Cho dù bạn có phải là một người yêu thích điện ảnh hay không thì chắc chắn trong những ngày qua bạn đã một lần nghe tới cái tên Squid Game (Trò chơi con mực) - một bộ phim ăn khách trên Netflix hiện nay.
Bên cạnh mục đích giải trí, bộ phim còn mang đến cho chúng ta nhiều bài học về Marketing có giá trị mà thương hiệu hoặc doanh nghiệp có thể áp dụng để cải thiện doanh số và thu hút được sự quan tâm từ công chúng.
Nói về bối cảnh ra đời, Squid Game phát sóng khi số lượng người dùng mạng xã hội đang hoạt động ở mức cao nhất lịch sử, các nội dung đem đến cho khán giả trở nên độc lập hơn. Điều này tạo cơ hội cho các thương hiệu vừa và nhỏ dễ dàng tỏa sáng.
Trước thành công của Squid Game, ông Pierre Subeh, một doanh nhân, tác giả kiêm nhà xuất bản, đã đúc kết 3 bài học quan trọng về marketing trong bộ phim.
Truyền miệng thành công hơn đổ tiền vào quảng cáo
Có thể nói, truyền miệng là một trong những phương thức tiếp thị lâu đời nhất hiện nay nhưng nó vẫn được xem là một yếu tố không thể bỏ qua trong bất kỳ chiến lược tiếp thị nào.
Khác với những kênh tiếp thị trả phí, tiếp thị truyền miệng không thể mua, đo lường hay đảm bảo thông tin về thương hiệu được lan truyền theo cách mà chúng ta yêu cầu hay vòng. Vì vậy, nó chỉ lan truyền một cách tự nhiên.
Nhưng với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông xã hội, các doanh nghiệp có thể tạo ra một làn sóng xu hướng hoặc “buzz” để truyền miệng, giúp khách hàng tiếp cận tới thương hiệu một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Một bộ phim đi kèm với các xu hướng và meme khiến cho hầu hết mọi người đều “đứng ngồi không yên”. Nó gần như buộc chúng ta phải xem phim để bạn không bị “tụt hậu” và hiểu được những meme được chế trên mạng.
Bản thân phương pháp này không phải là mới. Tuy nhiên, việc truyền miệng thổi phồng một bộ phim với tốc độ nhanh như vậy là điều chưa từng thấy trước đây.
Vấn đề là Netflix không thực hiện một chiến dịch quảng cáo trả tiền ở bất kỳ quy mô nào mà thành công Squid Game đạt được chỉ bằng cách truyền miệng và tâm lý ủng hộ bộ phim.
Tâm lý chúng ta luôn muốn chia sẻ điều gì đó thú vị như bộ phim trò chơi bạo lực chết chóc này với bạn bè và gia đình của chúng ta. Nó mang lại cho chúng ta niềm vui và tạo nên những buổi bàn luận sôi nổi về nội dung phim.
Trong trường hợp của Squid Game, tính bạo lực và máu me đã giữ cho kịch bản tồn tại trong suốt một thập kỷ thực sự đã góp phần vào thành công của nó.
Khi thương hiệu của bạn có một xu hướng TikTok lan truyền, chắc chắn sẽ thành công
TikTok không chỉ phát minh lại cách thương hiệu tiếp cận khán giả của họ mà còn đặt ra một tiêu chuẩn mới về cách các thương hiệu nên tiếp cận người tiêu dùng.
Ngày nay, có thể chấp nhận được việc một thương hiệu lớn bình luận về một bài đăng trên mạng một cách thoải mái, không cần quá chuyên nghiệp.
Trên thực tế, việc các thương hiệu bình luận trên mạng xã hội thu hút sự chú ý và tương tác của mọi người hơn, từ đó dẫn đến số lần hiển thị miễn phí cao hơn.
Ví dụ, ứng dụng hẹn hò Tinder nhận được rất nhiều lần hiển thị chỉ bằng cách bình luận các cụm từ hài hước trên bất kỳ nội dung nào liên quan đến các mối quan hệ.
