Khi B2C fulfillment đang dần len lỏi và thâm nhập vào thị trường Việt thì nhiều doanh nghiệp tiên phong giải pháp này cũng đã chính thức cho ra mắt dịch vụ B2B fulfillment.
Vậy B2B fulfillment là gì, xu hướng B2B All-in-one là như thế nào và giá trị đem lại của giải pháp này mà Boxme cung cấp cho khách hàng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
Khái niệm B2B fulfillment
Nếu như đối với B2C, khách hàng đích sẽ là người tiêu dùng thì B2B, doanh nghiệp mới là khách hàng cuối cùng được nhắm đến.
Do đó, dịch vụ B2B fulfillment với B2C fulfillment cũng có sự khác biệt nhất định.
B2B fulfillment tập trung vào việc hoàn tất đơn hàng cho các doanh nghiệp hoặc nhà bán lẻ hơn là người tiêu dùng.
Thông thường, đơn hàng B2B là các đơn có số lượng lớn được phân phối đến các chuỗi cửa hàng, siêu thị hay một đầu mối khác.
Và tại Việt Nam, doanh nghiệp dịch vụ hậu cần Boxme chính thức ra mắt dịch vụ B2B fulfillment vào ngày 28/9 vừa qua.
Xu hướng B2B All-in-one
Đúng như tên gọi, “All-in-one” B2B fulfillment là tập hợp của mọi phần tử con liên quan tới đơn hàng.
Quá trình này bao gồm các hoạt động từ lưu kho, tạo đơn hàng B2B đến khâu vận chuyển, quản lý doanh thu tập trung.
Tất cả đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất.
Trong thời VUCA, chuỗi cung ứng của các nhà phân phối trong bối cảnh này đã phải hứng chịu nhiều tác động không hề nhỏ.
Sự thay đổi đột ngột và chưa từng có tiền lệ trong cung - cầu đang tạo ra sức ép lớn cho lĩnh vực hậu cần về mặt hiệu quả cũng như sự đồng bộ hóa trong quản lý kho hàng.
Cụ thể, doanh nghiệp cần tính toán rõ ràng và đưa ra dự đoán phù hợp nhất có thể với tình hình hiện tại để tránh tình trạng thừa thiếu hàng hóa, gây ảnh hưởng lớn tới chi phí vận hành công ty.
Bởi vậy, Boxme đã đưa mô hình B2B All-in-one vào hoạt động nhằm giúp đồng bộ hóa hoạt động từ quản lý phân phối đến vận hành.
Đây sẽ là giải pháp đầy tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp trong một tương lai đầy “không thể kiểm soát”.
Nếu như trước kia, doanh nghiệp phải tự mình điều động việc xuất và bán hàng đến các kênh phân phối B2B khác thì giờ đây, Boxme cho phép tạo yêu cầu xử lý đơn hàng B2B trực tiếp trên hệ thống quản lý đơn hàng của Boxme.
Không chỉ vận hành dễ dàng hơn, mà thông qua việc tối ưu các công đoạn, Boxme đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp được nắm bắt và quản lý hiệu quả tình trạng đơn hàng.
Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ nắm rõ tồn kho của sản phẩm, sản lượng bán của các kênh bán buôn so với bán lẻ, kiểm soát thời gian xuất nhập hàng,…
Dựa trên những số liệu đó, doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng kế hoạch và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách xác đáng.
Quan trọng hơn cả, với B2B fulfillment, doanh nghiệp có thể hết lo lắng về các khâu hàng hóa, hậu cần, yên tâm dồn toàn lực phát triển năng lực cốt lõi như cải tiến chất lượng sản phẩm, lên các phương án thích ứng với thời thế VUCA và vạch rõ định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.
Có thể nói, với sự ra đời của các giải pháp quản trị Logistics mới như all-in-one B2B fulfillment của Boxme sự gồng gánh của nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong khủng hoảng chuỗi cung ứng, quản lý phân phối và vận hành đã phần nào được giảm bớt.
Thục San - Trends Việt Nam