Cảng Gemalink khi đi vào hoạt động đã trở thành cảng nước sâu lớn nhất tại khu vực phía nam, có khả năng tiếp nhận đồng thời ba tàu mẹ ra vào làm hàng.

Đồng thời, đây là cảng nước sâu duy nhất tại khu vực có bến chuyên dụng cho tàu feeder/sà lan kết nối với TP Hồ Chí Minh, các cảng vùng đồng bằng sông Cửu Long và các cảng của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Campuchia….

null Cảng Gemalink được trang bị công nghệ hiện đại nhất tính đến thời điểm hiện nay.


Cảng Gemalink có tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là 330 triệu USD. Dự án do hai tập đoàn lớn trong lĩnh vực hàng hải và khai thác cảng là Công ty cổ phần Gemadept (75%) và Tập đoàn CMA-CGM (25%) góp vốn cùng đầu tư.

Theo thiết kế, cảng Gemalink có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay lên đến 200 nghìn DWT với sáu cẩu STS và 18 cẩu RTG.

Năng lực xếp dỡ của Cảng trong giai đoạn 1 là 1,5 triệu TEU/năm và toàn dự án là 2,4 triệu TEU/năm. Trong giai đoạn 1, cảng có 800 m cầu bến chính, bảo đảm tiếp nhận cùng lúc hai tàu mẹ và 230 m bến feeder/sà lan, trên diện tích 33 ha.

null Có thể nhận thấy tiềm năng khai thác của cảng Gemalink trong tương lai sẽ rất lớn.


Cảng Gemalink được thiết kế là cảng thông minh (Smart Port), thông qua hệ thống phần mềm, toàn bộ thông tin, dữ liệu trong quá trình vận hành cẩu sẽ được báo trực tiếp về Trung tâm vận hành, bảo đảm kiểm soát đến từng vị trí container, giúp hoạt động khai thác cảng trở nên đồng bộ, hiệu quả và an toàn.

Cảng nước sâu Gemalink chính thức đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các trung tâm logistics, mạng lưới ICD vệ tinh, kho bãi liền kề, cụm công nghiệp và các dịch vụ phụ trợ tại Bà Rịa - Vũng Tàu và cả khu vực phía nam.

Theo Báo Nhân Dân