Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nghiêm trọng

Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.

Năm 2020, nhiệt độ Trái đất đã ở ấm hơn 0,98 độ C so với mức trung bình thế kỷ 20 là 13,9 độ C, trở thành năm nóng cao thứ 2 từ trước đến nay.

Trong cùng năm, Jakarta ghi nhận lượng mưa hằng ngày cao nhất kể từ năm 1866, gây ra trận lũ lụt kinh hoàng.

Điều đó đặt các khu vực đông dân cư như Jakarta, Bangkok và TP.HCM trước nguy cơ chìm trong nước vào năm 2050.

null
Trong khi đó, mực nước biển toàn cầu đã tăng 21 - 24 cm.

Những thách thức này đã đưa công nghệ khí hậu (các cải tiến trong vận tải như:

Nhiên liệu xanh, phương tiện chạy điện, nông nghiệp xanh, xây dựng và quản trị tòa nhà cũng như áp dụng dữ liệu lớn, internet vạn vật (IoT) vào việc chống biến đổi khí hậu) trở thành đề tài nóng hổi trong những năm gần đây.

Các Startup ra đời nhằm giải quyết các thách thức khí hậu cũng trở thành tâm điểm chú ý.

Do đó, climate tech là ngành phát triển nhanh chóng.

Trong đó, các sản phẩm dựa trên dữ liệu được phát triển để giúp các cộng đồng, công ty, và chính phủ hiểu những rủi ro từ tác động của biến đổi khí hậu.

Từ đó có hành động thích ứng và tăng cường khả năng chống chịu.

Điểm danh các Startup trong lĩnh vực Climate Tech trên thế giới

Những Startup công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng tái tạo và phương tiện chạy điện đóng vai trò mấu chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

1. Conry Tech - nhà sáng tạo công nghệ khí hậu tại Úc

Conry Tech là một nhà sáng tạo công nghệ khí hậu, công trình xanh được thành lập bởi các chuyên gia từng đoạt giải thưởng trong lĩnh vực này.

Conry Tech tin rằng để đạt được một thế giới bền vững hơn được hỗ trợ bởi năng lượng tái tạo, bảo tồn năng lượng và hiệu quả năng lượng phải được ưu tiên cao nhất.

Do đó, Conry Tech đang phát minh các giải pháp điều hòa không khí để khử cacbon thoải mái, tiết kiệm năng lượng và thúc đẩy môi trường xây dựng hướng tới sự bền vững.

null
Conry Tech tin rằng một cách tiếp cận mới là điều hòa không khí.
Hệ thống sưởi và làm mát tiêu thụ hơn 40% điện năng của thế giới và các hệ thống điều hòa không khí hiện tại chiếm trung bình 60% tổng công suất của một tòa nhà.

Trong thế kỷ qua, điều hòa không khí đã được tiến hành theo cách tương tự.

Nhưng những phương pháp cũ này không còn đáp ứng nhu cầu của các tòa nhà ngày nay.

Các hệ thống hiện tại tiêu thụ quá nhiều năng lượng, đốt nhiên liệu hóa thạch và dựa vào chất làm lạnh có khả năng nóng lên toàn cầu cao và thường giúp lây lan các loại vi rút như COVID-19.

Conry Tech tin rằng cách tiếp cận sáng tạo và hệ thống mang tính cách mạng của họ sẽ tạo ra bước ngoặt.

2. Startup Anh xây dựng trang trại tảo lớn nhất thế giới, giải bài toán biến đổi khí hậu toàn cầu

Brilliant Planet là một trong số ít các công ty khởi nghiệp công nghệ xanh khám phá sức mạnh tự nhiên của tảo biển hấp thụ CO2.

Nhà sáng lập Startup này cho rằng biến đổi khí hậu là một thách thức lớn chỉ có thể giải quyết bằng những ý tưởng lớn.

Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon kỳ diệu của tảo biển.

Nói khác đi, những đám rong biển màu xanh lá cây, đỏ và nâu trông có vẻ không được đẹp mắt, trôi nổi gần bờ và thành từng mảng ở xa hơn, đang thực hiện một công việc rất đáng chú ý.

Theo đó, tảo biển giúp hút carbon dioxide, tác nhân làm trái đất nóng lên, ra khỏi bầu khí quyển và nước.

null
Besma Bouchrit, nhà khoa học nghiên cứu của Brilliant Planet, khảo sát hoạt động nuôi trồng tảo biển ở Ma-rốc.

Tảo biển cũng trữ carbon dioxide một cách an toàn trong các sợi của chúng.

