng lượng và phát thải 75% tổng lượng GHGs.

Đô thị hóa thường gây nên kết cấu hạ tầng nghèo nàn, hoạt động môi trường suy giảm và chi phí chăm sóc sức khỏe công cộng cao.
Đô thị hóa thường gây nên kết cấu hạ tầng nghèo nàn, hoạt động môi trường suy giảm và chi phí chăm sóc sức khỏe công cộng cao.

Việc sử dụng nhiên liệu sạch, cải thiện hiệu quả năng lượng trong khu vực giao thông chuyển từ các phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế và sức khỏe con người.

Bắt kịp xu thế trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đột phá trong phát triển mô hình kinh tế xanh.

Những đột phá trong phát triển nền kinh tế xanh

Các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc ở châu Á.

Hay Đức, Anh, Pháp, Hà Lan ở châu Âu.

Các nước này đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.

EU - Từ bỏ hoàn toàn nguyên liệu hoá thạch

Liên minh châu u (EU) đã thông qua tiêu chuẩn về khí thải oto Euro-5.

Đồng thời EU chuẩn bị nâng cao tiêu chuẩn mới Euro-6 (tiêu chuẩn chất lượng về khí thải cho xe ô tô).

Ủy ban EU công bố kế hoạch vào năm 2020, dự kiến giảm 20% lượng khí thải carbon, cùng với việc tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo lên 20% vào năm 2020.

Thụy Điển, một quốc gia trong EU cũng đã tuyên bố sẽ hoàn toàn không sử dụng dầu mỏ, đồng thời loại trừ sử dụng than đá và năng lượng hạt nhân ra khỏi quy trình sản xuất.
Thụy Điển, một quốc gia trong EU cũng đã tuyên bố sẽ hoàn toàn không sử dụng dầu mỏ, đồng thời loại trừ sử dụng than đá và năng lượng hạt nhân ra khỏi quy trình sản xuất.
EU cũng thông qua chương trình hướng tới nền kinh tế với lượng carbon thấp giai đoạn 2050.

Chương trình đặt mục tiêu giảm 40-44% lượng khí thải đến năm 2030 và giảm 79-82% vào năm 2050.

Bên cạnh đó, Mỹ là một trong những nước đi đầu thế giới về thực hiện chính sách “kinh tế xanh” nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mỹ - Nâng cao kỹ thuật sản xuất xanh hướng đến sử dụng năng lượng tái tạo

Trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, Chính phủ Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2025.

Các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 25% lượng phát điện và đến năm 2030 nhu cầu điện trung bình sẽ giảm 15%.

Chính phủ Mỹ đã thành lập Cơ quan Triển khai Năng lượng Sạch (CEDA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ có chức năng như một “ngân hàng xanh” để huy động và giải ngân vốn đầu tư cho các chương trình năng lượng sạch.

San Diago sẽ là thành phố lớn nhất ở Mỹ sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
San Diago sẽ là thành phố lớn nhất ở Mỹ sử dụng 100% năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ cũng đã triển khai đạo luật chống biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm khí thải nhà kính.

Tổng thống Mỹ Biden ký ban hành luật chống biến đổi khí hậu.
Tổng thống Mỹ Biden ký ban hành luật chống biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, IKEA cũng góp mặt trong danh sách các tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Qũy IKEA đóng góp 1 tỷ euro nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính

"Chúng tôi đã tăng trưởng 17,6% và cũng giảm được 6,5% lượng khí thải từ sản xuất” - Jesper Brodin, Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Ingka, chủ sở hữu phần lớn chuỗi cửa hàng nội thất IKEA trên toàn cầu cho biết.
Xe đạp chở hàng của IKEA.
Xe đạp chở hàng của IKEA.

Tập đoàn này đang loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.

Tập đoàn phấn đấu hướng tới 100% năng lượng tái tạo (điện, sưởi, làm mát và nhiên liệu) trong chuỗi giá trị IKEA vào năm 2030.

Theo Quỹ IKEA, khoản đóng góp trên sẽ được phân bổ dưới hình thức trợ cấp trong năm năm dành cho các chương trình có thể đem lại kết quả trong ngắn hạn.
Theo Quỹ IKEA, khoản đóng góp trên sẽ được phân bổ dưới hình thức trợ cấp trong năm năm dành cho các chương trình có thể đem lại kết quả trong ngắn hạn.

IKEA cho biết đã đầu tư thêm 4 tỷ euro để hỗ trợ quá trình chuyển đổi, hướng tới năng lượng tái tạo.

Đến năm 2025, tập đoàn đặt mục tiêu cung cấp các dịch vụ năng lượng sạch và năng lượng mặt trời tại nhà.

Kinh tế tuần hoàn cũng tác động lớn đến việc phát triển môi trường bền vững.

Heineken Việt Nam là một ví dụ được nhắc đến như một điển hình về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Heineken Việt Nam – 5 năm liền trong Top 3 Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam

Hiện nay, 5/6 nhà máy sản xuất của Công ty Heineken đã thực hiện nấu bia bằng 100% năng lượng tái tạo.

