Giới trung lưu gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam
Theo Knight Frank - Hãng tư vấn bất động sản hàng đầu nước Anh, thì giới siêu giàu ở Việt Nam đã tăng trưởng 320% trong năm 2017, thuộc hàng cao nhất châu Á.
Từ nay đến hết 2026, giới siêu giàu sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng.
Còn tốc độ tăng trưởng của giới trung lưu tại Việt Nam cũng thuộc hàng đầu châu Á, cứ mỗi năm, lại có thêm 1.4 triệu người.
Dự báo 25 năm tới, sẽ có khoảng 1/2 dân số Việt Nam thuộc nhóm trung lưu - Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định.
Đi cùng là phong cách sống và xu hướng mua sắm thay đổi theo, sao cho phù hợp tiêu chuẩn sống của giới trung và thượng lưu trên thế giới.
Mà "ngầm hiểu" là những sản phẩm đắt tiền, bao gồm bất động sản, đồng hồ, siêu xe.
Theo nhà tâm lý học Maslow, nhu cầu của con người sẽ diễn ra từ thấp đến cao.
Thấp nhất là thỏa mãn được nhu cầu ăn-ngủ-nghỉ, sau đó dần chuyển dịch lên các tháp nhu cầu cao hơn là an toàn, được tôn trọng, thể hiện và cuối cùng và khẳng định giá trị bản thân.
Đó là lý do giới nhà giàu thường đổ tiền vào những bất động sản, đồng hồ và siêu xe có giá trị để khẳng định bản thân…
Xu hướng Premiumization trong hành vi của người tiêu dùng Việt với nhu cầu thể hiện bản thân
Theo những nghiên cứu từ Nielsen, một trong các xu hướng tiêu dùng nổi bật ở Việt Nam là người tiêu dùng muốn sử dụng những sản phẩm cao cấp hơn.
Đặc biệt, khi tầng lớp trung lưu ở thành thị càng gia tăng, xu hướng này thêm rõ nét.
Thay vì sử dụng những nhãn hiệu bình thường, quen thuộc trong đời sống hàng ngày, họ chuyển sang những sản phẩm cao cấp hơn.
Một mặt, sản phẩm cao cấp có thể thỏa mãn được nhu cầu của họ tốt hơn.
Mặt khác, khi mua sắm sản phẩm cao cấp, người tiêu dùng cảm thấy như đang tự thưởng cho bản thân.
Điều này được chứng minh qua sự tăng trưởng vượt trội của phân khúc cao cấp trong một số ngành hàng như chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, thực phẩm, nước uống.
Bởi lẽ, ngày càng có nhiều người sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn.
74% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ có thể chi tiêu thoải mái, hoặc dễ dàng mua được những thứ họ muốn.
Cao cấp hoá là một xu hướng không thể thiếu để ngày một đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.
Xu hướng này đang được các doanh nghiệp đón đầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng hiện đại, đại diện là Masan, BKAV cũng như xu hướng “food pairing" của các nhà hàng nổi tiếng trong mùa dịch.
Xem thêm: Premiumization - Xu hướng cao cấp hóa bắt kịp nhu cầu tiêu dùng hiện đại
Mô hình "Premium Swiss Watches" đón đầu làn sóng Premiumzation với các sản phẩm hướng đến tầng lớp trung lưu
Hiểu được tâm lý muốn khẳng định giá trị bản thân, các cửa hàng bán đồng hồ theo mô hình "Premium Swiss Watches" đã tích cực đầu tư về không gian, bày trí, mẫu mã, nhân viên tư vấn chuyên nghiệp,...
Mô hình "Premium Swiss Watches" tập trung gia tăng giá trị sản phẩm, thông qua những dịch vụ trước, trong và sau khi mua, giúp khách hàng tự tin khẳng định giá trị bản thân.
Đồng Hồ Hải Triều là chuỗi bán lẻ đi theo mô hình "Premium Swiss Watches" và rất thành công.
Cụ thể, Hải Triều hiện dẫn đầu ở "Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam" ngành thời trang, do Iprice Group cung cấp.
Mô hình Premium Swiss Watches (đồng hồ) và Premium Glasses (mắt kính) giúp khách hàng tự tin thể hiện giá trị bản thân.
Đại diện truyền thông chuỗi Đồng Hồ Hải Triều (Hai Trieu Premium Swiss Watches), CEO Đặng Thanh Hải nhận định:
"Phục vụ giới trung lưu không phải là điều dễ, bởi tiêu chuẩn của nhóm này rất khắt khe. Nhưng nếu đủ tầm để làm họ hài lòng, chắc chắn doanh thu sẽ vượt ngưỡng nhờ giá trị đơn hàng cao và tỷ lệ quay lại nhanh chóng."
Nhìn chung, "Premium Swiss Watches" là mô hình bán lẻ thông minh và bền vững, ít chịu sự cạnh tranh về giá bán.
Tuy nhiên, mô hình này mang đến nguồn doanh thu khổng lồ nhờ thói quen chi tiêu liên tục của giới nhà giàu tại Việt Nam.
Lời kết
Cao cấp hoá là một xu hướng không thể thiếu để ngày một đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.
Do đó, các thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của khách hàng.
Họ tìm ra giải pháp khiến khách hàng cảm thấy như đang “tự thưởng” cho bản thân khi mua sắm.
Đó là cách để gia tăng và duy trì Brand-love cho thương hiệu.