Forbes vừa cập nhật 8 xu hướng sẽ xuất hiện vào năm 2023.

Một vài xu hướng trong đó sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong mọi ngành.

1. Cung cấp dịch vụ ở mọi lĩnh vực
2. Tính di động tích hợp công nghệ
3. Kỳ vọng của khách hàng vào lộ trình trải nghiệm mới
4. Đưa công nghệ vào chăm sóc sức khỏe
5. Tương lai của vốn và rủi ro
6. Nền kinh tế bền vững là nhu cầu cơ bản của thời đại mới
7. Kinh tế tuần hoàn
8. Mạng lưới cung ứng linh hoạt

1. Cung cấp dịch vụ ở mọi lĩnh vực

Sản xuất và bán sản phẩm đã là mô hình kinh doanh chủ yếu của nhiều doanh nghiệp xuyên suốt trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ trước đây chỉ gắn liền với một số lĩnh vực như viễn thông.

null
Cung cấp dịch vụ chỉ dừng lại ở lĩnh vực viễn thông.
Tuy nhiên, trong xu hướng này, từ những thiết bị thể thao và dịch vụ phát trực tuyến trong B2C đến máy móc và phần mềm trong B2B.

Hầu như các sản phẩm hoặc dịch vụ đều nhận được sự đón nhận từ khách hàng.

Cách tiêu thụ, đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm và dịch vụ đã thay đổi.

Xu hướng này sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi nguồn doanh thu và mức độ tương tác của khách hàng trong các ngành.

2. Tính di động tích hợp công nghệ

Các xu hướng được kết nối mọi thứ dưới dạng dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng đô thị từng được xây dựng cho ô tô di chuyển giữa ngoại ô và trung tâm thành phố.

null
Đường di chuyển cho ô tô giữa ngoại ô và trung tâm thành phố.

Tuy nhiên, điều này không còn khả thi cho đến thời điểm hiện tại.

Do đó, việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số mới sẽ đảm bảo di chuyển thuận tiện, an toàn và bền vững trong tương lai.

Toyota tại Triển lãm Ô tô 2022: Giải pháp di chuyển toàn diện cho người Việt

null
Hãng xe Nhật mang tới Triển lãm Ô tô Việt Nam những dòng xe đô thị và xe xanh cùng thông điệp “Move Your World”.

“Sự tự do di chuyển cho tất cả mọi người” - cụm từ thể hiện chính xác mong muốn của Toyota về một nơi mà con người có thể tự do di chuyển, sống và làm việc không hạn định.

Giải pháp di chuyển của Toyota tới từ công nghệ tiên tiến và phù hợp với những sản phẩm.
null
Sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ đang hết mình sống, làm việc và trải nghiệm, đúng với tinh thần “Move Your World”.

Toyota cung cấp chuỗi giá trị toàn diện bao gồm gói dịch vụ sau bán hàng và dịch vụ giá trị gia tăng.

3. Kỳ vọng của khách hàng vào lộ trình trải nghiệm mới

Khi nói đến trải nghiệm của khách hàng.

Cả người tiêu dùng và khách hàng đều mong đợi trải nghiệm gắn kết trên bất kỳ thương hiệu nào mà họ có.

Đồng thời, khách hàng cũng yêu cầu trải nghiệm được cá nhân hóa có sẵn ở mọi lúc, mọi nơi.

null
Hầu hết người tiêu dùng đều khao khát một thương hiệu hiểu họ đủ rõ để cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.

Dự đoán, trong tương lai, kỳ vọng của khách hàng sẽ tiếp tục tăng cao.

Do đó, các doanh nghiệp cần cung cấp một trải nghiệm vượt ngoài quy trình bán hàng và giữ chân khách hàng.

4. Đưa công nghệ vào chăm sóc sức khỏe

Sau đại dịch COVID-19, sức khỏe là ưu tiên hàng đầu của mọi người.

Ngày nay, y tế đã tiến bộ đáng kể, trong đó có sự góp mặt của công nghệ.

null
Công nghệ sẽ cải thiện việc theo dõi bệnh nhân, áp dụng các kế hoạch điều trị cá nhân và dự đoán thuốc.

Ngoài không gian chăm sóc sức khỏe, các thiết bị kỹ thuật số thu nhập và biên soạn dữ liệu liên quan đến sức khỏe ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

Các thiết bị như đồng hồ thông minh, cân thông minh và máy tập luyện gắn cảm biến tạo ra bộ dữ liệu hoạt động về sức khỏe khổng lồ.

null
Đồng hồ thông minh.
null
Cân thông minh.

Mặc dù xu hướng này tạo ra những khả năng mới cho ngành chăm sóc sức khỏe và khoa học đời sống.

Tuy nhiên, xu hướng này cũng có ý nghĩa đối với các ngành sản phẩm tiêu dùng, bán lẻ và bảo hiểm.

