Với tiềm năng của bất động sản công nghiệp , Việt Nam đang đứng vững trên thị trường
Bất động sản công nghiệp vốn là phân khúc tiềm năng của thị trường bất động sản, do Việt Nam đang dần trở thành “bến đỗ” của nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, đặc biệt là quý 2 vừa qua, việc tái bùng phát dịch COVID-19 với nhiều diễn biến phức tạp đã khiến thị trường này trở nên chao đảo.
Hoạt động giãn cách xã hội kéo dài, chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, xuất nhập khẩu đình trệ khiến một số doanh nghiệp phải chuyển dịch đơn hàng khỏi Việt Nam để ứng phó với tình hình dịch bệnh.
Điều đáng nói là tùy vào mức độ ảnh hưởng của COVID-19, bất động sản công nghiệp hình thành nên những bức tranh khác nhau giữa hai miền Bắc - Nam.
“Bùng nổ” với loạt dự án tầm cỡ
Đầu tiên, dự án khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại Hàm Tân và La Gi, do Tổng công ty Becamex IDC và Tổng công ty VSIP hợp tác phát triển.
Với quy mô 4.984 ha, tổng vốn đầu tư 18.840 tỷ đồng, Becamex VSIP Bình Thuận được kỳ vọng thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước với dòng vốn hàng ngàn tỷ đồng.
Công ty cổ phần Sonadezi Bình Thuận cũng sẽ triển khai đầu tư 1.200 tỷ đồng để xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tân Đức tại La Gi và Hàm Tân với quy mô 300 ha.
Bên cạnh đó, Bình Thuận còn ghi nhận dự án dự án FDI có quy mô lớn trong lịch sử là chuỗi dự án điện khí LNG của Tập đoàn AES (Mỹ) với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1,31 tỷ USD. Đây được xem là dự án không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh mà có ý nghĩa quan trọng trong ngành năng lượng Việt Nam.
Xu hướng đầu tư bất động sản công nghiệp dịch chuyển ra vùng phụ lân cận
Xu hướng chuyển dịch ra khỏi vùng lõi trung tâm đô thị lớn như TP.HCM đổ về khu vực vùng ven qua các tuyến cao tốc, hạ tầng trọng điểm sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản khu vực phía Nam trong thời gian tới.
CBRE cho biết, xu hướng dịch chuyển của các khu công nghiệp và khách thuê ra vùng phụ cận TP HCM, Hà Nội ngày càng rõ ràng hơn.
Lý giải cho xu hướng này, trong báo cáo mới công bố, CBRE cho biết giá đất thuê tại các trung tâm công nghiệp TP HCM, Hà Nội đang cao hơn hẳn các tỉnh thành phụ cận.
Tại TP HCM, giá thuê đất nằm trong khoảng 180-300 USD một m2, còn Hà Nội là 175-260 USD một m2, gần gấp đôi so với giá thuê tại Bình Dương là 100-150 USD một m2; Bắc Ninh là 90-125 USD một m2; Hải Dương 65-95 USD một m2; Hải Phòng 80-125 USD một m2 và Hưng Yên 70-90 USD một m2.
Không chỉ giá cao, quỹ đất tại các khu công nghiệp ở TP HCM, Hà Nội cũng không còn nhiều. Tại những nơi này, tỷ lệ lấp đầy đang ở mức 90,8% và 99%.
Trong khi đó, các địa phương phụ cận hiện đã được cải thiện hơn về tính kết nối nhờ các dự án hạ tầng đang được thi công như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Dầu Giây - Phan Thiết tại phía Nam; cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, Ninh Bình – Hải Phòng tại phía Bắc.
Bên cạnh đó, báo cáo của CBRE cũng cho biết nhìn chung trong 9 tháng, bất chấp dịch bệnh căng thẳng, thị trường bất động sản công nghiệp vẫn có sự tăng trưởng nhẹ.
Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các khu công nghiệp và thành phố công nghiệp chính tại miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng) đạt 78,5%, tăng 0,5 điểm phần trăm theo năm. Tương tự, tỷ lệ lấp đầy tại 4 tỉnh và thành phố công nghiệp chính ở miền Nam đạt 87,2%, tăng 0,2 điểm phần trăm theo năm.
Xét về quy mô, các giao dịch thuê đất có quy mô dao động 3-25 ha, trong đó phổ biến là 3-5 ha với nhu cầu đến từ nhóm ngành sản xuất đồ nội thất, điện tử, kho vận và bao bì, đóng gói.
La Gi rơi vào tầm ngắm của các nhà đầu tư
Công nghiệp phát triển cũng giúp khu vực này thu hút hàng nghìn lao động địa phương đang làm việc ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai... Lượng lao động tăng, cộng hưởng cùng các khu công nghiệp hoàn thành sẽ thúc đẩy đầu tư hạ tầng, bất động sản logistics, kho, bãi cho La Gi.
Một trong những khu vực được xem là “vùng trũng giá” đang thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư phải kể đến La Gi, Bình Thuận. Hiện giá bất động sản La Gi còn “mềm” khi dao động khoảng 30-45 triệu đồng/m2. Các vị trí ven biển, thuận tiện kinh doanh, giá đất đạt mức 35-60 triệu đồng/m2.
Mặt bằng giá này còn thấp hơn nhiều so với giá bất động sản ven biển tại các khu vực lân cận. Với khoảng giá này, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào tiềm năng sinh lời mạnh mẽ khi La Gi lên thành phố theo quy hoạch vào năm 2025.
Đồng thời, tạo động lực phát triển các khu đô thị, phức hợp cao cấp, trung tâm thương mại phục vụ nhu cầu đời sống cho người dân bản xứ cũng như nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, mua sắm, vui chơi, giải trí... của du khách.
"Trong các địa phương tiếp theo sẽ chuyển mình nhờ bất động sản công nghiệp, La Gi là 'ứng cử viên' tiếp theo nhờ sự đổ bộ của các dự án tỷ USD. Lực đẩy của thị trường còn đến từ định hướng sắp lên thành phố, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đẩy nhanh tiến độ thi công, sân bay Phan Thiết hoàn thành giải phóng mặt bằng", ông Nguyễn Văn Nam, một nhà đầu tư nhận định.