Sống chung với mạng xã hội như thế nào?

Điều gì xảy ra nếu bạn ngưng làm bạn với mạng xã hội? Điều gì xảy ra nếu bạn ngưng làm bạn với mạng xã hội?

Cũng như thuốc lá, dù biết rõ những tác hại của nó nhưng không phải ai cũng có thể “cai nghiện”. 

Bởi lẽ, bên cạnh những tác động tiêu cực nhưng cũng không thể phủ nhận những cảm xúc mà nó mang đến.

Đặc biệt, chúng ta đang sống trong một thời đại mà lướt TikTok nhiều hơn xem Tivi, lướt Facebook nhiều hơn đọc báo,... 

Mạng xã hội đang dần thay thế và thay đổi rất nhiều thói quen của con người và có lẽ sẽ rất khó nếu muốn bản thân phải tách biệt hoàn toàn khỏi chúng.

Sử dụng mạng xã hội, có rất nhiều tác động tiêu cực mà chính chúng ta cần tránh. Sử dụng mạng xã hội, có rất nhiều tác động tiêu cực mà chính chúng ta cần tránh.

5 cách để sống chung với mạng xã hội nhưng không nghiện

Detox mạng xã hội

Thực tế, cuộc sống của nhiều người không thể tách rời điện thoại thông minh và những người bạn ảo.

Thiết bị này sử dụng mạng xã hội để thông báo cho người dùng về các cập nhật của bạn bè, những người nổi tiếng được yêu thích và các sự kiện toàn cầu.

Về cốt lõi, mạng xã hội là một công cụ giao tiếp mạnh mẽ. Nó đã thay đổi cách các cá nhân tương tác với nhau. 

Hiện nay, có rất nhiều mạng xã hội thu hút giới trẻ. Hiện nay, có rất nhiều mạng xã hội thu hút giới trẻ.

Điều này giúp con người tăng tốc cách trao đổi và chia sẻ thông tin, suy nghĩ và nảy sinh ý tưởng. Tuy nhiên, mạng xã hội có những mặt trái.

Một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng nó - đặc biệt là lạm dụng nó - có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần theo nhiều cách. 

Đó là lý do những ngày gần đây, trào lưu ‘Detox social media’ (tạm dịch: thanh lọc mạng xã hội) diễn ra rầm rộ.

Ý tưởng từ bỏ Facebook trong một tháng hoặc lâu hơn đồng nghĩa với việc bạn không thể kiểm tra nguồn cấp dữ liệu của mình, không thể đăng bất kỳ nội dung mới nào, thậm chí không thể sử dụng ứng dụng Messenger.

Ban đầu, biện pháp này mang lại cho bạn cảm giác rất tốt.

Trước đó, khoa học đã chứng minh rằng não bộ kích thích chúng ta sử dụng mạng xã hội do dopamine (một loại hormone hạnh phúc) tăng lên nhờ lượt ‘thích’ trên các bài đăng.

Giới chuyên gia cho biết cách tiếp cận mạng xã hội khiến chúng ta luôn bị cuốn hút, bởi vì tất cả chúng ta đều thích những phản hồi tích cực.

Nhưng rồi chúng ta lại bị đặt vào tình huống mong muốn cai nghiện mạng xã hội với ý nghĩ mình có thể sống một cuộc sống lành mạnh bình thường trở lại mà không cần những lượt ‘thích’ và bình luận.

Chúng ta học cách điều chỉnh nhanh chóng với tình trạng bình thường mới. Tuy nhiên, giải pháp nghỉ ngơi này có điều gì đó không ổn.

Mạng xã hội khuyến khích người dùng sử dụng nó một cách ám ảnh, nhưng đó chỉ là cách chúng ta nghĩ về nó. 

Bản thân các nền tảng truyền thông xã hội không thực sự đáng trách. Facebook và Twitter kiếm tiền khi chúng ta sử dụng ứng dụng của họ liên tục. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng tăng thêm giá trị cho bản thân. 

Chẳng hạn, một số người thích xem các chủ đề thịnh hành trên Twitter để có thêm tư liệu sinh động cho các nghiên cứu của mình. 

Một số người khác sử dụng Facebook để theo dõi các thành viên trong gia đình và cảm thấy vui vẻ khi xem các bài đăng từ bạn bè.

Thay vì ‘cai nghiện’ mạng xã hội, hãy sử dụng một cách có kiểm soát.

null

Nói một cách dễ hiểu, ‘detox’ mạng xã hội cũng giống như hành động tắt công tắc đèn một lúc, nhưng khi bật lại, bạn vẫn tiếp tục sử dụng nó như... ''chưa hề có cuộc chia ly'' hay đoạn tuyệt nào.

Điều này hoàn toàn khác với việc sử dụng có kiểm soát.

Đặt ra những khung thời gian nhất định

Cách hiệu quả nhất để không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội là giảm bớt thời gian sử dụng. 

Bạn chỉ nên dành 15 – 20 – 30 phút vào khung thời gian nghỉ ngơi cho mạng xã hội thay vì cập nhật thường xuyên. 

Bạn không phải ép buộc bản thân không được sử dụng mạng xã hội trong thời gian dài vì điều này chỉ gây ức chế tâm lý mà không có hiệu quả.

Bạn nên chia ra khoảng thời gian sử dụng để giảm bớt thời gian dùng mạng xã hội. 

Giới trẻ Việt dành nhiều thời gian cho mạng xã hội. Giới trẻ Việt dành nhiều thời gian cho mạng xã hội.

Chẳng hạn như bạn chỉ dùng mạng xã hội trong những lúc rảnh rỗi hay chọn cách tương tác với người thật nhiều hơn tương tác ảo.

Luôn ý thức về mục đích

Lợi ích mà mạng xã hội mang lại đó là giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. 

null

Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. 

Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

 So sánh trở thành điều tối kỵ 

Cuộc sống hiện tại của mình với những lát cắt mỏng trên mạng xã hội của người khác.

Mạng xã hội thường ít khi thực tế, con người và cả cuộc sống trên đó cũng được 'tô đậm', khác xa với đời thật. 

Vậy nên, đừng để những thứ ảo diệu ấy chen vào suy nghĩ, đánh mất đi sự tự tin, niềm vui của bạn.

Theo một khảo sát của Viện nghiên cứu hạnh phúc (Happiness Research Institute), những ai “tách” mình ra khỏi mạng xã hội sẽ hài lòng với cuộc sống và bản thân hơn.

Bạn phải biết, các phương tiện truyền thông xã hội thường rất ít khi thực tế, con người và cả cuộc sống trên đó cũng sẽ được “tô đậm”, đẹp đẽ, khác xa với đời thật. 

Thế nên, đừng so sánh cuộc sống hiện tại của mình với những lát cắt mỏng trên mạng xã hội của người khác.

null

Mạng xã hội đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống mỗi người.

Như con dao hai lưỡi, mạng xã hội có thể làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng cũng có thể hủy hoại con người nếu như sử dụng không đúng cách. 

Các thiết bị công nghệ làm chất lượng sống của loài người suy giảm. Các thiết bị công nghệ làm chất lượng sống của loài người suy giảm.

Vì vậy mỗi người dùng hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. 

Hãy tự quản lý thời gian sử dụng, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm. 

Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. 

Có như vậy, mạng xã hội mới thực sự trở thành công cụ đắc lực để lan tỏa những điều tốt đẹp trong không gian mạng và trong cuộc sống.

Tổng hợp, nguồn: L'Officiel, Thanh Niên, CafeBiz