Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen tiêu dùng của người dân.

Với mong muốn lấy tiết kiệm “làm vốn", người tiêu dùng đang chuyển dịch từ khái niệm “sở hữu" sang “dịch vụ”.

Với xu thế này, việc sở hữu một sản phẩm vốn là mục tiêu cuộc đời nay không còn là ưu tiên hàng đầu.

Người tiêu dùng trẻ tái định nghĩa khái niệm “sở hữu"

Những người tiêu dùng trẻ (18-34 tuổi) đang đi ngược lại với các thế hệ trước đó khi họ không còn coi trọng quyền sở hữu như trước nữa.

Các thương hiệu nhận thấy rằng: những người tiêu dùng trẻ không còn kế thừa cảm giác “sướng” của thế hệ cha mẹ khi được sở hữu món đồ nào đó mà sống theo phong cách dịch vụ của sự “kết nối” và “chia sẻ”. Các thương hiệu nhận thấy rằng: những người tiêu dùng trẻ không còn kế thừa cảm giác “sướng” của thế hệ cha mẹ khi được sở hữu món đồ nào đó mà sống theo phong cách dịch vụ của sự “kết nối” và “chia sẻ”.

Theo báo cáo của by Goldman Sachs, những người này “đang liên tục thay đổi khái niệm quyền sở hữu khi họ không còn đặt nặng giá trị tài sản sở hữu đứng tên mình”, cho dù đó là một ngôi nhà hay chiếc xe.

Điều này thể hiện rõ nét nhất ở Mỹ.

Với Uber hay Lyft - dịch vụ đi nhờ xe cho phép bạn hoàn toàn có thể đi ké xe từ một người hoàn toàn xa lạ với mức giá hấp dẫn hơn nhiều so với đi taxi truyền thống.

Dịch vụ này đang trở thành đối thủ đáng gờm của nhiều hãng taxi lâu đời với mục tiêu tăng sản lượng bán xe của các đại lý và nhà sản xuất.

Với Uber - dịch vụ đi nhờ xe cho phép bạn hoàn toàn có thể đi ké xe từ một người hoàn toàn xa lạ với mức giá hấp dẫn hơn nhiều so với đi taxi truyền thống. Với Uber - dịch vụ đi nhờ xe cho phép bạn hoàn toàn có thể đi ké xe từ một người hoàn toàn xa lạ với mức giá hấp dẫn hơn nhiều so với đi taxi truyền thống.

Điển hình khác như Patagonia - thương hiệu quần áo second-hand đã chạy chiến dịch quảng cáo khuyến khích khách hàng tái sử dụng, sửa chữa và bán lại quần áo cũ, tạo ra thị trường trực tuyến cho việc mua lại hàng “dùng lại".

Lượng tiêu thụ quần áo mới của Patagonia còn tăng 16% sau chiến dịch. Lượng tiêu thụ quần áo mới của Patagonia còn tăng 16% sau chiến dịch.

Hay như thị trường điện thoại, máy tính bảng có thể phát triển mạnh mẽ một phần là nhờ dịch vụ cầm đồ, mua cũ bán mới phổ biến, giúp người tiêu dùng dễ dàng thay máy và “lên đời" từ máy cũ sang máy mới.

Nếu không có sự hỗ trợ từ dịch vụ này, thiết bị điện tử khó lòng phát triển nhanh đến như vậy, khi một thiết bị có thể dùng 3-5 năm, thậm chí lâu hơn mà nhà bán hàng thì chẳng thể chờ lâu đến thế để bán được cái điện thoại thứ hai.

Có thể nói, tiêu dùng dịch vụ đã trở thành hiện tượng đang định hình lại thế giới bán lẻ và không thể chối bỏ nó. Có thể nói, tiêu dùng dịch vụ đã trở thành hiện tượng đang định hình lại thế giới bán lẻ và không thể chối bỏ nó.

Ước tính doanh thu của các dịch vụ tiêu dùng có thể đạt 6,5 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng trung bình 25%/năm.

