Cuộc bành trướng của các ông lớn nhà thuốc

Dự báo từ Công ty Nghiên cứu thị trường IBM, độ lớn thị trường dược phẩm của Việt Nam ước đạt 7,7 tỉ USD vào năm 2021 và 16,1 tỉ USD năm 2026.

Báo cáo từ CTCP Chứng khoáng Rồng Việt, toàn quốc có khoảng 30.000 hiệu thuốc lớn, nhỏ. Với thu nhập trung bình và nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng, người dân có xu hướng lựa chọn nhà thuốc hiện đại, có thương hiệu, đạt tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt quản lý nhà thuốc).

Bên cạnh kênh phân phối chính từ các bệnh viện, ước tính có khoảng 25% doanh thu ngành dược phẩm ở Việt Nam, tương đương gần 2 tỉ USD vào năm 2021, 4 tỉ USD vào năm 2026, sẽ đổ vào thị trường bán lẻ dược phẩm qua kênh nhà thuốc.

Hiện tại các "ông lớn" ngành bán lẻ không còn ở tư thế dòm ngó mà đang tăng tốc bành trướng, chấp nhận chịu lỗ, thần tốc mở nhà thuốc.

Pharmacity liên tiếp lỗ lũy kế hàng trăm tỉ đồng do không ngừng mở cửa hàng mới. Pharmacity liên tiếp lỗ lũy kế hàng trăm tỉ đồng do không ngừng mở cửa hàng mới.

Pharmacity năm ngoái mở đến 200 nhà thuốc, dẫn đầu thị trường về quy mô điểm bán khi vượt mốc 700. Sau khi cắm rễ tại TP HCM, chuỗi này vươn ra Hà Nội và đang dần bao phủ khắp cả nước. 

Hai tháng đầu năm 2020, Pharmacity ra mắt khoảng 160 nhà thuốc, tương đương tốc độ mở mới bình quân ba cửa hàng một ngày. Đến giữa tháng 3, thương hiệu này đã có gần 950 nhà thuốc trên toàn quốc, nhiều nhất thị trường.

Không chịu kém cạnh, năm COVID_19 thứ hai, Long Châu, chuỗi nhà thuốc thuộc FPT Retail, cũng có thêm 200 cở sở, nâng tổng quy mô hệ thống lên 400 cửa hàng. 

Tốc độ mở rộng thần tốc tiếp tục được duy trì khi Long Châu có thêm hơn 100 cửa hàng từ sau Tết Dương lịch. Đến ngày 15/3, đơn vị này này có 519 nhà thuốc tại hơn 50 tỉnh, thành phố.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu năm 2020, mảng dược phẩm mang về cho FPT Retail doanh thu hơn 472 tỉ đồng, tăng gần 200% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, đối thủ của FPT Retail - Thế Giới Di Động cũng từng nuôi tham vọng trở thành người đi đầu cuộc đua bán lẻ dược phẩm cách đây 4 năm sau khi mua lại Phúc An Khang, cùng với một loạt động thái như đổi tên thương hiệu, rầm rộ chiêu mộ dược sĩ... 

Dù vậy, doanh nghiệp này lại nhanh chóng giảm nhịp rót vốn để mở rộng quy mô bởi đánh giá khi đó lĩnh vực này không hẳn là miếng bánh béo bở.

Còn với bối cảnh thị trường nóng như hiện nay, cùng với áp lực tìm kiếm nguồn thu mới, Chủ tịch Thế Giới Di Động, Nguyễn Đức Tài chia sẻ với nhà đầu tư tại cuộc gặp gỡ tháng trước rằng "đây là giai đoạn phù hợp để kiếm lời cho mô hình chuỗi nhà thuốc". 

An Khang có bước trở lại đầy ngoạn mục. Ảnh: Vnexpress An Khang có bước trở lại đầy ngoạn mục. Ảnh: Vnexpress

Từ cuối năm ngoái, doanh nghiệp này cũng thông báo nâng tỷ lệ sở hữu chuỗi nhà thuốc An Khang lên 99,99%, đánh dấu giai đoạn tăng tốc và cạnh tranh thị phần.

