Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị có lợi nhuận cao, đạt giá trị thị trường là 16,4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. 

Nhưng về bản chất, các hình thức tiếp thị này được đánh giá không cao về độ trung thực. 

Xu hướng “Deinfluencers” đang làm rung chuyển mô hình này. 

Kris Ruby, một nhà phân tích truyền thông xã hội và chủ tịch của Ruby Media Group, cho biết: 

Deinfluencer là một xu hướng truyền thông xã hội đang nổi lên nhằm ngăn cản người tiêu dùng mua một số sản phẩm nhất định mà người “Deinfluencer” cho là không hấp dẫn, không hiệu quả hoặc không đáng tiền.

Xu hướng này đã nhanh chóng đạt được đà phát triển, với gần 730 triệu lượt xem trên TikTok tính đến ngày 7 tháng 7. 

Các mạng xã hội, đặc biệt là Tiktok là nơi các Micro Influencers phát triển thương hiệu cá nhân. 

Và họ chú trọng đến việc xây dựng các nội dung số, tạo mối quan hệ và xây dựng tệp khách hàng riêng nên luôn ưu tiên việc đem lại giá trị cho khách hàng thay vì mục đích thương mại. 

Đó là động lực để xu hướng “Deinfluencer” ngày càng phát triển.

null

3 lý do khiến “Deinfluencers” trở thành xu hướng

Có một số lý do khiến nó ngày càng phổ biến, bao gồm mong muốn về tính xác thực, sự kiệt quệ trên mạng xã hội và sự thay đổi giá trị.

1. Mong muốn chân thực - Yêu cầu trong thời đại bão hòa nội dung

Nhu cầu về nội dung chân thật đang tăng.

Hiểu được điều đó, những “Deinfluencers” ưu tiên nội dung chân thật và sự tương tác thực sự hơn là nội dung được tuyển chọn chi tiết hay quan hệ đối tác thương mại như truyền thống của giới có ảnh hưởng.

Từ đó, hình thành một cộng đồng tiềm năng và dễ dàng tác động đến các đối tượng mua hàng mong muốn sự chân thực.

2. Sự kiệt sức trên mạng xã hội - Hướng về sự cân bằng trong sức khỏe tinh thần

Sự kiệt sức trên mạng xã hội được đề cập đến áp lực liên tục duy trì hình ảnh lý tưởng trên các nền tảng kỹ thuật số, ảnh hưởng đến cả người có ảnh hưởng và người theo dõi. 

Điều này dẫn đến kiệt sức và thách thức về sức khỏe tinh thần về lâu dài đối với người tiêu dùng. 

“Deinfluencers” có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách khuyến khích những người có ảnh hưởng tránh xa áp lực duy trì hình ảnh hoàn hảo và hỗ trợ sức khỏe tinh thần tốt hơn.

3. Thay đổi giá trị - Tiêu dùng bền vững

Những “Deinfluencers” đang thúc đẩy tiêu dùng bền vững hơn bằng việc đề cao tiêu dùng có ý thức.

Cách tiếp cận này phản ánh sự phản kháng với tình trạng tiêu thụ quá mức phổ biến trong văn hóa của những người có ảnh hưởng truyền thống và giúp giảm thiểu lãng phí không cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường.


Tác dụng phụ của xu hướng “Deinfluencers” - Các doanh nghiệp cần phải làm gì?

Mặc dù “Deinfluencers” có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần phải cẩn thận với các tác dụng phụ. 

- Tính xác thực giả là một mối quan tâm, vì liệu “Deinfluencers” có thể tạo ra hình ảnh xác thực trong khi vẫn chịu sức ép về lợi ích tài chính. 
- Nguy cơ thông tin sai lệch, đặc biệt liên quan đến bền vững, cũng là một thách thức. 
- Việc nhấn mạnh tính xác thực và tính cởi mở có thể dẫn đến chia sẻ quá mức và xâm phạm quyền riêng tư.

Vậy nên, các “Deinfluencers” cần đạt được sự cân bằng giữa trở nên dễ gần và duy trì ranh giới cá nhân để bảo vệ sức khỏe tinh thần và tránh khỏi những tranh cãi không đáng có.


Đối với doanh nghiệp, để tránh tính xác thực giả, doanh nghiệp cần đảm bảo sự hợp tác phản ánh chân thực các giá trị để tránh cái bẫy của danh tiếng và cáo buộc tẩy chay.

Đồng thời, khi đối diện với phản hồi tiêu cực nhưng mang tính xây dựng trên mạng xã hội, các thương hiệu cần có thái độ cởi mở đón nhận, lắng nghe, học hỏi và thay đổi để cải thiện và phát triển sản phẩm. 

Điều quan trọng là thương hiệu cần liên tục theo dõi luồng thảo luận để có những tương tác phù hợp nhất.

Có nên quên đi những người ảnh hưởng?

Các thương hiệu và công ty trả tiền cho những người có ảnh hưởng để tiếp thị hàng hóa, trải nghiệm và dịch vụ cho những người theo dõi họ. 

Vì vậy, người có ảnh hưởng thường cố gắng thuyết phục người dùng mạng xã hội mua một số sản phẩm nhất định.

“Deinfluencers” thì làm điều ngược lại, khuyến khích người tiêu dùng đánh giá xem họ có cần một món đồ nào đó hay không trước khi chi tiền cho nó.

Xu hướng này sẽ thúc đẩy các cuộc trò chuyện trung thực về sản phẩm và trao quyền cho những người tiêu dùng không được đại diện, đồng thời, tăng tính minh bạch và quy trách nhiệm cho các thương hiệu.

Dù là Influencer hay Deinfluencer thì đều giúp cho người tiêu dùng và thương hiệu có thể tiếp cận được với nhau (Ảnh: Unsplash).
Dù là Influencer hay Deinfluencer thì đều giúp cho người tiêu dùng và thương hiệu có thể tiếp cận được với nhau (Ảnh: Unsplash).
Có thể thấy, hai xu hướng này sẽ bổ trợ cho nhau về việc đánh giá các sản phẩm cụ thể và giúp người tiêu dùng tiếp cận thương hiệu theo nhiều khía cạnh cũng như tạo động lực xây dựng nên những Influencer có tâm, có tầm hơn.

Lược dịch có bổ sung từ bài viết của The Conservation.