Ông Hoàng Văn Tam - người sáng lập và điều hành  Công ty Digitech Solutions, chuyên gia đào tạo và tư vấn chuyển đổi số, chia sẻ: “Trong nền kinh tế hiện đại, chúng ta nên đưa công nghệ và con người đến gần nhau hơn bằng cách thay đổi hình thức kinh doanh. Sales và marketting cũng như các lĩnh vực khác nếu có công nghệ thì sẽ dễ dàng hơn nhiều."

Ông Hoàng Văn Tam - người sáng lập và điều hành  Công ty Digitech Solutions. Ông Hoàng Văn Tam - người sáng lập và điều hành Công ty Digitech Solutions.

Một doanh nghiệp khi chuyển "địa điểm" từ offline thành online và khai thác mảng bán hàng đa kênh thì sẽ có những đặc tính khác nhau.

Kinh doanh online khác với kinh doanh truyền thống rấy nhiều bởi khi chuyển đổi mô hình, doanh phải phải tự mình trang bị kiến thức và kỹ năng.

Theo ông Tam, trước đây, kinh doanh online bị giới hạn vì chỉ một số mặt hàng mới KDOL được, sau này khi chuyển qua không gian số - trung gian qua nhiều môi trường khác nhau thì kinh doanh online có cơ hội phát triển hơn.

Thế nhưng doanh nghiệp áp dụng công nghệ kinh doanh online cần phải trang bị tư duy, kiến thức cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng đối tượng khách hàng phù hợp và thu thập dữ liệu thông tin về khách hàng, thị trường...

Trước khi kinh doanh online, doanh nghiệp nên tự học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu kĩ lượng tệp khách hàng. Trước khi kinh doanh online, doanh nghiệp nên tự học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng tệp khách hàng.

Công nghệ kinh doanh online là một lĩnh vực mà doanh nghiệp nên nghiên cứu và đầu tư, đưa ra những dự đoán về hành vi khách hàng.

Cách bán hàng trong không gian số.
Theo ông Tam, DN sử dụng công nghệ kinh doanh online nên đồng bộ giữa kiến thức thị trường, thông tin khách hàng và các chiến lược kinh doanh để có phương án tìm khách hàng tốt nhất.

Một doanh nghiệp khi muốn bán hàng trong không gian số thì phải lên kế hoạch và tính toán kỹ lưỡng, thay vì cứ đầu tư các mặt hàng sau đó mới lên phương án bán hàng như kinh doanh truyền thống. 

Ở không gian số, doanh nghiệp nên tìm kiếm công cụ rồi mới đưa ra phương án về marketting. Công cụ đó là các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Google... và các trang thương mại điện tử (TMĐT) như Tiki, Sendo, Lazada, Taobao, Alibaba.

Doanh nghiệp nên tìm hiểu khách hàng thường xuyên tiếp xúc với kênh nào, mua sắm ở kênh nào nhanh nhất trước khi kết nối và sau khi họ mua hàng cũng phải chấp nhận những phản hồi của họ.  

Ông Tam cho rằng, một DN khi sử dụng kinh doanh online nên kết hợp không gian số và không gian thực, áp dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra nhiều “điểm chạm”. Những "điểm chạm" này chính là cách tiếp xúc với khách hàng ra sao, điều kiện thế nào để khách mua hàng và những dịch vụ kèm theo.

Doanh nghiệp cần ghi nhớ không phải là một kênh "bán thêm" mà là một hệ sinh thái bán hàng có thể giúp mọi bộ phận trong doanh nghiệp đều được phục vụ khách hàng từ quá trình sản xuất, kinh doanh cho tới khâu giao nhận và thanh toán.

Starbucks là một ví dụ mà ông Tam đưa ra về một số DN đã thành công khi khai thác kinh doanh online.

Starbucks - doanh nghiệp thành công khi khai thác kinh doanh online. Starbucks - doanh nghiệp thành công khi khai thác kinh doanh online.

Đó là viết tên của khách hàng vào sản phẩm, truyền tải những thông điệp chú trọng đến sở thích, niềm đam mê của khách hàng, sau đó thông tin sâu rộng bằng cách phát triển ứng dụng trên điện thoại di động, thanh toán qua ứng dụng...

Starbucks muốn truyền tải sự chú trọng sở thích của khách hàng bằng việc viết tên họ lên sản phẩm. Starbucks muốn truyền tải sự chú trọng sở thích của khách hàng bằng việc viết tên họ lên sản phẩm.

