Xu hướng sự kiện - 8 xu hướng sự kiện năm 2024

Ngày nay, ngành tổ chức sự kiện đang được thúc đẩy bởi các xu hướng mới nổi, phụ thuộc vào sở thích của khán giả, tiến bộ kỹ thuật và xu hướng sự kiện toàn cầu.

Từ việc áp dụng các phương pháp đăng ký sự kiện đổi mới cho đến tăng cường sự kết hợp và ảo, ngành tổ chức sự kiện đang hướng đến mục tiêu xanh và nhiều hơn thế nữa. 

Dưới đây là những xu hướng chính đang định hình ngành tổ chức sự kiện trong năm nay:

1. Các phương thức đăng ký sự kiện ngày càng đa dạng (Event Registration): Nền tảng đăng ký trực tuyến, Ứng dụng di động, Tích hợp mạng xã hội, Kiosk đăng ký tại chỗ, Chatbot hỗ trợ đăng ký.
2. Tập trung vào tổ chức sự kiện kết hợp (Hybrid Events): Sự kiện trực tiếp trở thành trải nghiệm ảo động độc đáo cho người tham dự từ xa, thông qua các tính năng phát sóng trực tiếp tương tác như phiên hỏi đáp, bình chọn trực tiếp và tính năng Chatbot AI, phát sóng 360 độ hay đa nền tảng…
3. Những xu hướng Marketing cho sự kiện (Marketing Trends): Tiếp thị cá nhân hóa và hợp tác với người ảnh hưởng đang là 2 xu hướng quan trọng trong ngành.
4. Quảng bá sự kiện trên mạng xã hội (Social Media Marketing): Loại nội dung Video ngắn, tương tác cộng đồng và cá nhân hóa nội dung cho từng nền tảng là điều các doanh nghiệp cần lưu ý khi tham gia vào mạng xã hội.
5. Đầu tư nhiều hơn vào công nghệ sự kiện (Event Technology): Mã QR, công nghệ RFID và NFC là những công nghệ có thể đầu tư trong quá trình đăng ký, nhận dạng, tham gia và duy trì tương tác trong sự kiện.
6. ChatGPT trong Marketing sự kiện (ChatGPT): ChatGPT thường được sử dụng để tạo ra các tương tác cá nhân với người tham dự, tạo dữ liệu khách hàng tiềm năng, tạo nội dung tự động để quảng bá cho sự kiện và đề xuất sự kiện đến tệp khách hàng phù hợp.
7. Phân tích dữ liệu để cải thiện trải nghiệm (Analyzing Data): Dữ liệu có thể giúp các thương hiệu phân tích xu hướng tham dự, khả năng tương tác, hành vi người dùng, khả năng tiêu thụ nội dung, tỷ lệ chuyển đổi, phản hồi người dùng, xu hướng địa lý và thiết bị sử dụng của người dùng.
8. Phát triển bền vững (Going Green): Áp dụng các thực hành thân thiện với môi trường như thư mời kỹ thuật số, đăng ký sự kiện không giấy, chương trình tái chế và giải pháp tiết kiệm năng lượng giúp giảm tác động môi trường và cải thiện danh tiếng thương hiệu. 

null

Xu hướng nổi bật - Phát triển bền vững trong ngành tổ chức sự kiện

Xu hướng Going Green trong tổ chức sự kiện đang trở nên ngày càng phổ biến và quan trọng, đặc biệt là trong việc tổ chức sự kiện theo hướng bền vững. 

Đồng thời, xu hướng này không chỉ có lợi cho môi trường mà còn tạo ra trải nghiệm sự kiện tổng thể tốt hơn. 

Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng và ví dụ thực tế:

1. Giảm Lượng Khí Thải Carbon.

- Thiệp Mời Số: Sử dụng Email hoặc các nền tảng quản lý sự kiện để gửi thiệp mời cá nhân, xác nhận tham dự và cập nhật thông tin sự kiện, nhằm giảm lãng phí giấy và khí thải từ việc vận chuyển.
- Đăng Ký Sự Kiện Không Giấy: Thay thế các biểu mẫu đăng ký giấy bằng hệ thống đăng ký trực tuyến, tối ưu hóa việc sử dụng giấy.
- Chương Trình Tái Chế: Thiết lập các trạm tái chế tại nơi tổ chức sự kiện, đánh dấu rõ ràng các thùng cho các loại chất thải khác nhau (giấy, nhựa, thủy tinh) để khuyến khích khách tham dự tái chế, hợp tác với dịch vụ tái chế địa phương để đảm bảo việc xử lý đúng cách.
- Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng: Chọn ánh sáng, hệ thống âm thanh và thiết bị AV tiết kiệm năng lượng, trạm sạc năng lượng mặt trời cho thiết bị di động.

2. Hợp Tác Xanh.

- Dịch Vụ Tiệc Xanh: Làm việc với nhà cung cấp thực phẩm sử dụng nguyên liệu hữu cơ địa phương, giảm lãng phí thực phẩm bằng cách lập kế hoạch kích thước phần ăn cẩn thận.
- Máy In Xanh: Hợp tác với các công ty in ấn sử dụng giấy tái chế và mực thân thiện với môi trường.
- Không Gian Xanh: Chọn địa điểm tổ chức sự kiện tuân thủ các nguyên tắc xanh và có ánh sáng tự nhiên.

Lược dịch có bổ sung từ bài viết của Dreamcast.