Tình hình kinh tế vĩ mô - Có dấu hiệu lạc quan

Việt Nam đã có tháng xuất siêu thứ 3 liên tiếp khi cán cân thương mại thặng dư khoảng 100 triệu USD.

 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm chủ đạo với 220,68 tỷ USD.

Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD).

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2021. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2021.

Tiếp đến là Trung Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 16,8%; EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9%; ASEAN đạt 25,9 tỷ USD, tăng 23,3%; Hàn Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 14,6%; Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 3%.

Trong chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đầu năm ước tính đạt 299,45 tỷ USD.

Có tới 43 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 50,3 tỷ USD, tăng 20,3%; ASEAN đạt 37 tỷ USD, tăng 36,1%; Nhật Bản đạt 20,3 tỷ USD, tăng 10,1%; EU đạt 15,5 tỷ USD, tăng 18,2%; Mỹ đạt 14,2 tỷ USD, tăng 14,6%.

Trong 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn được duy trì ổn định với 26,46 tỷ USD tính từ đầu năm – tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.

Số lượng lớn các khu công nghiệp được quy hoạch và thành lập với sự tham gia mạnh mẽ của các khu công nghiệp có vốn đầu tư ngoại sẽ tạo nên một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt Số lượng lớn các khu công nghiệp được quy hoạch và thành lập sẽ tạo nên một thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành sản xuất, phân phối điện với quy mô dự án lớn đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,41 tỷ USD và 1,27 tỷ USD.

Đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực công nghiệp

Thời gian qua, có thể nhận thấy rằng các nhà đầu tư lớn nước ngoài vẫn vô cùng lạc quan, và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam.

Đáng chú ý, mới đây, Quốc hội còn nhấn mạnh rằng kim ngạch thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tăng vọt kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu u Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào năm ngoái.

Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2021, có 2.242 dự án từ tất cả trừ một quốc gia thuộc EU đầu tư vào Việt Nam, tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm trước.

Tổng vốn đầu tư đăng ký là 22,24 tỷ USD, tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm trước bất chấp đại dịch.

Việt Nam vẫn luôn là điểm đến ưu tiên với các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam vẫn luôn là điểm đến ưu tiên với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung, việc bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài là ưu tiên của Chính phủ vì nguồn vốn nước ngoài là chìa khóa để Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế.

Vào tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm một nhà máy của Samsung, tại đây Thủ tướng đã tái khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư FDI.

Dự báo bất động sản công nghiệp năm 2022 - Cuộc di dân của các ông lớn điện tử và công nghệ

Một số công ty lớn đang có kế hoạch chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam như Microsoft, Google, Panasonic, Sharp, Foxconn...

Việt Nam hiện vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh khi giá cho thuê đất thấp hơn khoảng 25-30% so với Indonesia và Thái Lan, là các quốc gia cùng hưởng lợi từ dòng vốn FDI.

Giá đất khu công nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 7-8% tại khu vực phía Nam và 5-6% tại khu vực phía Bắc trong năm 2021.

Không chỉ vậy, việc Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng cũng giúp kết nối thuận tiện hơn với các khu công nghiệp.

Tại miền bắc, Hòa Phát đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật 3 KCN, bao gồm: KCN Phố Nối A (diện tích 596,44 ha) và KCN Yên Mỹ II (giai đoạn 1 là 97,5 ha) tại Hưng Yên; KCN Hòa Mạc (diện tích 131 ha) tại Hà Nam.

Trong đó, KCN Phố Nối A đang thực hiện thủ tục đầu tư mở rộng thêm 92,5 ha về phía Đông, KCN Yên Mỹ II cũng sẽ được mở rộng giai đoạn 2 thêm hơn 200 ha.

Đây là dự án được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Bắc Việt Nam.

Hòa Phát đang đầu tư khai thác 3 khu công nghiệp. Hòa Phát đang đầu tư khai thác 3 khu công nghiệp.

Thị trường cạnh tranh khốc liệt cũng là động lực để các đơn vị phát triển hạ tầng khu công nghiệp sáng tạo, áp dụng nhiều giải pháp hơn trong kinh doanh; chú trọng xúc tiến đầu tư.

Mặt khác, thách thức cũng mang đến cơ hội trong việc phát triển các dự án bất động sản công nghiệp; triển khai bài bản xúc tiến đầu tư, gây dựng được uy tín đối với cộng đồng nhà đầu tư.

Các nhà phát triển tin rằng hoạt động cho thuê sẽ hiệu quả hơn vào năm 2022.

Nhu cầu đối với đất công nghiệp và hậu cần, ngoài kho xưởng xây sẵn, sẽ tiếp tục là nhu cầu chính của thị trường trong năm tới.

Tuy nhiên, xét về mặt xu hướng, nhu cầu về trung tâm dữ liệu và kho lạnh đang tăng cao và đạt được sức hút lớn vào năm 2020 và 2021.

Ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định:

“Các nhà đầu tư của những ngành công nghiệp có giá trị cao tại nước ngoài vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam".

Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển theo chuỗi giá trị nhờ vào tốc độ tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh, các hiệp định thương mại tự do FTA và việc di dời ra khỏi Trung Quốc.

Ông John lưu ý rằng: "Kế hoạch mở cửa trở lại của Chính phủ đã củng cố niềm tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Việc mở cửa những chuyến bay quốc tế sẽ là một trong những yếu tố tiên quyết cho một năm 2022 thành công.

Cùng với kế hoạch mở cửa trở lại, chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ nhiệt tình các nhà đầu tư nước ngoài, hứa hẹn khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp địa phương".

Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, một số xu hướng được kỳ vọng sẽ tiếp tục xuất hiện, như:

Ngành công nghiệp 4.0 & sản xuất chế tạo thông minh hơn; Hiện đại hóa chuỗi cung ứng; Hình thức Bán – Thuê lại tài sản; Các mô hình KCN mới và quy hoạch tổng thể hiện đại; Trung tâm dữ liệu; Kho lạnh.

Theo Nhà đầu tư