Có thể thấy, tiếp thị không ngừng phát triển. Đơn cử như một công ty tiếp thị của ông Subeh có tên X Network chuyên quản lý các tài quản mạng xã hội của doanh nghiệp.
Trước đây, các doanh nghiệp luôn yêu cầu công ty ông phải rất chuyên nghiệp trong cách công ty sử dụng tài khoản của họ để phát ngôn trên mạng xã hội và phải luôn duy trì một giọng điệu nghiêm túc.
Nhưng ngày nay đã khác, khách hàng muốn xây dựng một thương hiệu cởi mở, thân thiện họ với người tiêu dùng.
Từ đó, thương hiệu có thể xây dựng mối liên hệ sâu sắc hơn với khách hàng, thay vì chỉ là mối quan hệ giao dịch truyền thống.
Nếu một ngày nào đó, doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đột nhiên trở thành trào lưu trên Tiktok, thì chắc chắn công việc kinh doanh sẽ bội thu.
Đối với Squid Game, bộ phim đã thu hút một lượng lớn sức hấp dẫn trên nền tảng xã hội và gần như hình thành một nhóm người xem ủng hộ và chia sẻ những câu chuyện cười bên lề.
Lợi thế tuyệt vời cho Squid Game là cách duy nhất để hiểu những câu chuyện cười đang lan truyền là xem hết bộ phim để nắm được chi tiết của bộ phim.
Điều này cũng có thể áp dụng tương tự cho một chiến lược tiếp thị. Hãy làm cho chiến dịch của bạn thật độc đáo và cụ thể để bạn biến khán giả của mình thành những người ủng hộ cho câu chuyện.
Không thể biết người dùng thực sự muốn gì đến khi họ cho chúng ta thấy
Netflix đã khéo léo khi lựa chọn thời điểm phát hành bộ phim giữa “rừng” chương trình theo kiểu copy-paste mà khán giả đã ngao ngán như hiện nay.
Bỗng nhiên bộ phim Squid Game xuất hiện như một hương vị tươi mới, điền vào khoảng trống còn thiếu trên thị trường.
Nên bài học thứ ba và quan trọng nhất mà bộ phim đã đã dạy cho chúng ta là” “Chúng ta thực sự không thể đoán được những gì người tiêu dùng muốn tiếp theo cho đến khi họ cho chúng ta thấy.”
Nghe có vẻ hơi trừu tượng, nhưng thực tế là đôi khi chúng ta không thực sự biết mình muốn gì cho đến khi chúng ta được khơi gợi điều gì đó mà sau đó chúng ta mới tìm ra thứ mình muốn.
Ví dụ, khi bạn đến bất kỳ cửa hàng McDonald's Drive-thru nào, bạn sẽ được chào đón với những bức ảnh to đùng đầy đèn nhấp nháy về các món ăn nhằm bán cho bạn thứ mà bạn trước đó không thực sự biết là bạn muốn hoặc đang thèm khi bạn đến.
Điều này chứng tỏ rằng chúng ta không phải lúc nào cũng tuân theo quy chuẩn thông thường và phụ thuộc vào dữ liệu trước đó để cho chúng ta biết điều gì sắp diễn ra tiếp theo.
Các doanh nghiệp đổi mới cần phải tính toán, cân nhắc chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra với các chiến lược tiếp thị của mình.
Squid Game đã xác định lại ranh giới của một chương trình truyền hình, cách mạng hóa cách chúng ta xem và tương tác với nội dung.
"Nội dung thông thường có thể thu hút sự chú ý tầm thường của doanh nghiệp bạn, nhưng một nội dung thực sự mạnh mẽ, hấp dẫn và mới mẻ có thể khiến bạn lan truyền, dẫn đến nhiều hoạt động marketing miễn phí", ông Subeh chia sẻ.
Ban biên tập Trends Việt Nam biên dịch từ Entrepreneur