Dù có là một người lãnh đạo giỏi luôn cố gắng tuyển dụng những ai giống mình, một môi trường độc hại, thiếu đoàn kết vẫn sẽ có khả năng hiện diện trong công ty.
Ngay cả những người lãnh đạo giỏi cũng có thể có những thói quen xấu ảnh hưởng đến mọi thứ, từ văn hóa doanh nghiệp đến doanh thu.
Thông thường, các nhà lãnh đạo hay mắc các lỗi như đợi đến kỳ đánh giá hàng năm mới đưa ra hướng dẫn hoặc chỉ cho nhân viên biết phải làm gì thay vì khuyến khích họ tìm ra câu trả lời.
Dẫu biết là họ muốn giúp đỡ và huấn luyện cho cấp dưới của mình, nhưng đây không phải cách làm đúng để phát triển nhân viên.
Tất nhiên là không thể gắn mác tất cả mọi lãnh đạo đang làm vậy là tệ, họ chỉ đang lặp lại những gì bản thân đã trải qua khi lên chức.
Ví dụ, một nhà lãnh đạo có thể đã học hỏi từ chính sếp của mình trong quá khứ, người rất đồng bóng nhưng lại thu được kết quả tốt để rồi bây giờ cách làm đó đang phản tác dụng.
Do đó, việc học các phương pháp và chiến lược huấn luyện xuất sắc đồng thời loại bỏ các thói quen xấu là điều cần thiết đối với các nhà lãnh đạo ngày nay.
Khi đã là một người lãnh đạo tốt mà lại còn là một huấn luyện viên xuất sắc, công ty và đội nhóm của bạn sẽ nhận được những lợi thế vô giá.
Đầu tiên, bạn sẽ biết rằng ai trong tổ chức của mình có nhiều khả năng tiến bộ về cá nhân lẫn nghề nghiệp hơn nhờ phương pháp huấn luyện trao quyền.
Ngoài ra, bạn có thể truyền sự kiên cường cho một thế hệ lãnh đạo mới để họ có thể sẵn sàng đối mặt với những điều bất ngờ và huấn luyện các thành viên trong nhóm của họ làm điều tương tự trong tương lai.
Dù có là người đứng đầu doanh nghiệp của mình trong nhiều thập kỷ hay mới thành lập công ty, bạn sẽ thấy sự khác biệt lớn trong thái độ và hành động của các thành viên trong nhóm bằng cách áp dụng những bước sau.
Bỏ đi tư duy “sửa chữa”
Từ thời điểm này trở đi, hãy ngăn bản thân đưa ra các giải pháp cho nhân viên mà bạn nên đặt câu hỏi trước khi đưa ra câu trả lời và lắng nghe ý kiến của họ.
Nếu bạn giống như hầu hết các nhà lãnh đạo ngoài kia, việc này sẽ có phần lạ đời và không thoải mái, vì nó sẽ chậm hơn so với việc đưa ra luôn phương hướng giải quyết cho họ.
Tuy nhiên, trong dài hạn thì bạn sẽ ngạc nhiên bởi những điều có thể xảy ra khi bạn ngừng sửa chữa mọi thứ cho các thành viên trong công ty.
Khi áp dụng phương pháp trao quyền, các thành viên trong nhóm sẽ tận dụng cơ hội này và bắt đầu giải quyết các vấn đề một cách độc lập thay vì né tránh chúng.
Bằng cách làm này, bạn sẽ tránh được việc bị stress vì phải bỏ ra hàng tá thời gian để đi sửa cho từng người mà nhóm của mình vẫn đạt được năng suất cao.
Cố gắng hiểu được nhân viên của mình
Bạn không thể tạo ra văn hóa huấn luyện cho đến khi xác định được suy nghĩ của mỗi nhân viên về sự hiểu biết, chấp nhận và đón nhận bạn với tư cách là một huấn luyện viên.
Là một nhà lãnh đạo, hãy loại bỏ bất kỳ những nghi ngại hoặc do dự nào bằng cách giao tiếp cởi mở và minh bạch, điều này cho phép bạn tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn và hiểu được nhân viên của mình.
Ví dụ, hãy nói rõ ý định của bạn là : “Tôi thực sự muốn trao quyền nhiều hơn cho mọi người. Tôi biết mình cần phải nghiên cứu phong cách huấn luyện của mình để làm được điều đó, vì vậy tôi sẽ thử một số cách tiếp cận khác nhau để thay đổi bản thân. Bạn có muốn cách chúng ta làm việc khác đi trong khi tôi học cách làm điều này không? "
Nhiều nhân viên cho rằng các cuộc họp riêng thường mang mục đích trừng phạt lỗi lầm nào đó.
Vì vậy, điều cần làm là cởi mở về ý định của bạn và ngăn các thành viên trong nhóm đưa ra kết luận tiêu cực bằng việc chia sẻ cách bạn sẽ giúp và cùng họ phát triển.
Sau đó, hãy chứng minh sự phát triển của bản thân trong suốt chặng đường với nhân viên và rồi mọi người sẽ đánh giá cao cam kết tiến bộ của bạn.
Trong trường hợp của Justin Rosenstein, người đồng sáng lập Asana, anh ấy nhận ra rằng mình không được đồng nghiệp đón nhận nồng nhiệt hồi còn làm việc tại Facebook.
Dần dần Justin bắt đầu phân tích phản hồi của họ, nhận biết các vấn đề qua đó thay đổi hành vi của mình và sau sáu tháng, các đồng nghiệp của Justin đã hạnh phúc hơn nhiều khi làm việc với anh ấy.
Giúp các nhà lãnh đạo khác trở thành huấn luyện viên tương lai
Một khi các kết quả tích cực từ việc huấn luyện đã tới, bạn có thể mở rộng tác động của nó.
Bạn có thể muốn đi sâu hơn vào việc huấn luyện những người có vai trò thiết yếu cho những sự thay đổi lớn hoặc những vị trí khan hiếm người tài.
Thậm chí, bạn có thể sẽ muốn xây dựng hiệu ứng mạng (càng nhiều người tham gia thì giá trị và chất lượng càng cao) và những kết nối sâu sắc về mặt cảm xúc có thể có trong một hội thảo để đẩy nhanh việc chuyển giao kinh nghiệm huấn luyện cho các nhóm lãnh đạo quan trọng này.
Kinh nghiệm không chỉ nêu lên các mô hình và khuôn khổ mà còn là chủ đề như trao quyền cho nhân viên, đưa ra phản hồi thẳng thắn và xây dựng lòng tin trong nhóm.
Việc đảm bảo phương pháp này không được “tiêu chuẩn hóa” cũng sẽ rất cần thiết vì mỗi doanh nghiệp lại có cách tiếp cận cũng như quy trình làm việc khác nhau.
Các nhà lãnh đạo không nên coi huấn luyện là kiểu công việc theo đầu mục mà nên xem điều đó là quan trọng đối với sự lãnh đạo và sự phát triển của công ty.
Huấn luyện có thể không đến với bạn một cách tự nhiên và có thể không đạt kỳ vọng về khả năng lãnh đạo xuất sắc trong khoảng thời gian đầu.
Dù vậy, bạn sẽ hài lòng với kết quả và sự tự do có được sau khi thay đổi phong cách lãnh đạo của mình.
Việt Hiếu, lược dịch từ Entrepreneur