Dự kiến đến năm 2025, thế hệ Z sẽ chiếm 30% lực lượng lao động tại Việt Nam.

Gen Z vốn là thế hệ linh hoạt và đề cao tính cá nhân, tôn trọng sự khác biệt và đa dạng trong tập thể.

Với sự cởi mở của xã hội, gen Z khẳng định năng lực tại nơi làm việc với dấu ấn riêng và không bị ràng buộc khuôn mẫu xã hội thế giới.

Do đó, việc kiến tạo một môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp phù hợp với giới trẻ là điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay.

Bà Hoàng Hường, Giám Đốc Sản Phẩm tại Reputa Viettel chia sẻ tại tọa đàm về Văn hóa đa dạng và bình đẳng trong môi trường làm việc hiện đại.

Tọa đàm Văn hóa đa dạng và bình đẳng trong môi trường làm việc hiện đại.
Tọa đàm Văn hóa đa dạng và bình đẳng trong môi trường làm việc hiện đại.

Gen Z là thế hệ có nhận thức khá rõ ràng về quyền được lựa chọn trong cuộc sống và công việc.

Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn phát triển con đường sự nghiệp hay gắn bó với tổ chức của lớp nhân sự trẻ này.

Điều đó cho thấy tầm quan trọng và những cơ hội trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn hóa đa dạng, bình đẳng và bao trùm tại nơi làm việc trước sự tham gia của thế hệ Z vào thị trường lao động.

Tìm hiểu thêm: Xu thế văn hóa doanh nghiệp đa dạng và hòa nhập.

Để lý giải sự hòa nhập trong văn hóa doanh nghiệp, có thể lấy  giá trị của sách làm thí dụ.

1. Công bằng là tất cả mọi người được nhận cùng một cuốn sách
2. Đa dạng là tất cả mọi người được nhận các thể loại sách khác nhau
3. Công bằng là mọi người nhận cuốn sách phù hợp với chính mình
4. Chấp nhận là hiểu rằng mọi người đều đọc các thể loại sách khác nhau
5. Mọi người thoải mái đọc bất kỳ cuốn sách nào mà không bị ai đánh giá
6. Đảm bảo mọi người đều có quyền truy cập sách

Môi trường làm việc và văn hoá doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên nền tảng minh bạch về mặt thông tin, ngang bằng về cơ hội phát triển, linh hoạt trong tư duy quản lý.

Hội tụ đầy đủ những yếu tố này thì mới đảm bảo có thể tạo được động lực gắn bó và cống hiến lâu dài của các thành viên với tổ chức.

1. Nuôi dưỡng sự công bằng trong môi trường làm việc

Đời sống công sở đôi khi khiến con người ra cảm thấy ngột ngạt.

Đặc biệt là giữa nhân viên cũ và mới, giữa cấp trên và cấp dưới.

Chính vì vậy, sự công bằng là yếu tố cần thiết trong văn hóa doanh nghiệp.

Theo kết quả nghiên cứu của Slack (2019).

Để nuôi dưỡng sự công bằng trong môi trường làm việc, nhà quản lý nhân sự có thể áp dụng các bước:

- Xác nhận rằng mọi người có cơ hội được ghi nhận một các công bằng.
- Tạo nên sự tin tưởng rằng việc thăng tiến sẽ được thực hiện một cách công bằng.
- Minh bạch trong hệ thống tính lương.
Quản lý nguồn nhân lực trong môi trường làm việc công bằng.
Quản lý nguồn nhân lực trong môi trường làm việc công bằng.

Hệ thống tính lương rõ ràng

Bảng công thức tính lương là điều mà nhân sự quan tâm đầu tiên.

Một nhân sự sẽ quan tâm đến:

Các chỉ số đánh giá ảnh hưởng đến lương là gì?
Mức lương tối thiểu và tối đa mà nhân sự có thể nhận được là bao nhiêu?
Các chỉ số đánh giá liệu có khách quan hay không?
Hệ thống tính lương 3P.
Hệ thống tính lương 3P.

Doanh nghiệp cần làm rõ những thắc mắc trên của nhân sự để tạo ra sự công bằng trong quy chế tính lương.

Hệ thống ghi nhận và phản hồi cho nhân sự một cách công bằng

Doanh nghiệp đảm bảo tất cả nhân viên đều nhận được phản hồi tuần tự và có hệ thống một cách công minh.

Bên cạnh đó, danh mục công việc của nhân viên cần hệ thống ghi nhận đầy đủ, chính xác và liên tục.

Danh mục công việc cần ghi nhận có hệ thống.
Danh mục công việc cần ghi nhận có hệ thống.

Điển hình như nhân viên tại công ty Ehrhardt Keefe Steiner & Hottman nhận phản hồi ít nhất một lần mỗi tháng.

