Marketing là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

null

Việc tìm kiếm chiến lược tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp có thể tốn rất nhiều thời gian.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ khi luôn bị sức ép về doanh thu thì cách đầu tư đúng đắn vào Marketing phải cân đo đong đếm thật kỹ lưỡng.

Sau đây là danh sách bao gồm những bí quyết Marketing giúp nâng tầm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

1. Khai thác sức mạnh tiếp thị Instagram

Những năm gần đây, với lượng người truy cập khủng mỗi ngày, Instagram trở thành một thị trường béo bở để quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp.

Có rất nhiều cách khác nhau mà doanh nghiệp có thể thực hiện để tăng độ nhận diện thương hiệu qua nên tảng Instagram.

Đầu tiên, doanh nghiệp cần tiếp cận khách hàng bằng những bài đăng về những điều khách hàng thích.

null

Chỉ cần một bức ảnh đẹp, video hoặc câu chuyện với nội dung thú vị sẽ làm khách hàng ấn tượng với thương hiệu đó.
Bên cạnh đó doanh nghiệp phải có một tiểu sử Instagram chuyên nghiệp.

Đồng thời, doanh nghiệp cần đầu tư thật nhiều hình ảnh đẹp và phù hợp với thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.

null
Sử dụng các công cụ thiết hỗ trợ lên kế hoạch hoặc template có sẵn cùng giúp Instagram của doanh nghiệp trông chuyên nghiệp hơn.

2. Chọn Agency “chuẩn không cần chỉnh”

Khi doanh nghiệp ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc khối lượng công việc rất nhiều.

Lúc này công ty cần cân nhắc tìm một bên thứ ba đảm nhiệm chiến lược Marketing hay còn gọi là Agency.

Khi chọn Agency, ngoài những ưu điểm, kinh nghiệm cần có của một công ty tiếp thị thì Agency cần có sự tương hợp với thương hiệu cũng như tâm huyết đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Một Agency giỏi phải biết nhiều “vũ khí marketing” cũng như "đầu luôn nhảy số” để bắt kịp những xu hướng mới.

3. Xây dựng blog cho doanh nghiệp

Việc xây dựng blog riêng cho doanh nghiệp không còn là mới mẻ.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đứng vững trên con đường tiếp thị qua blog này.

null

Để có được một chiến lược tiếp thị blog hiệu quả doanh nghiệp cần có một kế hoạch cụ thể.

Thứ nhất, “content is king”.

Vì vậy xây dựng nội dung giá trị và chất lượng trên blog là một giải pháp hiệu quả để thu hút khách hàng.

Thứ hai là doanh nghiệp cần cá nhân hóa blog khi làm Marketing online.

null

Doanh nghiệp cần có một blog “đậm chất” thương hiệu của mình.

Để cá nhân hóa blog, các doanh nghiệp cần phát triển những nội dung thể hiện được dấu ấn riêng, đưa ra những quan điểm của doanh nghiệp về những vấn đề đang “hot” nhằm giúp khách hàng có cái nhìn sâu sắc hơn về thương hiệu.

Thứ ba, doanh nghiệp cần đầu tư quảng bá và xây dựng mối quan hệ để mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng.

4. Việc hôm nay đừng để ngày mai

Sự trì hoãn là kẻ thù của thành công.

Thành công không thể được tạo nên trong thời gian ngắn mà đó là kết quả của một quá trình dài.

Vì vậy doanh nghiệp cần có một kế hoạch cụ thể và thực hiện ngay trong hôm nay nếu không muốn thua xa các đối thủ cạnh tranh.

5. Học cách xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả

Mặc dù phương tiện truyền thông xã hội có thể là một nguồn tài nguyên tiếp thị tuyệt vời, nhưng đôi khi nó cũng là “con dao hai lưỡi” khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu.

Vì vậy doanh nghiệp cần phải luôn chuẩn bị các giải pháp cho khủng hoảng truyền thông trước khi xảy ra vấn đề.

Một điều vô cùng quan trọng để tránh xảy ra sự cố là đừng truyền bá những thông tin sai lệch.