Xu hướng này được hình thành dựa trên suy thoái kinh tế và sau đó đã biến thanh niên thành những người tiêu dùng có mức tiêu chuẩn sống không cao, thúc đẩy tìm kiếm giải pháp thay thế sở hữu thường rất tốn kém.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những người tiêu dùng trẻ không sở hữu giá trị tài sản đủ lớn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những người tiêu dùng trẻ không sở hữu giá trị tài sản đủ lớn.

Họ chỉ đang hướng đồng tiền của mình vào những thứ tiện lợi và thiết thực hơn.

Họ vẫn thích hàng hiệu, song họ càng thích cảm giác thay đổi.

Nếu được lựa chọn giữa việc ngày ngày đi làm với cùng một chiếc xe hay có một lái xe riêng, đón tận cửa nhà và mẫu xe có thể thay đổi liên tục, thì những người trẻ năng động sẽ ưa thích sự thay đổi và tiện dụng hơn.

Thực tế, nhóm trẻ đang nhảy từ hình thái mua sắm và sở hữu truyền thống - thường sẽ giới hạn khả năng sử dụng khi họ chỉ có thể tiêu dùng những thứ mình “đứng tên” - sang loại hình có tính tùy biến cao.

Với sự phát triển của thị trường cho thuê, giá trị mỗi giao dịch sẽ không cao như khi mua, song số giao dịch lại tăng đáng kể.

Tiêu dùng dịch vụ đề cao sự tiện lợi

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và thay đổi từng ngày, vòng đời sản phẩm có xu hướng rút ngắn.

Bên cạnh đó không gian sống trong môi trường đô thị ngày càng bị thu hẹp, nhu cầu cao trong việc sử dụng đa dạng sản phẩm, dịch vụ đã làm thay đổi mạnh mẽ xu hướng tiêu dùng.

Nếu như truyền thống, người tiêu dùng phải chi trả một khoản tiền để sở hữu một sản phẩm, sau một thời gian sử dụng nếu cảm thấy không hài lòng, thì lại phải chịu thêm “gánh nặng” về việc thanh lý hay về mặt chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng, thì “không sở hữu" một loại hình sản phẩm, dịch vụ giúp họ trút bỏ được nhiều phiền toái.

Người tiêu dùng không cần sở hữu tài sản mà vẫn được tận hưởng đầy đủ, thậm chí nhiều hơn những tiện ích với số tiền bỏ ra ban đầu không quá lớn.

Thuê chỗ ngồi ở những không gian làm việc chung (coworking space) để có thể tiết kiệm chi phí cũng như giảm thiểu được sự xuống cấp của văn phòng. Thuê chỗ ngồi ở những không gian làm việc chung (coworking space) để có thể tiết kiệm chi phí cũng như giảm thiểu được sự xuống cấp của văn phòng.

Những dịch vụ nghe nhạc trực tuyến trên Spotify, xem phim trên Netflix... cũng đang được đón nhận rộng rãi, chính là nền móng cho một sự phát triển vượt trội của hình thức tiêu dùng “dịch vụ” tại Việt Nam trong một tương lai gần.

Những doanh nghiệp thức thời trên thế giới thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ từ mô hình “cho thuê” theo tháng hoặc theo năm là minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả mà hình thức này mang lại. Những doanh nghiệp thức thời trên thế giới thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ từ mô hình “cho thuê” theo tháng hoặc theo năm là minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả mà hình thức này mang lại.

Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, nhiều công ty cung cấp dịch vụ theo kiểu “cho thuê” đã chứng kiến mức tăng trưởng đáng kinh ngạc đến hơn 300%.
Sự bùng nổ của tiêu dùng dịch vụ: từ COVID-19 đến cuộc cách mạng công nghệ

Lớn lên trong thời Internet, vừa chớm trưởng thành đã gặp ngay cú sốc COVID-19, thế hệ Gen Z có đủ nguyên nhân khách quan và chủ quan để có suy nghĩ về tiền bạc và các mục tiêu tài chính khác với thế hệ cha anh.

Xu hướng tiêu dùng của giới trẻ hiện nay tại Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ thông tin. Xu hướng tiêu dùng của giới trẻ hiện nay tại Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ thông tin.

COVID-19 - Cú hích tác động mạnh mẽ lên xu hướng tiêu dùng mới

Đại dịch COVID-19 bùng nổ đã tạo nên sự ảnh hưởng lớn với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.