Trở lại đường đua mở rộng quy mô muộn hơn 2 đối thủ, nhưng An Khang cũng đang bứt tốc quyết liệt. Cuối năm 2020, An Khang có 68 nhà thuốc thì đến năm ngoái tăng lên 178 và hiện tại là 208.

Ngoài 3 cái tên kể trên, thị trường gần đây cũng ghi nhận thêm nhiều cái tên khác như Phano Pharmacy, Nhà thuốc 7, Nhà thuốc Mười... với số cửa hàng tỷ lệ thuận với thời gian hoạt động.

Không chỉ đua bành trướng về quy mô, các doanh nghiệp cũng cạnh tranh quyết liệt để hiện diện tại những vị trí đắc địa

Cuối năm ngoái, một chủ nhà ở thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) gặp trục trặc và quyết định thanh lý trước hạn hợp đồng với Thế Giới Di Động thuê mặt bằng. Ngay lập tức, Long Châu nhảy vào thế chỗ, trả giá cao hơn 20%.

Nhà thuốc Long Châu và Pharmacity nằm ngay gần nhau tại một khu dân cư tại Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Vnexpress Nhà thuốc Long Châu và Pharmacity nằm ngay gần nhau tại một khu dân cư tại Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Vnexpress

Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch FPT Retail từng chia sẻ, chiến lược mở cửa hàng của doanh nghiệp này là quan sát, chọn ra những khu vực họ chưa đặt cửa hàng trong khi đối thủ đã có mặt và có doanh thu tốt. 

Theo tính toán của bà, khoảng 60% khách hàng vẫn chọn mua thuốc gần nhà nên sau khi tăng trưởng thần tốc nhờ "cộng sinh" với các cửa hàng điện thoại FPTShop ở mặt tiền thì Long Châu đang dần dần đi vào các ngõ ngách.

Năm nay, FPT Retail đặt mục tiêu mở thêm ít nhất 300 nhà thuốc Long Châu, để có 700-800 cơ sở vào cuối năm.

null

Còn Thế Giới Di Động, sau khi thử nghiệm chiến lược mở cửa hàng tương tự Long Châu – tức đặt hiệu thuốc cạnh một cửa hàng trong hệ sinh thái bán lẻ để tăng lưu lượng khách cho cả hai, giờ đây An Khang cũng lên kế hoạch giảm phụ thuộc bằng những cửa hàng độc lập len lỏi trong khu dân cư.

Tương tự, để đánh chiếm thị trường bán lẻ dược phẩm, Tổng giám đốc Pharmacity Chris Blank đặt mục tiêu phân nửa dân số Việt Nam sẽ tiếp cận được các nhà thuốc của chuỗi này trong vòng 10 phút lái xe. 

Điều này đồng nghĩa họ cần có 5.000 cửa hàng, gấp 6 lần con số hiện tại trong 3 năm tới. 

Một trong những cách làm của chuỗi này là ký hợp tác với các doanh nghiệp bất động sản để đặt cửa hàng tại chung cư do những doanh nghiệp này làm chủ đầu tư.

Các doanh nghiệp thi nhau tuyển dụng với mức lương dẫn đầu thị trường 

Song hành với việc mở nhà thuốc mới, trên thị trường tuyển dụng, các doanh nghiệp này cũng đều hứa hẹn mức lương dẫn đầu thị trường cho dược sĩ.

Trước Tết Âm lịch, Long Châu thông báo mức thưởng cao nhất cho nhân viên là năm tháng lương, ngoài lương tháng 13 theo quy định.

Sau thông tin này, Pharmacity ngay lập tức tuyên bố năm nay sẽ đứng đầu thị trường về chính sách phúc lợi cho dược sĩ. Công ty quyết định tăng lương, phụ cấp, hoa hồng từ tháng trước và thưởng cuối năm 1-12 tháng lương cơ bản. 

Công ty dự kiến tăng quy mô lên 35.000 nhân sự vào năm 2025 để đáp ứng cho tham vọng 5.000 nhà thuốc.

Nhà thuốc An Khang trên đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh, TP HCM. Nhà thuốc An Khang trên đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh, TP HCM.