Theo các nhà khoa học của Brilliant Planet, tảo “có thể hấp thụ và lưu trữ carbon hiệu quả hơn tất cả các loài thực vật trên cạn và cây cối cộng lại. Đối với mỗi tấn tảo được tạo ra, sẽ hấp thụ 1,6 tấn carbon”.

Họ cũng tính toán rằng tảo có thể thực hiện công việc cô lập carbon hiệu quả hơn và rẻ hơn - sử dụng ít năng lượng hơn và hầu như không tiêu tốn nước.

Jovine cho biết lĩnh vực hấp thụ carbon của tảo mới chớm nở có thể đạt được quy mô gigaton - hàng tỷ tấn CO2 được loại bỏ hàng năm - trong vòng hai thập kỷ.

Điểm danh các Startup trong lĩnh vực Climate Tech tại Việt Nam

Để giảm thiểu thiệt hại và thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian qua đã có nhiều mô hình khởi nghiệp hình thành và phát huy hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu.

1. Pam Air - ứng dụng theo dõi chất lượng không khí là sản phẩm “made in Vietnam”

Công ty khởi nghiệp công nghệ D&L và Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật (IoT Innovation Hub) thực hiện dự án Pam Air từ tháng 2 năm 2019.

Đến nay, công ty đã có trên 150 điểm đo tự động chất lượng không khí tại trên 30 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Pam Air cung cấp bản đồ chất lượng không khí theo thời gian thực trên lãnh thổ Việt Nam.

null
Hình ảnh của ứng dụng Pam Air.

Ứng dụng Pam Air trên điện thoại di động giúp người dân sử dụng những thiết bị cảm biến với chi phí thấp hơn nhiều so với các thiết bị truyền thống, giúp theo dõi diễn biến chất lượng không khí hàng ngày.

Năm 2019, Startup Pam Air - ứng dụng theo dõi chất lượng không khí của Startup Việt Nam giành giải Nhất giải thưởng Công nghệ thông tin châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Hoàng Dũng, Giám đốc Công ty Công nghệ D&L, cho biết:

“Người dân có thể vào ứng dụng Pam Air tìm địa điểm có thể tìm kiếm các điểm theo dõi chất lượng không khí nơi gần nhất. Với ứng dụng này chúng tôi hỗ trợ người dân biết được không khí quanh ta ra sao, từ đó có những hành động bảo vệ sức khỏe của bản thân mình”.

2. Giải pháp giảm thiểu khí CO2 thải ra môi trường - dichung.vn

Không trực tiếp đưa ra những cảnh báo chất lượng không khí như Pam Air nhưng giải pháp dichung.vn của Công ty cổ phần Đi chung lại giúp giảm thiểu khí CO2 ra môi trường.

Ông Nguyễn Thành Nam, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đi chung, cho biết:

“Giải pháp đi chung xe có những tác động trực tiếp và hữu ích đối với việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đi chung xe đóng góp một phần vào giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường Việt Nam”.
null
Ứng dụng xe đi chung vận hành trên online và mobile.

Pam Air, dichung.vn, … chỉ là vài dự án tiêu biểu trong số rất nhiều dự án khởi nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, tập trung vào đẩy mạnh và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, giúp các doanh nghiệp tăng trưởng xanh và bền vững.

Đây là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp khởi nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Một số giải pháp tương tự, chẳng hạn Grabshare cũng đã được cho ra mắt vào năm 2017 với sự kiện họp báo ra mắt được đầu tư bài bản và thu hút đông đảo giới báo chí, dàn ca sĩ, diễn viên, hot KOLs đến tham dự.

Đây là dịch vụ đi chung xe trên ứng dụng di động đầu tiên có mặt tại Việt Nam và hứa hẹn là giải pháp chủ động để giải bài toán ùn tắc thông qua việc gia tăng giá trị chia sẻ trong di chuyển hiện đại.

Đáng tiếc, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, Grab sau này đã thất bại.

Lời kết

Có thể nói, Climate Tech mang đến các gợi ý về mô hình kinh doanh vừa có tính sáng tạo, đổi mới vừa tận dụng sức mạnh của công nghệ vừa bắt nhịp xu thế phát triển bền vững toàn cầu, giải quyết vấn đề nhức nhối về biến đổi khí hậu.

Giờ đây, các công ty khởi nghiệp về công nghệ khí hậu đang chuyển sang kết hợp mô hình hoạt động mới như một cách để họ ý thức hơn về trách nhiệm và sứ mệnh của mình.