Con người nhận ra rằng, mọi thứ có thể biến động, ngay cả tính mạng của bản thân mình.

Vì vậy, họ sẽ cảm thấy “cứng nhắc" hơn khi đưa ra quyết định sở hữu một sản phẩm nào đó.

Số hoá - Con người “lười” hơn, muốn hưởng thụ hơn tích luỹ

Làm việc chăm chỉ là chìa khóa để tăng năng suất, nhưng sự “lười biếng” có thể là động lực cho tiến bộ xã hội.

Đối với giới trẻ hiện đại, “lười biếng” không phải là lối sống “không làm mà muốn có ăn” mà là nhu cầu dựa trên tiến bộ kinh tế, công nghệ và phân công lao động xã hội.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng là thời đại của chúng ta, trí thông minh đã trở thành một xu thế lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng là thời đại của chúng ta, trí thông minh đã trở thành một xu thế lớn.

Đồng thời sự “lười biếng” cũng là một biểu hiện của tiêu dùng theo kinh nghiệm.

Người tiêu dùng muốn có trải nghiệm tốt hơn, không muốn mệt mỏi do gắng sức và sử dụng thời gian tiết kiệm để giải trí và giao lưu.

Từ đó, tâm lý ngại tích luỹ - muốn hưởng thụ ngày càng tăng lên, giới trẻ có quen với việc được hưởng thụ mọi thứ mà không cần mua.

Tâm lý FOMO - nỗi sợ bị đánh mất trải nghiệm hơn tài sản

Hội chứng tâm lý FOMO được hiểu như một nỗi sợ hãi mà bản thân bỏ lỡ những điều thú vị hoặc hấp dẫn trong cuộc sống mà người khác được trải nghiệm điều đó.

FOMO được đặc trưng bởi mong muốn duy trì kết nối liên tục với những gì người khác đang làm. FOMO được đặc trưng bởi mong muốn duy trì kết nối liên tục với những gì người khác đang làm.

Những người mắc hội chứng FOMO thường cảm thấy không thoải mái, không hài lòng, luôn lo ngại rằng họ có thể bỏ lỡ cơ hội giao tiếp xã hội, trải nghiệm mới lạ, một sự kiện đáng nhớ hoặc một khoản đầu tư sinh lời.

Chính vì vậy, họ có thể sử dụng hết túi tiền của mình cho những sự trải nghiệm mới, thay vì phải bỏ ra số tiền đó để sở hữu một giá trị tài sản lâu dài.

Tiêu dùng dịch vụ dần thay thế tiêu dùng sở hữu trong mọi lĩnh vực

Những món đồ hàng hiệu, đồ công nghệ cao, xe tay ga luôn có sức hút cực lớn với người Việt.

Minh chứng là chỉ có 12,24% số người có thể “nhịn” được việc mua sắm cho đến lúc tiết kiệm được đủ số tiền.

Cho thuê thay vì sở hữu - con người đang dần thay đổi quyền sở hữu tài sản

Từ nhà ở…

Để lựa chọn nơi ở tại một thành phố lớn, phần đông người trẻ thường lựa chọn thuê nhà để ở nhiều hơn là mua một căn nhà.

Thậm chí đến khi trưởng thành và có gia đình, nhiều người vẫn lựa chọn ở nhà thuê thay vì mua nhà như quan điểm của các thế hệ trước.

Quan điểm “thuê nhà và dành tiền hưởng thụ” đã phổ biến trong tư tưởng của nhiều người. Quan điểm “thuê nhà và dành tiền hưởng thụ” đã phổ biến trong tư tưởng của nhiều người.

Nếu không có số lương vài chục triệu 1 tháng, sau khi vay nợ mua nhà, họ sẽ phải dành dụm từng đồng lương của mình để trả nợ trong vòng nhiều năm.

Thay vì lo ngại rằng sau khi mua nhà sẽ phải làm việc cật lực và chắt chiu từng đồng tiết kiệm để trả nợ, nhiều người chọn thuê nhà và sống thoải mái với số tiền lương hằng tháng của mình, không phải lo lắng về số nợ phải trả nữa.