Hiện nay, 5 trong số 6 nhà máy bia của HEINEKEN sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải carbon.
Hiện nay, 5 trong số 6 nhà máy bia của HEINEKEN sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải carbon.

Trong khâu đóng gói, 100% chai bia và két được sử dụng lại, 100% lon bia được tái chế.

Trong khâu quản lý chất thải, 99% phụ phẩm, chế phẩm được tái chế, tái sử dụng.

Trong khâu văn phòng và tổ chức các sự kiện, doanh nghiệp giảm 1% điện, 8% nước, 33% giấy.

Heineken Việt Nam đã được vinh danh trong top 2 doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam năm 2020 (lĩnh vực sản xuất) tại Lễ trao giải Chương trình Đánh giá và Xếp hạng các Doanh nghiệp bền vững Việt Nam.
Heineken Việt Nam đã được vinh danh trong top 2 doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam năm 2020 (lĩnh vực sản xuất) tại Lễ trao giải Chương trình Đánh giá và Xếp hạng các Doanh nghiệp bền vững Việt Nam.

Heineken Việt Nam thông qua chuỗi giá trị của mình đã hỗ trợ tạo ra 212.000 việc làm (trực tiếp và gián tiếp).

Đồng thời doanh nghiệp cũng đóng góp 0,95% vào tổng GDP của Việt Nam.

Trong đó gần như toàn bộ vật liệu bao bì được cung ứng nội địa, tạo giá trị kinh tế lên tới gần 5,7 nghìn tỷ đồng/năm.

Việc thực hiện KTTH đã đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội, nhất là người dân ở địa phương nơi triển khai dự án.

Bà Lê Thị Ngọc Mỹ - Giám đốc Phát triển Bền vững, Heineken Việt Nam.
Bà Lê Thị Ngọc Mỹ - Giám đốc Phát triển Bền vững, Heineken Việt Nam.
“Hiện Heineken gần như không còn chất thải chôn lấp, vì 99% chất thải đã được tái sử dụng, tái chế trong quá trình quay vòng sản xuất”, bà Lê Thị Ngọc Mỹ cho biết.

55% người tiêu dùng “hạn chế” sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp gây ô nhiễm, lãng phí tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng.

Các yếu tố bền vững được đẩy mạnh trong quá trình sản xuất với Trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm

Mô hình này gồm 3 trụ cột chính làm định hướng cho phát triển bền vững.

Mô hình phát triển bền vững của Vinamilk.
Mô hình phát triển bền vững của Vinamilk.
1. Chọn lọc đầu vào kỹ lưỡng.
2. Thực hành nông nghiệp tái tạo.
3. Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp bền vững.

Sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm tiếp tục được đảm bảo yếu tố bền vững ở khâu sản xuất.

Hệ thống năng lượng xanh như Biomass, CNG, và năng lượng mặt trời được trang bị nhằm giảm phát thải carbon, nỗ lực hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hệ thống năng lượng xanh như Biomass, CNG, và năng lượng mặt trời được trang bị nhằm giảm phát thải carbon, nỗ lực hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Hệ thống xử lý chất thải hiện đại với 100% nước thải được xử lý đạt chuẩn trước khi ra môi trường.

Các nhà máy sản xuất sữa tươi Vinamilk Green Farm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Các nhà máy sản xuất sữa tươi Vinamilk Green Farm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Đại diện Vinamilk nhận định, xu hướng tiêu dùng xanh, bền vững sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai gần.

Khi thế hệ trẻ, genZ vốn có mức độ quan tâm cao về các vấn đề phát triển bền vững sẽ tham gia vào lực lượng tiêu dùng chính.

Chương trình đổi rác lấy quà do Vinamilk Green Farm đồng hành cùng cộng đồng dân cư Vinhomes để khuyến khích các thói quen tốt giúp bảo vệ môi trường.
Chương trình đổi rác lấy quà do Vinamilk Green Farm đồng hành cùng cộng đồng dân cư Vinhomes để khuyến khích các thói quen tốt giúp bảo vệ môi trường.
Chúng tôi còn đang thực hiện và tham gia các hoạt động nhằm tuyên truyền và lan tỏa về lối sống xanh, xây dựng ý thức và thói quen bảo vệ môi trường đến cộng đồng” – Ông Nguyễn Quang Trí chia sẻ tại Hội nghị sữa toàn cầu tại Pháp.
Ông Nguyễn Quang Trí - Giám đốc Điều hành Marketing chia sẻ về câu chuyện của “Green Farm” tại hội nghị.
Ông Nguyễn Quang Trí - Giám đốc Điều hành Marketing chia sẻ về câu chuyện của “Green Farm” tại hội nghị.

Lời kết:

Phát triển bền vững và xu hướng tiêu dùng sản phẩm “xanh” đang là xu hướng phổ biến trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này.