Cách thức chuyển đổi số thành công và thuận lợi.
Ông Nguyễn Mạnh Tấn - Giám đốc Marketing công ty CP công nghệ Haravan, chia sẻ bí quyết: “Ngày nay, kinh doanh online và TMĐT là xu hướng, từ “không thể né tránh” cho đến “không thể thiếu” đối với nền kinh tế hiện tại. Điều này xuất phát từ các tiện ích của các phần mềm công nghệ như Google, Facebook.
Ngoài ra, còn có những app hỗ trợ hữu hiệu cho ngành KDOL như Momo, Grap... nên người dùng có thể mua hàng một cách dễ dàng. Hầu hết khách hàng đều đang sử dụng nền tảng mạng xã hội nào đó, cho nên việc bán hàng trên không gian mạng ngày càng trở nên phổ biến. Từ năm 2018 trở đi, nhiều DN đã khai thác mạnh mảng online để kinh doanh và phát triển”.

Theo ông Tấn, hiện tại Việt Nam đang có những nền tảng bán hàng đa kênh từ các ứng dụng công nghệ của mạng xã hội cho đến các sàn TMĐT. 

Ông Nguyễn Mạnh Tấn - Giám đốc Marketing công ty CP công nghệ Haravan. Ông Nguyễn Mạnh Tấn - Giám đốc Marketing công ty CP công nghệ Haravan.

Ông Tam cho rằng DN có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thay vì quảng cáo trên các kênh truyền thống thì chuyển qua hình thức SMS Messenger chẳng hạn. 

Ông Lưu Hoàng Lâm - Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma, chuyển đổi số kinh doanh online cần thực hiện các bước:

  1. Số hóa tất cả các bước trong quy trình bán hàng, mỗi bước đều có ký hiệu và được định danh, theo dõi liên tục.
  2. Báo cáo phải được cập nhật liên tục, tránh trường hợp sai sót (thông qua CRM, Google sheet...).
  3. Đưa ra quyết định dựa trên số liệu (so sánh số liệu thực tại với các chỉ số KPI đối với các bộ phận khác nhau).
  4. Áp dụng công cụ vào quản trị nhân sự (giao tiếp qua Google Meet, quản lý khối lượng công việc qua Trello, quản lý chất lượng công việc qua Radar...) 

Thay đổi cách chạy Facebook ads là một giải pháp được ông Lâm đưa ra để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả.

Phương thức chạy Facebook Ads cũng cần được thay đổi. Phương thức chạy Facebook Ads cũng cần được thay đổi.

DN có thể hoạt động ở bất cứ địa điểm nào là một điểm nổi bật của việc chuyển đổi số sang công nghệ kinh doanh online. 

Nhân viên không nhất thiết phải ngồi làm việc tại văn phòng mà lãnh đạo DN cũng có thể theo dõi sát sao các hoạt động mà không mất nhiều thời gian giám sát như trước đây. 

Ứng dụng AI trong tiếp thị và bán hàng như thế nào? 
Ông Lê Hoành Sử - Trưởng khoa hệ thống thông tin trường ĐH Kinh Tế - Luật, chia sẻ điều cơ bản về ứng dụng AI: “AI là trí tuệ nhân tạo, có khả năng hệ thống máy móc, biến những kiến thức trong công nghệ vào thực tế. Tôi quan sát thấy AI đang ngày càng được khai thác rộng và trở thành nguồn nuôi sống nhiều DN. AI cũng tạo ra các dự báo và nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng, là yếu tố góp phần vào sự thành công của các DN."

Ông Lê Hoành Sử - Trưởng khoa hệ thống thông tin trường ĐH Kinh Tế - Luật. Ông Lê Hoành Sử - Trưởng khoa hệ thống thông tin trường ĐH Kinh Tế - Luật.

Thời gian gần đây, sự xuất hiện của các robot phần mềm tham gia bán hàng như chatbot, nhập liệu, kiểm tra hóa đơn, chứng từ... đã được chuẩn hóa thành những ứng dụng mà DN có thể dễ dàng sử dụng.

Bên cạnh đó, robot còn là trợ lý đắc lực giúp người bán hàng có thể chăm sóc khách hàng cũ theo lập trình, đúng với yêu cầu của DN. 

Ông Sử cho biết thêm, hiện tại các DN đang khai thác bán hàng đa kênh, khi người bán hàng không thể lưu trữ được hết thông tin hoặc những phản hồi của khách hàng thì họ cần AI có phần mềm nhận diện khách hàng (giới tính, thái độ, đặc điểm khi mua hàng...) và có dữ liệu tổng hợp để DN tìm ra cách thức phục vụ tốt nhất cho khách hàng. 

Theo Doanh nhân Sài Gòn