Minh bạch và thống nhất trong việc thưởng phạt

Tùy vào các vị trí khác nhau mà người quản lý cần phải phân chia công việc cho nhân viên một cách rõ ràng.

Người quản lý nên thông báo trước các hình thức thưởng, phạt để họ có động lực làm việc.

Minh bạch và thống nhất trong việc thưởng – phạt.
Minh bạch và thống nhất trong việc thưởng – phạt.

Đặc biệt người nhân viên cần biết được họ đang cố gắng vì điều gì và sẽ ra sao nếu không hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, môi trường làm việc cần được xây dựng dựa trên sự đa dạng để thúc đẩy khả năng sáng tạo của nhân viên.

2. Tạo dựng tính đa dạng trong môi trường làm việc

Mỗi người là một cá thể riêng biệt và có những điểm khác biệt để thể hiện.

Đó là lý do tại sao sự đa dạng quan trọng trong văn hóa làm việc.

Người quản lý cần nắm bắt những nét riêng của nhân sự để giao công việc.

Đảm bảo nhân viên nhận được công việc phù hợp với khả năng của mình.

Một vài lợi ích của sự đa dạng trong môi trường làm việc.

Các cá nhân với lý lịch khác nhau có thể có những tài năng, kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau mà có thể đem lại lợi ích và nâng cao hiệu quả công việc.

Kỹ năng và kinh nghiệm đa dạng trong nhóm làm việc cũng đồng nghĩa với việc mọi người có thể học hỏi từ nhau.
Kỹ năng và kinh nghiệm đa dạng trong nhóm làm việc cũng đồng nghĩa với việc mọi người có thể học hỏi từ nhau.

Bằng cách làm việc chung với những người với lý lịch, trải nghiệm và phong cách làm việc khác nhau.

Những ý tưởng sáng tạo có thể được hình thành từ việc kiểm tra đối chiếu ý tưởng của mỗi người, từ đó đưa ra nhận xét và gợi ý.

Việc tận dụng thế mạnh của mỗi người và kết hợp với những người khác trong nhóm là vô cùng quan trọng.
Việc tận dụng thế mạnh của mỗi người và kết hợp với những người khác trong nhóm là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh những tài năng riêng của từng cá nhân.

Doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển nhân viên để họ tỏa sáng, không những đánh thức mà còn mở rộng cơ hội phát triển mục tiêu nghề nghiệp.

Điển hình như văn hóa STICO của FPT – Sáng tạo không ngừng.

FPT trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phần mềm của Việt Nam dựa vào triết lý nền tảng gồm 5 chữ: “Sâu, Sáng, Tuyệt, Thông, Phong”.

5 chữ này có nghĩa lần lượt là: Sâu sắc triết lý, Sáng suốt trong việc quản lý, Chất lượng tuyệt hải, Thông suốt lựa chọn thông tin và Phong phú sáng tạo.
FPT luôn tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trong công ty.
FPT luôn tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trong công ty.

Cũng chính vì thế mà các nhân viên làm việc trong ngôi nhà FPT luôn tự hào về STICO như một nét văn hóa riêng mà không phải doanh nghiệp nào cũng có.

Tìm hiểu thêm: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như Thế Giới Di Động, PNJ, FPT.

3. Cung cấp cơ hội phát triển cho từng cá nhân

Nhiệm vụ hàng đầu của nhà lãnh đạo là tạo ra cơ hội nhân viên để học hỏi, phát triển và thành công.

Doanh nghiệp cần tạo cơ hội để giúp đỡ nhân viên phát triển.
Doanh nghiệp cần tạo cơ hội để giúp đỡ nhân viên phát triển.

Trong cuốn sách Leaders Open Doors, Bill Treasurer gọi nhiệm vụ trên là: Mở cửa cơ hội cho nhân viên.

Với cách này, nhà lãnh đạo có thể góp phần hình thành một đội ngũ các nhà lãnh đạo và quản lý kế thừa cho doanh nghiệp.

Cụ thể, Mondelez Kinh Đô cũng đầu tư cho chính sách đào tạo.

Sự kiện "Tuần lễ phát triển bản thân - Growing Here Weeks" được tổ chức hàng năm, nằm trong chuỗi hoạt động đào tạo trọng điểm của tập đoàn.

Với triết lý “Phát triển con người để phát triển kinh doanh”, tài năng bản địa được xác định là yếu tố cốt lõi giúp Mondelez Kinh Đô thành công tại Việt Nam.
Với triết lý “Phát triển con người để phát triển kinh doanh”, tài năng bản địa được xác định là yếu tố cốt lõi giúp Mondelez Kinh Đô thành công tại Việt Nam.

Chương trình mang đến nhiều khóa trực tuyến và tại chỗ, truyền đạt bởi lãnh đạo cấp cao và chuyên gia nổi tiếng.