Mọi sự cố truyền thông thường bắt nguồn từ những thông tin sai lệch mà thương hiệu truyền bá.

Điển hình cuộc khủng hoảng truyền thông của Biti’s xoay quanh những vấn đề liên quan đến nguồn gốc chất liệu sử dụng trong thiết kế giày Bloomin’ Central.

null

Biti’s đã đưa ra lời giải thích và xin lỗi đến cộng đồng, cũng như có phương hướng khắc phục cụ thể để giải quyết khủng hoảng truyền thông này.

6. Luôn trang bị “vũ khí sáng tạo”

Từng giây từng phút trên thị trường luôn cập nhật những xu hướng mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải bắt kịp thì mới không bị “thất thế”.

Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và sáng tạo để tiếp cận khách hàng mục tiêu cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu.

Tuy nhiên, việc làm sao để tạo sự khác biệt trong dòng chảy xu hướng, “hòa trộn chứ không hòa tan” vẫn luôn là vẫn luôn là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp.

7. Lập kế hoạch cho những thay đổi của Google và xu hướng SEO lên ngôi

Google trends đang dần trở thành vũ khí đắc lực khi thực hiện SEO.

Một trong những cách hiệu quả nhất để sử dụng Google trends cho doanh nghiệp là kết hợp công cụ này các công cụ SEO như Google Analytics hay Ahref để tối ưu hóa từ khóa cho các bài viết của doanh nghiệp.

8. Một số lưu ý khi thực hiện SEO

Khi thực hiện SEO doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau để trang web không bị cấm từ Google.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần tránh đăng những nội dung kém chất lượng.

Thứ hai, doanh nghiệp phải tránh lạm dụng từ khóa và backlink quá nhiều.

Điều này sẽ làm giảm lượt truy cập của trang web cũng như dễ khiến Google đưa vào danh sách đen.

Thứ 3, để làm tăng độ uy tín cho thương hiệu, các bài viết cần hạn chế các bình luận spam gây nhiễu thông tin.

9. Xây dựng nhóm Facebook cho trang của doanh nghiệp

Tính năng groups for pages của Facebook cho phép hơn 70 triệu trang trên Facebook tạo ra nhóm và nguồn cấp dữ liệu độc đáo của riêng họ.

null

Nhóm Facebook ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp nhằm mục đích xây dựng cộng đồng trên nền tảng này.

Thiết lập một nhóm trên Facebook là một điều cần thiết để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và tiếp cận một lượng “khổng lồ” khách hàng tiềm năng.

10. Một vài mẹo nhỏ giúp nâng tầm chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp

Đầu tiên, cách đơn giản và tiết kiệm nhất là quảng bá qua Google.

Đây cách dễ dàng nhất khiến khách hàng tiếp cận được thương hiệu của doanh nghiệp chỉ cần vài cú click trên thanh tìm kiếm.

Ngoài ra, doanh nghiệp đảm bảo rằng địa chỉ tên và số điện thoại của công ty được cập nhập chính xác trên các trang web định vị lớn như Google Map.

null
Điều này sẽ làm tăng lượt tiếp cận của thương hiệu và đưa thương hiệu vào bảng xếp hạng đánh giá của Google.

Một điều cần lưu ý là doanh nghiệp cần tối ưu hóa thẻ tiêu đề của các bài viết với các từ khóa địa phương.

Điều này đảm bảo rằng thương hiệu có thể tiếp cận đến các phương tiện truyền thông địa phương và các tổ chức có ảnh hưởng khác.

Cuối cùng, các bài review (đánh giá) là một trong những chìa khóa quan trọng cho sự thành công của chiến dịch Marketing.

null
Doanh nghiệp khuyến khích khách hàng thực hiện các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng để gia tăng những phản hồi tích cực cho thương hiệu.

Lời kết

Có vô vàn giải pháp để nâng cao hiệu quả Marketing, nhưng không phải giải pháp nào cũng phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Mọi chiến lược đều cần có kế hoạch kỹ càng.

Doanh nghiệp cần cân nhắc thận trọng xem đâu là giải pháp hiệu quả nhất với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.