Đến xe hơi…

Quyền sở hữu xe hơi có thể trở nên đắt đỏ hơn khi các nước tìm cách hạn chế tắc nghẽn giao thông bằng cách đánh thuế cao đối với các chủ sở hữu tư nhân.

Những công nghệ mới cũng khiến xe hơi đắt hơn, và các nhà sản xuất có thể nhìn thấy lợi nhuận khi họ bán xe cho các chương trình “cho thuê" xe hơi lớn.

Theo công ty nghiên cứu Frost & Sullivan, số lượng thành viên sử dụng dịch vụ thuê xe hơi dự kiến tăng gần gấp ba, từ khoảng 6 triệu chiếc vào năm 2017 lên gần 18 triệu chiếc vào năm 2025.

Riêng thị trường Mỹ, dự kiến số xe chia sẻ khoảng 10 triệu chiếc. Riêng thị trường Mỹ, dự kiến số xe chia sẻ khoảng 10 triệu chiếc.

Ông Richard Laughton - Giám đốc điều hành EasyCar nói: "Lượng khách hàng sở hữu ôtô theo dạng thuê mướn ngày càng tăng cho thấy nhiều người đã quen với ý tưởng không sở hữu một chiếc xe".

Ông cũng lưu ý rằng trong khi việc thuê nhà hoặc văn phòng là điều rất quen thuộc với người tiêu dùng, việc thuê xe vẫn còn hơi mới mẻ, do đó cần có sự thay đổi hành vi, đó là điều chúng tôi đang khuyến khích.

Thậm chí cả hàng hiệu

Không còn tập trung vào nhóm khách hàng tiết kiệm chi tiêu, các nền tảng này hướng đến giới thượng lưu, nhưng không bị bó buộc bởi quan niệm: phải sở hữu món đồ mới chứng minh địa vị của mình.

Họ cũng nhận thức rằng các vấn đề xã hội quan trọng hơn tính sở hữu và chú trọng tính ứng dụng thực tế, linh hoạt mà các dịch vụ này mang đến.

Các nền tảng cho thuê cho phép người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận món đồ xa xỉ. Các nền tảng cho thuê cho phép người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận món đồ xa xỉ.

Một ngày lái chiếc xe Ferrari đẳng cấp hay ngồi trên chuyên cơ riêng, hay khách sạn 5 sao bậc nhất không còn là mơ ước xa vời.

Georgie Hyatt - CEO của Rotaro cho biết: “Thời trang xa xỉ đang hướng đến nhiều giá trị hơn là tính sở hữu. Người tiêu dùng đang nhận thức rõ hơn hậu quả thời trang gây ra và tìm cách thay đổi các biến đổi về khí hậu".

Thuê hàng hiệu chính là giải pháp cho lối “tiêu dùng một lần" ở đa số khách hàng thượng lưu. Thuê hàng hiệu chính là giải pháp cho lối “tiêu dùng một lần" ở đa số khách hàng thượng lưu.

Những trải nghiệm du lịch mới lên ngôi

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhu cầu du lịch của chúng ta đang dần dần thay đổi.

Thay vì những chuyến đi xa dài ngày, những chuyến du lịch ngắn ngày và du lịch tại chỗ đang trở thành xu hướng du lịch hiện nay.

Hiểu đơn giản nhất, đấy chính là chuyến du lịch ngắn ngày ở chính nơi bạn đang sinh sống. Hiểu đơn giản nhất, đấy chính là chuyến du lịch ngắn ngày ở chính nơi bạn đang sinh sống.

Thậm chí du lịch tại chỗ cũng có thể là tìm trải nghiệm nghỉ ngơi, thư giãn mới mẻ ở chính ngôi nhà của bạn.

Sau một thời gian dài “phủ sóng” khắp thế giới, staycation đang trở thành xu hướng du lịch hiện nay, là trào lưu du lịch mới nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền để hưởng thụ một chuyến du lịch ngay tại nhà mình thay vì phải đi xa. Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền để hưởng thụ một chuyến du lịch ngay tại nhà mình thay vì phải đi xa.