Chương trình hỗ trợ cần thiết ở phương diện cá nhân lẫn sự nghiệp.

Lãnh đạo Mondelez Kinh Đô Việt Nam (MKD) coi nguồn nhân lực chất lượng cao là “chìa khóa” quan trọng giúp công ty phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
Lãnh đạo Mondelez Kinh Đô Việt Nam (MKD) coi nguồn nhân lực chất lượng cao là “chìa khóa” quan trọng giúp công ty phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

Bên cạnh đó, chương trình “My Career Launchpad” cho phép nhân viên trẻ có thời gian học hỏi và trải nghiệm công việc cụ thể tại các phòng ban khác nhau và giao lưu nhiều nền văn hóa để tối ưu khả năng học hỏi.

Mondelez Kinh Đô tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện dấu ấn cá nhân trong công việc.

Mondelez Kinh Đô tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện dấu ấn cá nhân trong công việc.

Hơn thế nữa, nhằm giúp nhân viên xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp dài hạn.

Mondelez ra mắt chương trình EDGE, vạch ra kế hoạch xây dựng đội ngũ tài năng trẻ có năng lực.

Chương trình Quản trị viên tập sự – EDGE Stars – Management Trainee của MONDELEZ INTERNATIONAL.
Chương trình Quản trị viên tập sự – EDGE Stars – Management Trainee của MONDELEZ INTERNATIONAL.

Nhân viên đều là những cá thể khác nhau.

Mỗi nhân viên đều có những khuyết điểm riêng biệt.

Do đó nhà quản lý hiểu rõ và chấp nhận những hạn chế đó.

4. Chấp nhận những hạn chế của nhân viên

Không phải ai cũng lanh lợi, kiên định, có hoài bão, thông minh hay có chí tiến thủ.

Con người không ai hoàn hảo.
Con người không ai hoàn hảo.

Để chấp nhận những hạn chế của nhân viên, người quản lý cần hiểu rõ nhân viên của mình.

Khi biết được điểm mạnh, tốt, xấu của họ thì người quản lý khi giao công việc phù hợp với từng cá nhân và không bị nhồi nhét.

Giao công việc cho nhân viên có khả năng làm được.
Giao công việc cho nhân viên có khả năng làm được.

Doanh nghiệp vận hành như một xã hội thu nhỏ.

Nếu muốn xã hội tốt lên thì từng cá nhân phải tôn trọng nhau.

5. Văn hóa chia sẻ và tôn trọng nhân viên

Từng cá nhân trong công ty cần tôn trọng sự khác biệt của nhau.

Hiện nay các công ty ở Nhật Bản cũng dần thay đổi cách nhìn cũng như bãi bỏ sự phân biệt với những nhân viên thuộc thế giới thứ 3 (đồng tính nam, nữ cùng chuyển giới).

Công ty Nhật Bản đã có bước đi lớn trong việc xây dựng môi trường làm việc cho thế giới thứ 3.
Công ty Nhật Bản đã có bước đi lớn trong việc xây dựng môi trường làm việc cho thế giới thứ 3.

Fujita là một trong những người đi đầu trong việc ủng hộ nhân viên tham gia các sự kiện của giới LGBT.

Đồng thời nâng cao ý thức của cộng đồng về việc kỳ thị thế giới thứ 3.

Bên cạnh đó, nhân viên cũng chia sẻ cùng nhau, chia sẻ cho cấp trên những vấn đề khó khăn hay định hướng chỉ dẫn để đẩy nhanh tiến độ công việc hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể trao cho nhân viên quyền quyết định công việc.

Điều này cho nhân viên có trách nhiệm với công việc đang đảm nhận.

6. Trao quyền cho nhân viên

Hình thức trao quyền này thường được áp dụng đối với các nhân viên ưu tú, có tiềm năng.

Trao quyền là phải có trách nhiệm với công việc đã nhận.
Trao quyền là phải có trách nhiệm với công việc đã nhận.

Khi được trao quyền, nhân viên sẽ có cơ hội phát huy tài năng, năng lực của mình đồng thời nhìn nhận được vai trò và trách nhiệm của mình về công việc được giao.

Họ sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp để chứng tỏ năng lực của mình cũng như thỏa mãn nhu cầu được thể hiện bản thân.

Đặc biệt khi doanh nghiệp cho những nhân viên tốt nhất của mình cơ hội phát triển, điều đó sẽ thay đổi suy nghĩ của họ từ “đây chỉ là một công việc phụ” sang “đây có thể là một sự nghiệp chính thức”.

Lời kết:

Thực hiện được những yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ tìm ra cách kiến tạo nên môi trường làm việc đa dạng và lý tưởng.

Từ đó, thôi thúc tinh thần làm việc và cống hiến của nhân viên, giúp doanh nghiệp đạt những thành tựu đáng mong đợi.