An Khang cũng chi trả mức lương không thua kém bởi ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động - xác định, "năng lực tư vấn của dược sĩ là yếu tố quyết định thành bại của nhà thuốc chứ không phải giá bán hay trải nghiệm mua sắm".

Các ông lớn gánh lỗ như thế nào trong cuộc đua mở nhà thuốc?

CTCP Dược phẩm Pharmacity vừa công bố tình hình tài chính bán niên 2020 với khoản lỗ ròng sau thuế hơn 194 tỉ đồng, tăng 60% tiền lỗ so với cùng kì năm trước.

Cả năm 2019, Pharmacity đã lỗ tới 265 tỉ đồng. Doanh nghiệp này tham vọng sở hữu 1.000 nhà thuốc vào năm 2022.

Chuỗi nhà thuốc dẫn đầu thị trường về số lượng điểm bán dường như không nao núng bởi khoản lỗ này nhờ sự hậu thuẫn của công ty mẹ và các quỹ đầu tư. 

Cách đây ba năm, Pharmacity được Mekong Capital rót vốn nhưng không tiết lộ số tiền. Sau đó một năm, chuỗi này huy động khoảng 730 tỷ đồng trong vòng Series C và tiếp đến công ty mẹ phát hành trái phiếu hơn 1.000 tỷ đồng.

Với lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 trên báo tài chính hợp nhất giảm tới 90% (âm 142 tỉ đồng) so với cùng kỳ 2019, FPT Retail lý giải một trong những nguyên nhân đến từ việc FPT Long Châu tiếp tục mở rộng chuỗi cửa hàng thêm 101 cửa hàng so với cuối quý 2-2019 (cuối quý 2-2020 có tổng 135 cửa hàng).

"Do FPT Long Châu đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng chuỗi dẫn đến chi phí tăng", ông Hoàng Trung Kiên (tổng giám đốc FPT Retail) thay mặt đơn vị giải trình kết quả kinh doanh.

Tại đại hội cổ đông vừa qua, đại diện FPT Retail tiết lộ chuỗi Long Châu đang là động lực tăng trưởng chính cho doanh nghiệp với kế hoạch mở rộng vào năm 2020 là 220 cửa hàng.

Chi phí mở 1 nhà thuốc Long Châu dao động từ 400 triệu đến 1 tỉ đồng. Trung bình thời gian hòa vốn của 1 nhà thuốc Long Châu là 6 tháng, dự kiến đến năm 2022 Long Châu sẽ hòa vốn.

Điểm thuận lợi được FPT Retail chỉ ra là biên lợi nhuận gộp của mảng dược phẩm cao hơn mảng di động khoảng 3%.

null

Ở chiều ngược lại, sau khi lỗ 17 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào An Khang trong bốn năm qua, Thế Giới Di Động vẫn khẳng định sẽ nhanh chóng có lãi bởi triển vọng tăng trưởng rất lạc quan.

Sau khoảng thời gian khá trầm lắng, chuỗi nhà thuốc An Khang của CTCP Thế giới di động đang tăng tốc trở lại. Doanh nghiệp này cho hay đang sắp xếp 6/25 cửa hàng "5 tỉ" Bách hóa xanh đi cùng mô hình nhà thuốc An Khang.

Sự lạc quan của lãnh đạo Thế Giới Di Động hoàn toàn có cơ sở khi chuỗi Long Châu mới báo lãi nhẹ khi kết thúc năm 2021, dù trước đó họ tính toán chuỗi lỗ phải kéo dài đến hết năm nay.

Doanh số của chuỗi này cũng tăng hơn ba lần năm trước, lên gần 4.000 tỷ đồng.

Hiện tại, bán dược phẩm vẫn là mảnh đất màu mỡ khiến nhiều doanh nghiệp thèm muốn. Công ty chứng khoán ngân hàng Đông Á chỉ ra, mức chi tiêu cho thuốc bình quân đầu người của người Việt vào năm 2020 khoảng 85 USD và tăng lên 163 USD vào năm 2025.

IMS Health cũng cho biết Việt Nam được xếp vào nhóm Pharmerging Markets - nhóm 17 nước có mức tăng trưởng ngành dược phẩm cao nhất thế giới.

Theo Vnexpress