Mega Trends được định nghĩa là những xu hướng có tác động rộng lớn và toàn cầu, không bị giới hạn bởi ranh giới địa lý, chính trị hay văn hóa, và liên quan đến những vấn đề chung của nhân loại như sức khỏe, giáo dục, an ninh, môi trường và phát triển bền vững.

Các xu hướng Mega Trends được hình thành như hướng vào bên trong là đầu tư vào giá trị, hướng ra bên ngoài như sức khỏe, trải nghiệm, tính nguyên bản và xu hướng lớn bao trùm bên trong và bên ngoài là bền vững

Tính bền vững vừa là mục tiêu, mục đích, vừa là kết quả của các xu hướng trên.

null

1. Xu hướng sức khỏe - Ưu tiên trong mọi thời điểm

Trong năm 2023, xu hướng sức khỏe được định hình bởi các yếu tố nội và ngoại lực như COVID-19, khủng hoảng niềm tin, và biến đổi khí hậu. 

Sức khỏe không chỉ bao gồm sức khỏe thể chất mà còn bao gồm sức khỏe cảm xúc, tinh thần, trí tuệ, tư duy, hành động, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng. 

Mục tiêu tối thượng của việc chăm sóc sức khỏe là bảo toàn năng lượng và nâng cao tần số rung động.

COVID-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu về sức khỏe, đặt ra những thách thức mới cho cách chúng ta quản lý sức khỏe cá nhân và cộng đồng. 

Ví như, Google vừa tích hợp vào ứng dụng Google Lens thêm một tính năng mới, cho phép người dùng xác định tình trạng sức khỏe làn da của mình thông qua những bức ảnh chụp.
Đây vừa là một tính năng hữu ích, vừa khiến nhiều người lo ngại khi sẽ có những sai sót trong việc tự chẩn đoán và tự chữa bệnh.


Khủng hoảng niềm tin cũng đã tác động mạnh mẽ đến sức khỏe. 

Sự mất niềm tin vào các tổ chức y tế và chính phủ đã làm giảm sự tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và điều trị, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Biến đổi khí hậu cũng đang đe dọa sức khỏe, từ các vấn đề về chất lượng không khí đến tăng nhiệt độ, biến đổi khí hậu đang tạo ra một môi trường mà sức khỏe của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức hơn.

Xu hướng sức khỏe này có thể ứng dụng vào phát triển ý tưởng kinh doanh, mô hình kinh doanh, phát triển sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ, Marketing, truyền thông, thương hiệu và nhân sự. 

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều mô hình trị liệu, Healing, chuông trị liệu, chữa lành, đá phong thuỷ, năng lượng, các khoá học về thiền, chánh niệm, tỉnh thức đang được phát triển để đáp ứng nhu cầu này.


2. Xu hướng nguyên bản - Đi ngược lại với các giá trị “ảo"

Xu hướng nguyên bản trong năm 2023 được định hình bởi khủng hoảng niềm tin, sự thay đổi của người tiêu dùng, công nghệ số, bão hòa thông tin và sự bành trướng của giá trị ảo. 

Xu hướng này liên quan đến các thành phần thiên nhiên, thuận theo tự nhiên, truy xuất nguồn gốc, chân thực, nguyên bản, sự minh bạch rõ ràng, thái độ sống có trách nhiệm, sự chính trực, cam kết, bảo tồn và dữ liệu thô.

Sự nguyên bản có thể xuất hiện trong tất cả các ngành hàng, từ làm đẹp, sức khỏe, thực phẩm đến môi trường. 

Một ví dụ điển hình cho xu hướng này là Skinlosophy, một thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam. 
Không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, Skinlosophy còn truyền tải thông điệp về việc tôn trọng làn da của mình - “Philosophy of the skin” và xóa bỏ những định kiến về mỹ phẩm Việt. 


Đây là một minh chứng rõ ràng cho thấy sự nguyên bản không chỉ là một xu hướng mà còn là một giá trị cốt lõi trong việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng.

Như vậy, xu hướng nguyên bản trong năm 2023 không chỉ phản ánh sự thay đổi trong thái độ và hành vi của người tiêu dùng mà còn đặt ra những yêu cầu mới cho doanh nghiệp về việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp với giá trị này.

3. Xu hướng trải nghiệm - Hãy tạo ra những ký ức tuyệt vời cho khách hàng

Trong thế giới hiện đại đầy biến động, được mô tả qua hai khái niệm VUCA và BANI, người tiêu dùng ngày nay đang đối mặt với nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO). 

Họ luôn muốn cập nhật và không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hay xu hướng mới nào. Sự phát triển của công nghệ số đã tạo ra một nhu cầu ngày càng cao đối với các trải nghiệm tốt.

Trải nghiệm tốt đòi hỏi sự đa dạng, toàn diện, sâu sắc, độc đáo, mới mẻ, cá nhân hóa, linh hoạt, kết nối, và trải nghiệm số. 

Điều này tạo ra động lực cho sự phát triển và đổi mới trong lĩnh vực tiếp thị và sáng tạo.

Xu hướng trải nghiệm có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tiêu dùng, Lifestyle, du lịch, bán lẻ, thời trang, nghệ thuật, giải trí, tiếp thị, đến công nghệ, vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ, tiếp thị, đổi mới sáng tạo, và tăng trưởng.

