Việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng là yếu tố quyết định sự thành bại của các chiến lược tiếp thị.

Dựa vào các dữ liệu này, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt tâm lý khách hàng và thành công chinh phục những vị khách khó tính nhất.

Dưới đây là xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng các châu lục: châu Mỹ, châu Á và châu u.

Xu hướng tiêu dùng của người Mỹ trong năm 2022: chịu tác động từ mạng xã hội

Theo Báo cáo về xu hướng tiêu dùng năm 2022 của HubSpot, 22% người tiêu dùng Mỹ thích khám phá các sản phẩm mới qua mạng xã hội.

Trong đó, Facebook là nền tảng phổ biến nhất, theo sau là YouTube.

Cần lưu ý rằng mặc dù tiếp thị trên Facebook thu hút được nhiều đối tượng hơn, nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại thấp hơn Pinterest, TikTok và Reddit.

null
Biểu đồ về các kênh phổ biến giúp người tiêu dùng Mỹ khám phá sản phẩm mới (Nguồn: HubSpot).
Cụ thể, 57% những người thuộc gen Z (từ 18-24 tuổi) đã tìm hiểu các sản phẩm mới thông qua mạng xã hội.

Quảng cáo trên YouTube là phương pháp hiệu quả thứ ba để tiếp cận gen Y, đặc biệt là nam giới.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy 74% gen Z thường xuyên sử dụng điện thoại di động khi mua sắm trực tuyến, trong khi chỉ 15% sử dụng máy tính.

Phần lớn người tiêu dùng Mỹ đều ưu tiên mua sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng, nhưng sở thích này giảm đáng kể theo độ tuổi.

null
Mua hàng qua app vô cùng phổ biến.

Khi đưa ra quyết định mua hàng, tất cả các thế hệ đều bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả, chất lượng và đánh giá sản phẩm.

Ngoài ra, người tiêu dùng Mỹ còn đánh giá cao các thương hiệu có đóng góp tích cực cho cộng đồng.

50% Gen Z và 41% Gen Y cho rằng các công ty nên có lập trường về các vấn đề xã hội như công bằng chủng tộc, bất bình đẳng thu nhập, biến đổi khí hậu, bình ổn giá và quyền LGBT,…

Nghiên cứu của HubSpot còn cho thấy video dạng ngắn và tiếp thị qua influencer (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) là xu hướng marketing hàng đầu trong năm 2022.

Xu hướng tiêu dùng của người châu Á thời đại 4.0: ưa thích những sản phẩm có tính thẩm mỹ

Châu Á đang là khu vực có tốc độ phát triển tăng trưởng điện thoại thông minh cao nhất thế giới.

Việc chương trình truyền hình dần chuyển đổi sang YouTube, báo in được chuyển sang báo mạng đã và đang rất phổ biến.

Người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram,… một cách thường xuyên mọi lúc mọi nơi.

Các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng tập trung chuyển sang giao diện thân thiện với các thiết bị di động.

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ưa thích những sản phẩm có tính thẩm mỹ.

Họ luôn chọn nhiều hơn những sản phẩm có bao bì đẹp, hình ảnh độc đáo để chụp ảnh, chia sẻ với bạn bè.
null
Nhiều người tiêu dùng trẻ tại khu vực này chủ động tìm kiếm những món hàng, dịch vụ có thể mang lại cho họ niềm vui.

Áp lực trong công việc và học tập khiến xu hướng tiêu dùng của người châu Á tìm đến các sản phẩm, dịch vụ giúp họ giải tỏa stress và mang đến sự thư giãn, thoải mái.

Họ sẵn sàng chi tiêu thêm chút ít nếu điều đó làm họ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Khách hàng ngày nay không chỉ trải nghiệm mua sắm online qua các trang web thương mại điện tử, các app bán hàng mà còn được khuyến khích sử dụng ví điện tử để thanh toán.

Càng nhiều khách hàng ưa thích việc mua hàng online thì việc chuyển đổi phương thức thanh toán sang ví điện tử sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.

Đặc điểm tiêu dùng của các quốc gia châu Âu: kỹ tính, bảo thủ và trung thành với các thương hiệu quen thuộc

Mặc dù cấu trúc tiêu dùng không quá khác biệt so với tình hình chung trên thế giới, người dân châu u có xu hướng tiêu dùng hàng hóa có chất lượng và giá thành cao hơn nhiều thị trường khác.

Người tiêu dùng châu Âu hiện vẫn đang mua sắm theo cả hai hình thức trực tiếp (tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng giảm giá...) và trực tuyến (trên các cửa hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử….).

Trong đó, hình thức trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến tại các quốc gia này.

Trên thực tế, Đức hiện là một trong những thị trường mua sắm trực tuyến lớn nhất và năng động nhất khu vực châu Âu và trên thế giới với gần 80% người tiêu dùng Đức sử dụng hình thức mua sắm này.

Châu Âu được biết đến là một trong số những thị trường tiêu dùng “khó tính” nhất trên thế giới.

Người tiêu dùng châu Âu thường rất kỹ tính, bảo thủ và trung thành với các thương hiệu quen thuộc.

null
Người tiêu dùng thường ưu tiên sử dụng các sản phẩm trong khu vực châu Âu, sản phẩm quốc gia và địa phương.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, người tiêu dùng châu Âu cũng ngày càng cởi mở hơn với hàng hóa quốc tế, đặc biệt khi thương mại điện tử giúp cho mua sắm hàng hóa nước ngoài trở nên dễ dàng.

Khi mua sắm hàng hóa, đặc biệt là mua sắm các sản phẩm sử dụng lâu dài, người tiêu dùng thường tìm hiểu kỹ càng về tính năng, xuất xứ, thay vì chỉ quan tâm đến giá cả.

Đối với các loại sản phẩm này, người tiêu dùng sẽ thích đến tận cửa hàng để kiểm tra và thử sản phẩm, hơn là mua sắm trên website.

Thêm vào đó, người dân châu Âu cũng ngày càng chú trọng hơn đến tiêu dùng bền vững.

Họ hướng tới sử dụng nhiều hơn các sản phẩm có tính nhân văn (như sản phẩm được làm bởi người khuyết tật, các doanh nghiệp xã hội…), hoặc sản phẩm hữu cơ, từ các nguyên liệu tự nhiên, sử dụng ít năng lượng…. đặc biệt là đối với thực phẩm và quần áo.

Lời kết

Như vậy, nhìn chung các châu lục không có quá nhiều sự chênh lệch về xu hướng tiêu dùng.

Tuy nhiên, họ vẫn có những đặc điểm riêng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tùy biến cho phù hợp với từng thị trường.