5. Tương lai của vốn và rủi ro

Các ngân hàng và công ty bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống tài chính thế giới.

Tuy nhiên, trong vài năm tới, các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm truyền thống sẽ được thay thế.

Tiến bộ về công nghệ và dữ liệu sẽ giúp các ngân hàng cung cấp dịch vụ theo dạng siêu cá nhân hóa và phần lớn được tự động hóa.

Giáo sư Markos Zacchariadis – tác giả của bản báo cáo, đồng thời cũng là Giáo sư Khoa Công nghệ Tài chính (Fintech) và Hệ thống thông tin thuộc Trường kinh doanh Alliance Manchester cho biết thêm:

“Bằng cách tận dụng công nghệ để tổ chức và phân tích dữ liệu tốt hơn, các ngân hàng có thể mở rộng vai trò trung tâm trong một mô hình dịch vụ tài chính có khuynh hướng dựa nhiều vào nền tảng.”

Tại Khối dịch vụ Tài chính doanh nghiệp, HSBC Việt Nam đã triển khai một loạt các nền tảng điện tử như Trade Tracker (ứng dụng kỹ thuật số để hỗ trợ khách hàng theo dõi các giao dịch thương mại theo thời gian thực)

Trong mảng bán lẻ, HSBC Việt Nam đã tiến hành số hóa toàn bộ quá trình đăng ký và cấp thẻ tín dụng, nâng cấp ứng dụng ngân hàng trên điện thoại thông minh.

null
HSBC Việt Nam đã tiến hành số hóa toàn bộ quá trình đăng ký và cấp thẻ tín dụng, nâng cấp ứng dụng ngân hàng trên điện thoại thông minh.

Ông Tim Evans – Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, cho biết:

“Chúng tôi đang sử dụng công nghệ vào đổi mới như chìa khóa cho việc tạo lập sự khác biệt của HSBC Việt Nam trong ngành tài chính ngân hàng”.

Chúng tôi bổ sung các thế mạnh và giá trị cốt lõi của ngân hàng với những đặc trưng số được khách hàng đánh giá cao để duy trì vị thế là một ngân hàng tiên tiến và đáng tin cậy trong tương lai.

6. Nền kinh tế bền vững là nhu cầu cơ bản của thời đại mới

Thách thức lớn nhất của thế kỷ 21 là ngăn chặn biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với hành tinh.

Và quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững là một trong những nhu cầu cơ bản của thời đại chúng ta.

Điển hình như 2 tấm gương– EnBW và Farys trong việc sử dụng công nghệ, sự tham gia của con người và các chiến lược có tầm nhìn xa.

EnBW và Farys đều đang cho phép mọi người và doanh nghiệp sống và làm việc một cách bền vững vì một tương lai tốt đẹp hơn.

null
“Điều rõ ràng hơn bao giờ hết là chúng ta cần năng lượng tái tạo cho một tương lai bền vững." - Katharina Klein, Trưởng bộ phận Bền vững tại EnBW.

Phát mình lại hệ thống năng lượng toàn cầu là một công việc lớn sẽ liên quan đến tất cả các quốc gia, các ngành công nghiệp và mọi người.

7. Kinh tế tuần hoàn

Một điều quan trọng khác của tính bền vững là kinh tế tuần hoàn.

Trong một thời gian dài, nền kinh tế toàn cầu của chúng ta đã được tuyến tính.

Các công ty đã lấy tài nguyên, sản xuất chúng và người dùng tiêu thụ lại vứt chúng đi.

Kết quả là, con người không chỉ tiêu thụ nhiều tài nguyên mà chất thải ngày càng chồng chất.

null
Sự khác biệt giữa kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn.

Do đó, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn vừa bảo vệ môi trường của chúng ta, vừa mở ra những cơ hội kinh doanh mới.

8. Mạng lưới cung ứng linh hoạt

Trong nền kinh tế kết nối toàn cầu ngày nay, sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Điều này bao gồm sự thiếu hụt và chậm trễ của vật liệu và sản phẩm dẫn đến các kệ hàng trống trơn.

Để xây dựng khả năng phục hồi, các công ty cần minh bạch trong chuỗi cung ứng của họ.

Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và trao đổi dữ liệu giữa các đối tác thương mại trong một mạng lưới kỹ thuật số mở nhưng an toàn.

null
Các đối tác thương mại phải có sự hợp tác chặt chẽ với nhau.

Sum Up:

1. Cung cấp dịch vụ ở mọi lĩnh vực.

2. Tính di động tích hợp công nghệ.

3. Kỳ vọng của khách hàng vào lộ trình trải nghiệm mới.

4. Đưa công nghệ vào chăm sóc sức khỏe.

5. Tương lai của vốn và rủi ro.

6. Nền kinh tế bền vững là nhu cầu cơ bản của thời đại mới.

7. Kinh tế tuần hoàn.

8. Mạng lưới cung ứng linh hoạt.