Số liệu của Bộ thống kê lao động Mỹ cho thấy, có đến 4 triệu người nghỉ việc trong tháng 7/2021.

Con số này tương đương gần 2,8% tổng lực lượng lao động và là mức cao nhất 20 năm qua.

Tiến sĩ Anthony Klotz - Đại học A&M Texas lần đầu đưa ra thuật ngữ "The Great Resignation" - Đại khủng hoảng lao động. 

Ông xem đây là hệ quả của tình trạng nhân viên kiệt sức trong thời gian dài với môi trường làm việc độc hại.

Sau 2 năm bùng phát đại dịch toàn cầu, những ưu tiên và kỳ vọng mới đang định hình những hành vi mới trong lực lượng lao động.

"The Great Resignation" - Đại khủng hoảng lao động.
"The Great Resignation" - Đại khủng hoảng lao động.

Nhân viên kỳ vọng đạt được trạng thái cân bằng tốt hơn giữa đời sống và công việc, cũng như mong muốn quyền tự chủ thông qua hình thức làm việc từ xa.

Công ty cần lắng nghe và phản hồi nhu cầu, cũng như sẵn sàng đầu tư cho tương lai của nhân viên.

Các nhà lãnh đạo cần thực hiện ngay các hành động dưới đây nhằm tăng cường sự gắn kết đồng đội và tăng năng suất.

Đầu tiên, họ cần lắng nghe, hỗ trợ kịp thời và truyền động lực, nêu rõ sứ mệnh và mục tiêu của đội ngũ cho nhân viên. 

Bên cạnh đó, việc giữ lời hứa, ghi nhận và khen thưởng, tôn trọng thời gian của nhân viên là những việc làm không thể thiếu để phát triển doanh nghiệp bền vững. 

1. Lắng nghe, hỗ trợ kịp thời và truyền động lực cho nhân viên

Dan - Trưởng bộ phận Giải pháp điều hành toàn cầu tại Workplace from Meta chia sẻ nhận định.

"Chúng ta phải đối xử với nhân viên trước hết như là con người, sau đó mới đến như người lao động. 

Như vậy, chúng ta mới có thể phát huy tối đa khả năng của nhân tài, giữ chân nhân viên và có môi trường làm việc lành mạnh."

Doanh nghiệp cần hỗ trợ nhân viên mọi thứ từ môi trường làm việc, lịch trình công việc và những người đồng hành. 

Bí quyết xây dựng niềm tin là trao đổi trên cơ sở đối thoại cởi mở. 

Cách giao tiếp minh bạch và nhất quán không chỉ khiến nhân viên cảm thấy được lắng nghe mà còn khiến họ cảm thấy tin tưởng rằng tổ chức luôn quan tâm đến quyền lợi của họ.

Công ty cần khuyến khích nhân viên thường xuyên chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng.

Nhân viên cần được cảm thấy ý kiến của họ là quan trọng. 

Các cuộc đối thoại cởi mở sẽ giúp đội ngũ gắn kết.
Các cuộc đối thoại cởi mở sẽ giúp đội ngũ gắn kết.

Một cuộc trao đổi nhẹ nhàng giữa đôi bên sẽ là cách tiếp cận tốt nhất. 

Thay vì cuộc gặp trong phòng họp căng thẳng hay hình thức kỷ luật cho nhân viên.

Điều này cải thiện cảm giác được công nhận và tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên.

Bên cạnh đó, Rachael Knappier - Giám đốc dịch vụ Croner cũng chia sẻ.

"Đối với một số người, những lời động viên thường xuyên có thể giúp ích họ rất nhiều. 

Họ có thể cảm thấy buồn chán và đang tìm cách thực hiện các bước tiếp theo trong sự nghiệp và thử thách bản thân."

Cô ấy nhấn mạnh, công ty cần phải đưa ra quan điểm rõ ràng, minh bạch.

Công ty hợp tác với nhân viên và làm việc cùng nhau để tạo ra giá trị, đưa ra một kế hoạch hiệu quả, đôi bên đều có thể có lợi.

2. Giữ lời hứa giúp nhà lãnh đạo nhận được sự tôn trọng và tín nhiệm

Người quản lý cần xác định khối lượng công việc phù hợp với từng người và nêu rõ kỳ vọng của mình. 

Tất cả nhân viên sẽ cảm thấy tự tin khi biết mình cần làm gì và có bao nhiêu thời gian để hoàn thành. 

Hãy đảm bảo với mọi người rằng, họ có thể cất tiếng nói nếu gặp vấn đề.

Không một ai thích phục tùng dưới sự chỉ đạo mang tính chất cưỡng chế.

Lãnh đạo cần xây dựng niềm tin bằng cách giữ lời hứa và tôn trọng sự thật để nhận được sự tín nhiệm và tạo uy tín cho chính bản thân mình.

Giữ lời hứa và tôn trọng sự thật giúp lãnh đạo được tôn trọng.
Giữ lời hứa và tôn trọng sự thật giúp lãnh đạo được tôn trọng.

Điển hình trong trường hợp của anh N, tại cuộc phỏng vấn, người quản lý đảm bảo anh không phải làm việc vào ban đêm. 

Họ đồng thuận yêu cầu về lịch làm việc từ 9h sáng đến 6h tối của anh ta. 

Tuy nhiên, sau 1 tháng, công ty có dự án ở quốc gia khác múi giờ. 

