Cụ thể, có 5 xu hướng truyền thông mạng xã hội chính trong năm nay:

- Người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe tinh thần;
- Sự trỗi dậy của Micro-Influencer;
- Video dạng ngắn;
- Tìm kiếm thương mại điện tử;
- Marketing cho Baby Boomer.

Mạng xã hội ngày càng phổ biến và các thương hiệu cần tận dụng được lợi thế của nó (Ảnh: Unsplash).
Mạng xã hội ngày càng phổ biến và các thương hiệu cần tận dụng được lợi thế của nó (Ảnh: Unsplash).

1. Người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe tinh thần - Thương hiệu tạo giá trị và hỗ trợ sự phát triển của khách hàng

Hậu COVID-19, sự không chắc chắn về kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ có xu hướng tác động đến sức khỏe tinh thần của con người.

Vậy nên, người dùng phương tiện truyền thông mạng xã hội có thể sẽ mong muốn sử dụng các nền tảng giúp hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển cá nhân. 

Theo đó, người tiêu dùng cũng sẽ tối ưu hóa thời gian sử dụng thiết bị và ưu tiên xem nội dung phù hợp với mục tiêu và giá trị của họ. 

Người tiêu dùng đang chọn lọc thông tin và chú trọng đến những nội dung cải thiện sức khỏe tinh thần (Ảnh: Unsplash).
Người tiêu dùng đang chọn lọc thông tin và chú trọng đến những nội dung cải thiện sức khỏe tinh thần (Ảnh: Unsplash).

Vậy nên, điều quan trọng hơn bao giờ hết là đảm bảo nội dung của thương hiệu thực sự có giá trị đối với đối tượng mục tiêu.

Tạo nội dung cộng hưởng và hỗ trợ sự phát triển của khách hàng là điều nên được đặt lên hàng đầu. 

Thêm vào đó, các nội dung giáo dục và đào tạo, mẹo hướng dẫn, cách thực hiện, là những chủ đề mà thương hiệu nên quan tâm, có ý nghĩa cho cả thương hiệu và mang giá trị thiết thực cho khách hàng.

2. Sự trỗi dậy của Micro-Influencer - Doanh nghiệp có thể kết hợp với Affiliate Marketing

Các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế lớn. 

Các thương hiệu trước đây “vung tiền” cho những người có ảnh hưởng lớn hiện đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế với chi phí ổn hơn.

Nano-Influencer và Micro-Influencer với lượng khán giả nhỏ hơn nhưng có mức độ tương tác cao từ 50.000 người trở xuống đang chứng minh lợi thế bởi chi phí thấp nhưng có thể mang lại lợi nhuận cao hơn.

Nano-Influencer và Micro-Influencer có nhiều ưu điểm với các thương hiệu trong thời điểm hiện tại (Ảnh: Unsplash).
Nano-Influencer và Micro-Influencer có nhiều ưu điểm với các thương hiệu trong thời điểm hiện tại (Ảnh: Unsplash).
Đồng thời, có một cách hiệu quả hơn về chi phí để tạo động lực cho những Micro-Influencer, đó là tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing). 

Trong mô hình bán hàng tiếp thị liên kết, các thương hiệu tạo ra một liên kết duy nhất cho mỗi người có ảnh hưởng để chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội của họ. 

Khi những người theo dõi nhấp vào liên kết và mua hàng, những người có ảnh hưởng sẽ kiếm được hoa hồng. 

Điều này sẽ giúp thương hiệu tạo được ấn tượng trong mắt các Micro-Influencer và đưa nhận diện thương hiệu đi xa hơn.

3. Video dạng ngắn - Những lưu ý chiến lược

Cho dù đó là video TikTok, Instagram Reel, hay YouTube Short, sự chú ý của người tiêu dùng đang bị rút ngắn, và các thương hiệu nên sử dụng các video có nội dung ngắn và kích thước nhỏ. 

Các Video cần được rút ngắn để phù hợp với các nền tảng phổ biến (Ảnh: Unsplash).
Các Video cần được rút ngắn để phù hợp với các nền tảng phổ biến (Ảnh: Unsplash).

Theo đó, thương hiệu sử dụng nội dung video dạng ngắn có một số điều cần lưu ý trong chiến lược Marketing:

- Nhiều hơn nữa: Các video ngắn hàng ngày thu hút khán giả và các thuật toán.
- Thu hút sự tương tác: Đặt câu hỏi, sử dụng các cuộc thăm dò và câu đố để khuyến khích tương tác.
- Đảm bảo tính chân thực: Không nên để khách hàng thấy thương hiệu quá 'bán hàng', họ sẽ ngừng theo dõi.
- Nhớ lý do tại sao thương hiệu ở đó: Giữ Video tập trung vào mục tiêu nhất định để xây dựng kết nối và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng.