Bà Tracy Vũ, Founder & CEO DigiMaster và Trends Việt Nam, tại sự kiện Trends Summit #02.
Bà Tracy Vũ, Founder & CEO DigiMaster và Trends Việt Nam, tại sự kiện Trends Summit #02.

Một trong các xu hướng tiềm năng là The Memory Maker, các nhà tiếp thị phải là những người tạo ra ký ức tuyệt vời cho khách hàng của mình thậm chí cho bất kỳ ai yêu mến thương hiệu.

Haidilao, một chuỗi nhà hàng lẩu nổi tiếng của Trung Quốc, đã trở thành một ví dụ điển hình cho xu hướng này. Họ đã biến thời gian chờ đợi của khách hàng thành thời gian trải nghiệm các dịch vụ thư giãn mới lạ, miễn phí như: Làm Nail, đồ ăn nhẹ xịn sò trong lúc chờ đợi. 
Điều này không chỉ giúp khách hàng giảm bớt cảm giác mệt mỏi khi chờ đợi mà còn tạo ra một ký ức gắn kết với khách hàng.
Không những thế, dịch vụ tử tế, tận tâm cùng những sáng tạo với những trải nghiệm múa mì hay “điệu nhảy làng lá" gần đây cũng là những điều tạo nên những mảnh ghép ký ức khó quên khi đặt chân đến nhà hàng này. 


4. Xu hướng giá trị - Doanh nghiệp không chỉ tập trung vào kinh doanh

Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn đòi hỏi các giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho họ và cộng đồng. 

Điều này liên quan mật thiết đến khái niệm bền vững, không chỉ liên quan đến môi trường, mà còn liên quan đến khả năng duy trì và phát triển lâu dài của một tổ chức hoặc một xã hội.

Apple là một ví dụ điển hình về việc áp dụng xu hướng này. 
Vừa qua, hãng đã tạo ra một chiến dịch quảng cáo tên là “Fuzzy Feeling” để chào mừng Giáng sinh. 
Trong đoạn phim ngắn này, Apple đã sử dụng phong cách stop-motion để kể một câu chuyện rất đời thực về cô nhân viên văn phòng và sếp.


Thông qua đó, Apple gửi gắm thông điệp: 

“Sự sáng tạo có sức mạnh thay đổi cách nhìn nhận về thế giới. Đôi khi, nhìn mọi thứ qua một lăng kính mới có thể tạo nên sự khác biệt.”

Điểm đặc biệt là, cả TVC được quay bằng iPhone 15 Pro Max và chỉnh sửa, biên tập trên MacBook Air, thể hiện rõ ràng sự sáng tạo và chất lượng khi nhìn nhận về thế giới qua một lăng kính mới của Apple. 
Với chiến dịch này, Apple không chỉ quảng bá sản phẩm của mình, mà còn gửi gắm thông điệp về giá trị cá nhân và xã hội, tác động tích cực đến cộng đồng. 

Đây chính là minh chứng cho thấy Apple không chỉ tập trung vào việc phát triển sản phẩm, mà còn quan tâm đến việc tạo ra giá trị cho người tiêu dùng và xã hội. 

Điều này đã giúp Apple tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ và duy trì sự phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh hiện nay.

5. Xu hướng bền vững - Vì một tương lai tốt đẹp hơn

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức từ đại dịch, biến đổi khí hậu và sự thay đổi của thế hệ Gen Z, xu hướng bền vững đang trở nên ngày càng quan trọng. 

Các sản phẩm và dịch vụ bền vững, việc bảo vệ môi trường, ưu tiên con người, cam kết minh bạch, có trách nhiệm xã hội, và hướng đến cộng đồng đều là những yếu tố quan trọng trong xu hướng này.

Vừa qua, Vestiaire Collective, một nền tảng thị trường hàng hiệu đã qua sử dụng trực tuyến, đã áp dụng xu hướng này một cách thành công thông qua chiến dịch "Think First, Buy Second". 
Trong chiến dịch này, Vestiaire Collective đã kêu gọi người dùng mạng xã hội tham gia cam kết mua sắm, biến Black Friday thành "Better Friday". 
Người tham gia có thể chọn cam kết mua hàng cũ cho đến cuối năm, trong năm 2024, hoặc là chuyển sang mua hàng cũ vĩnh viễn.
Họ cũng cung cấp các lựa chọn thực tế thay thế cho các mặt hàng thời trang nhanh thông qua hướng dẫn trực tuyến, bao gồm các chiến lược quyên góp và hiểu biết về bền vững.


Chiến dịch "Think First, Buy Second" của Vestiaire Collective không chỉ là một chiến dịch quảng cáo mà còn kêu gọi hành động để thay đổi cách nghĩ về thời trang và mua sắm. 

Bằng cách nâng cao nhận thức và cung cấp giáo dục, Vestiaire Collective đang góp phần vào một tương lai mua sắm bền vững hơn. 

Đây là một minh chứng rõ ràng cho thấy sự quan trọng của xu hướng bền vững trong thị trường hiện nay.

Lời kết

Với sự phân tích sắc bén và tầm nhìn xa của bà Tracy Vũ, Trends Summit 02 đã mở ra một cái nhìn mới về Mega Trends, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những xu hướng toàn cầu đang hình thành và tác động đến cuộc sống.

Những xu hướng này không chỉ phản ánh những thay đổi trong xã hội, mà còn là minh chứng cho sự tiến bộ và phát triển bền vững mà con người đang hướng tới. 

Xem đầy đủ sự kiện Trends Summit #02 tại đây.