Lãnh đạo công ty đã yêu cầu anh ta phải tham gia ít nhất hai cuộc họp vào 9h tối mỗi tuần.

Việc không giữ lời hứa này khiến mối quan hệ bị mất lòng tin nghiêm trọng. 

3. Ghi nhận và khen thưởng nhân viên giúp tạo ra giá trị và sự tiến bộ cho đội ngũ

Theo Gallup, các đội ngũ có sự gắn bó làm việc hiệu quả hơn 17% và tăng năng suất hơn 21% so với những đội ngũ thiếu gắn bó. 

Một phương pháp để thúc đẩy sự gắn bó là tạo cho đồng nghiệp của bạn cảm giác làm chủ nhiệm vụ của họ. 

Nhà lãnh đạo trao quyền cho nhân viên khi họ được quyết định mục tiêu và mục đích của mình. 

Từ đó, họ sẽ tận tâm hơn với công việc và quá trình làm việc.

Những nhà quản lý xuất sắc dành thời gian và sự chú ý của mình cho từng thành viên trong đội ngũ, cũng như khen thưởng nỗ lực của nhân viên. 

Sự ghi nhận công khai có ảnh hưởng lớn đến niềm tin nhân viên ngay khi họ đạt được mục tiêu.

Hãy chúc mừng thành viên khi họ đạt được điều gì đó để mọi người biết họ đã làm tốt như thế nào. 

Khuyến khích mọi người đề cử đồng nghiệp và tặng phần thưởng để nhân viên thấy họ được trân trọng.

Sự tương tác này của nhà lãnh đạo khai thác sức mạnh của đội ngũ mình.

Môi trường làm việc hạnh phúc giúp tổ chức phát triển bền vững.
Môi trường làm việc hạnh phúc giúp tổ chức phát triển bền vững.

Một nơi làm việc vui vẻ, mang tính hỗ trợ cao sẽ truyền năng lượng cho mọi người, nâng cao tâm trạng cũng như khả năng tập trung của họ. 

Các tổ chức có nền văn hóa vững mạnh thường có mức năng suất cao và thành công hơn.

Trên thực tế, theo nghiên cứu của Đại học Oxford thì người lao động hạnh phúc có năng suất cao hơn 13% so với người không hạnh phúc.

4. Tôn trọng thời gian và lịch trình của nhân viên

Khảo sát nhân viên về Chỉ số tin tưởng (Trust Index Employee Survey©) của Great Place To Work® đánh giá văn hóa công sở từ góc nhìn của nhân viên. 

Chỉ số này phân tích mức độ tin tưởng giữa đội ngũ quản lý và nhân viên, tình đồng đội giữa đồng nghiệp với nhau. 

Niềm tin gồm 3 yếu tố sau: uy tín, sự tôn trọng và công bằng. 

Để uy tín tăng lên, nhân viên cần thấy được người quản lý có năng lực và đáng tin cậy.

Sự tôn trọng là hành động hỗ trợ, cộng tác và thể hiện sự quan tâm.

Còn sự công bằng phụ thuộc vào tính vô tư, không thiên vị và liêm chính.

Nhân viên cần được cảm thấy tôn trọng thời gian bản thân.
Nhân viên cần được cảm thấy tôn trọng thời gian bản thân.

Một trong những lý do chính khiến mọi người “nghỉ việc trong im lặng” là họ cảm thấy không được tôn trọng và bị lãng phí thời gian. 

Nhà lãnh đạo cần có sự chuẩn bị cho cuộc họp, tạo điều kiện thảo luận và ghi nhận phản hồi.

Sếp không được vắng mặt hoặc hủy cuộc họp vào phút chót. 

Điều này khiến nhân viên cảm thấy thời gian của họ không được tôn trọng.

5. Nhà lãnh đạo cần truyền đạt sứ mệnh và mục tiêu của đội ngũ

Doanh nghiệp cần tổ chức một cuộc họp nhóm để truyền đạt mục tiêu và sứ mệnh chung của đội ngũ. 

Trong các cuộc họp, hãy lập bản đồ vai trò khi xem xét các mục tiêu cá nhân của từng thành viên trong nhóm. 

Là một nhà lãnh đạo cần trở thành nguồn động viên, ổn định và hướng dẫn đội ngũ thực hiện các công việc ý nghĩa. 

Nhà lãnh đạo cần truyền động lực, sứ mệnh và mục tiêu của đội ngũ.
Nhà lãnh đạo cần truyền động lực, sứ mệnh và mục tiêu của đội ngũ.

Rebecca Holt, nhà tâm lý học lâm sàng, đồng sáng lập và giám đốc của Working Mindset chia sẻ quan điểm.

Cách để ngăn nhân viên “nghỉ việc trong im lặng” là tất cả nhân sự đều tham gia vào công việc và nó mang lại mục đích và ý nghĩa cho mọi người. 

Nhân viên cần cảm thấy là một phần của bức tranh lớn hơn, có quyền tự chủ và kiểm soát, đồng thời cảm thấy an toàn về mặt tâm lý.

Tất cả những điều này tạo nên một ngày làm việc năng suất và hiệu quả.

Lời kết 

Đào tạo các nhà lãnh đạo và nuôi dưỡng sự gắn kết đội ngũ là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững. 

Bên cạnh đó, những tổ chức linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu của nhân viên ở thời điểm hiện tại sẽ hưởng lợi nhiều nhất trước làn sóng đại khủng hoảng nghỉ việc.