Cụ thể, thương hiệu có thể thực hiện theo từng bước:

- Bắt đầu bằng cách tìm hiểu khách hàng và những gì họ muốn xem. 
- Sau đó, điều chỉnh thông điệp của thương hiệu cho phù hợp với họ và xây dựng mối liên kết mạnh mẽ giúp biến người xem thành khách hàng trung thành.

4. Tìm kiếm thương mại điện tử - Người tiêu dùng cần cung cấp thông tin mang tính giá trị

Làm thế nào để bạn tìm kiếm các thương hiệu và sản phẩm của thương hiệu? 

Nếu câu trả lời duy nhất của thương hiệu là Google thì cần thay đổi ngay. 

Trong khi người tiêu dùng từ 25 tuổi trở lên vẫn ưa chuộng các công cụ tìm kiếm, thì người tiêu dùng trẻ tuổi cũng đang chọn tìm thông tin của họ trên Instagram và Tiktok.

Nhiều đến mức Phó chủ tịch cấp cao của Google đã thừa nhận vào năm ngoái rằng các phương tiện truyền thông mạng xã hội đang dần thay thế các sản phẩm cốt lõi của họ.

Trên thực tế, 71% Gen Z nói rằng mạng xã hội là nơi họ thường khám phá sản phẩm nhất. 

Người tiêu dùng đang sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm (Ảnh: Unsplash).
Người tiêu dùng đang sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm (Ảnh: Unsplash).

Nhưng đó không chỉ là những sản phẩm và dịch vụ mà mọi người đang tìm kiếm. 

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển sang phương tiện truyền thông mạng xã hội để tìm kiếm nội dung giáo dục hay thông tin về mọi thứ, từ hướng dẫn trang điểm đến tư vấn tài chính…

Vậy nên, việc cung cấp những thông tin thiết thực, trả lời các câu hỏi mà người tiêu dùng có thể tìm kiếm là một cách hay để các thương hiệu vận dụng trên truyền thông mạng xã hội trong năm nay.

5. Marketing cho Baby Boomer - Có nên tiếp thị đa thế hệ?

Quay trở lại năm 2021, một thế hệ phần lớn bị bỏ qua đã xuất hiện như một nhân khẩu học quan trọng trên mạng xã hội, Baby Boomer.

Baby Boomer thường bao gồm những cá nhân sinh từ năm 1946 đến 1964, trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh của thế giới sau Thế chiến II.

Thế hệ này nhắc nhở mọi người rằng những người mua sắm lớn tuổi có sức mua trực tuyến cao hơn dự đoán.

Vào năm 2023, Baby Boomer có thể là một trong số những người sử dụng mạng xã hội cuồng nhiệt nhất, họ dành khoảng 2 giờ cho Facebook và Instagram mỗi ngày.

Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tiếp tục tăng đáng kể ở mọi thế hệ theo thời gian (Ảnh: Unsplash).
Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tiếp tục tăng đáng kể ở mọi thế hệ theo thời gian (Ảnh: Unsplash).

Vì vậy, các thương hiệu cần xem xét lại nhóm tuổi mục tiêu của doanh nghiệp và áp dụng tiếp thị đa thế hệ.

Và xu hướng này không chỉ giới hạn ở mạng xã hội. 

Về cơ bản, nếu doanh nghiệp bỏ qua bất kỳ nhóm tuổi nào trên mạng xã hội, thì đồng nghĩa với việc bỏ lỡ một nguồn thu có giá trị. 

Tuy nhiên, để chạy một chiến dịch Marketing toàn diện, có thể doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu cách mỗi thế hệ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như thế nào.

Ví như:

- Gen Z và Millennials thường thích TikTok và Instagram hơn;
- Gen X và Baby Boomers có nhiều khả năng sử dụng YouTube và Facebook hơn.

Tuy nhiên, khi người dùng Internet trưởng thành trở nên hiểu biết hơn về truyền thông số, không có gì lạ khi thấy Influencer thu hút hàng triệu người theo dõi trên các nền tảng trẻ hơn như TikTok .

Nói chung là, hãy đảm bảo rằng thương hiệu không bỏ qua các nhóm người mua quan trọng tiềm ẩn do tuổi tác của họ.

Lời kết

Mặc dù nền kinh tế đang thắt chặt ngân sách của các doanh nghiệp, nhưng năm 2023 vẫn mở ra nhiều cơ hội để các thương hiệu có thể sáng tạo và tiếp thị sản phẩm trên mạng xã hội.

Phía trên là các xu hướng mà các thương hiệu có thể vận dụng để xây dựng chiến lược cho năm nay, nhằm đi qua một năm khó khăn dễ dàng hơn và tạo tiền đề phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Lược dịch từ bài viết của Memberpress.