Và dù chỉ là du lịch ngắn ngày ở nơi gần gũi và thân thuộc, thì mục đích cuối cùng của chuyến đi vẫn là tìm kiếm những phút giây thư giãn thoải mái; thỏa mãn nhu cầu khám phá; tận hưởng cuộc sống và tái tạo năng lượng.

Sau một thời gian dài đại dịch bùng phát, tài chính của mỗi cá nhân và gia đình đều bị ảnh hưởng.

Một “chiến lược” quản lý tài chính đang được nhiều người áp dụng là thắt chặt chi tiêu.

Với ưu điểm là tiết kiệm chi phí, staycation hay workcation – du lịch/làm việc tại chỗ rõ ràng là lựa chọn lý tưởng nhất.

Doanh nghiệp đón đầu làn sóng tiêu dùng mới

Các thị trường tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng – đa dạng hóa, hiện đại hóa, và số hóa.

Các doanh nghiệp có thể tìm thấy đà tăng trưởng to lớn để khai thác, nhưng để định vị doanh nghiệp theo một cách thức có thể giành được trái tim và tâm trí người tiêu dùng Việt, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi: tham gia thị trường nào, truyền thông như thế nào với người tiêu dùng, và làm thế nào để duy trì sự kết hợp của địa phương hóa và tính linh hoạt.

Một trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế của các nước, khiến đồng tiền có uy lực hơn đấy chính là nhờ vào việc chi tiêu và mua sắm. Một trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế của các nước, khiến đồng tiền có uy lực hơn đấy chính là nhờ vào việc chi tiêu và mua sắm.

“Tiêu dùng dịch vụ” lên ngôi đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khá gay gắt, nhưng đổi lại người tiêu dùng hưởng được những dịch vụ, tiện ích tốt hơn từ những sản phẩm.

Chính vì vậy, điểm đầu tiên doanh nghiệp để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng là nâng cao chất lượng sản phẩm, không chỉ về mặt chất lượng, mà còn cả số lượng.

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi người tiêu dùng toàn cầu từ quan điểm về giá trị, hành vi, cho tới cách họ tiêu dùng.

89% người tiêu dùng được khảo sát đang và sẽ thay đổi cách thức mua sắm, 76% đang và sẽ thay đổi cách lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, và tới 50% có lẽ sẽ chỉ chi tiêu cho một số dịch vụ thiết yếu.

Do đó, những thay đổi này chắc chắn ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, hoạt động tiếp thị và truyền tải thông điệp đến khách hàng cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp “chạm tim" khách hàng trong giai đoạn hậu COVID-19 - khi mọi chi tiêu đều phải siết chặt.

Một sản phẩm đủ tốt chắc chắn sẽ để lại dấu ấn cho khách hàng và cũng là đòn bẩy giúp tạo ra khách hàng trung thành. Một sản phẩm đủ tốt chắc chắn sẽ để lại dấu ấn cho khách hàng và cũng là đòn bẩy giúp tạo ra khách hàng trung thành.

Tiêu dùng dịch vụ - diện mạo mới của khách hàng Việt

Đại dịch COVID-19 tác động trực tiếp đến nền kinh tế khiến thu nhập giảm từ đó người tiêu dùng buộc phải dành sự ưu tiên của họ cho những lựa chọn phù hợp.

Việc chi tiêu tiết kiệm hơn dẫn đến một thói quen tiêu dùng mới và trở thành xu hướng tiêu dùng mà các doanh nghiệp buộc phải nắm bắt.

Những thay đổi to lớn về nhân khẩu học và sự thâm nhập của công nghệ số nhiều khả năng sẽ củng cố hơn nữa tính đa dạng của các thị trường tiêu dùng tại Việt Nam, gợi mở những thay đổi đôi khi đáng ngạc nhiên về thị hiếu và hành vi của người tiêu dùng.

Sự nổi lên nhanh chóng của đối tượng người tiêu dùng số đã tiếp nhiên liệu cho những đổi mới trong hành vi bán lẻ và mua sắm.

Chính vì vậy, khái niệm “quyền sở hữu" đã không còn quá quan trọng bằng việc họ được hưởng thụ, được tận hưởng những trải nghiệm mới bằng một khoản tiền nhỏ.

Anh Thư - Trends Việt Nam