Xu hướng Marketing - 7 xu hướng mở rộng khách hàng tiềm năng chính ngành B2B

Trong bối cảnh nền kinh tế đầy thách thức hiện nay, việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng trở thành mục tiêu hàng đầu của các nhà tiếp thị B2B.

Dưới đây là 7 xu hướng tiêu biểu mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

- Account-based marketing: Tiếp thị dựa trên tài khoản;
- Intent-based lead generation: Tạo khách hàng tiềm năng dựa trên ý định;
- De-fluffed messaging: Tin nhắn tối giản hóa thông điệp;
- Deep engagement with customers: Gắn kết sâu sắc với khách hàng;
- New Google policies: Chính sách mới của Google;
- B2B content that feels B2C: Nội dung B2B mang lại cảm giác B2C;
- Generative AI settling in: AI sáng tạo đang dần ổn định.

Một trong những xu hướng mới cần nhắc đến là nội dung B2B mang lại cảm giác B2C.

Gần đây, giao tiếp B2B đã trở nên sống động hơn và tập trung vào con người hơn là chỉ kinh doanh. Điều này được thúc đẩy bởi sự gia tăng của thế hệ Millennials trong các vị trí ra quyết định B2B. 

Semrush, một trong những người tiên phong trong xu hướng này, đã tạo ra những bức chân dung sống động về những nhà tiếp thị hạnh phúc.


Ngoài ra, việc tạo ra nội dung lãnh đạo tư tưởng và tổ chức các sự kiện trực tuyến cũng là một chiến lược quan trọng để phát triển kinh doanh.

Cuối cùng, việc sử dụng các nền tảng và định dạng theo xu hướng cũng rất quan trọng. 

Ví dụ, TikTok hiện đang trở thành một công cụ tìm kiếm phổ biến, đặc biệt là với phụ nữ thuộc thế hệ Z.

Lược dịch từ bài viết của Belkins.

Xu hướng kinh doanh - 5 xu hướng vĩ mô toàn cầu định hướng kinh doanh trong tương lai

Dưới đây là 5 xu hướng vĩ mô toàn cầu định hướng kinh doanh trong tương lai, bao gồm:

- The customer is always right, right?: Khách hàng có thực sự “luôn đúng"?

Giờ đây, những cân nhắc về kinh tế đang buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm, gây ra xích mích giữa khách hàng và thương hiệu trên khắp các kênh - dưới hình thức tăng giá, giảm chất lượng, đăng ký dồn dập và dịch vụ khách hàng kém.

- The great interface shift: Khi các giao diện cần được thay đổi

Công nghệ này cuối cùng sẽ thay đổi hầu hết các giao diện mà chúng ta sử dụng. 

Các thương hiệu sẽ cố gắng sử dụng sự hiểu biết đó để định hình các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm siêu phù hợp, trong khi các thương hiệu thông minh sẽ vượt xa hơn nữa là phát triển thương hiệu mang tính đáp ứng.

- Is creative ‘meh-diocrity’ looming?: Lối đi nào cho sự sáng tạo?

Với thách thức của AI và việc bão hòa của văn hóa giải trí, các doanh nghiệp thông minh sẽ nhìn thấy cơ hội ở sự sáng tạo.

Trong biển cả sự quen thuộc, sự độc đáo sẽ luôn nổi bật - cũng như việc đầu tư vào tài năng sáng tạo.

- Error 429 Human request limit reached: Tái định nghĩa lại vai trò của công nghệ.

Những thương hiệu mang đến cho mọi người nhiều lựa chọn hơn về cách họ sử dụng (hoặc không sử dụng) công nghệ để tương tác sẽ trở thành đối tác đáng tin cậy vì khách hàng sẽ có thể lấy lại được cảm giác tự chủ cần thiết.

- Decade of deconstruction: Đối mặt với thế giới luôn thay đổi.

Lối sống truyền thống đang được định hướng lại bởi những hạn chế, nhu cầu và cơ hội mới, làm thay đổi đáng kể về nhân khẩu học.

Những tư duy mới này sẽ khơi dậy những quan điểm khác nhau về sản phẩm và dịch vụ. 

Những doanh nghiệp thích ứng linh hoạt, tạo ra những trải nghiệm liền mạch thách thức các chuẩn mực và hỗ trợ những con đường độc đáo của con người sẽ vẫn phù hợp với người tiêu dùng đang phát triển.

Lược dịch từ bài viết của Biz Community.


Xu hướng nhân sự - 5 xu hướng nơi làm việc của Thế hệ Z đang phổ biến trên TikTok

Trong những năm gần đây, thế hệ trẻ đã phải đối mặt với nhiều thay đổi đáng kể tại nơi làm việc. 

Đặc biệt, đại dịch đã tạo ra một xu hướng mới, công việc từ xa. 

Tuy nhiên, sự chậm lại của nền kinh tế cũng đã dẫn đến một làn sóng sa thải, gây ra những khó khăn cho những người trẻ tuổi trong việc tìm kiếm và giữ vững công việc.

Dưới đây là 5 xu hướng nơi làm việc của Thế hệ Z đang phổ biến trên TikTok, bao gồm:

- Lazy girl jobs: Công việc nào cho những cô nàng lười biếng?
- Snail-girl era: Thời đại của những cô gái biết tận hưởng từng khoảnh khắc;
- Bare Minimum Mondays: Ngày thứ Hai “lý tưởng”;
- Managing up: Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ tốt với người cấp trên;
- Boreout: Cảnh báo về sự mệt mỏi và chán chường trong công việc.

Trong đó, xu hướng “Nghệ thuật xây dựng mối quan hệ tốt với người cấp trên” ("Managing up") là xu hướng đáng được quan tâm và đang thu hút sự chú ý lớn.

Đây là một chiến lược đã tồn tại từ lâu nhưng gần đây trở nên phổ biến với thế hệ Z, thu hút hơn 5,9 triệu lượt xem trên TikTok.

Đối với thế hệ Z, việc quản lý mối quan hệ với người cấp trên là chìa khóa để đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đảm bảo không làm việc quá sức hoặc bị yêu cầu làm những việc ngoài phạm vi công việc.

Lược dịch từ bài viết của Business Insider. 


Xu hướng thực phẩm - 10 xu hướng thực phẩm hàng đầu cho năm 2024

Dưới đầy là 10 xu hướng thực phẩm hàng đầu cho năm 2024 do Forbes đề xuất, bao gồm:

- “Putting The Plant Back In Plant-Based”: Khám phá sức mạnh từ thực vật;
- “Using The Whole Cacao”: Tận dụng trọn vẹn hương vị Cacao;
- “Buckwheat Takes Center Stage”: Kiều mạch - ngôi sao sáng của bữa ăn;
- “Fancy Faux Fish”: Cá “giả" - sự lựa chọn thú vị;
- “Embracing Water Stewardship”: Bảo vệ nguồn nước - trách nhiệm của con người;
- “Adding A Complex Heat”: Sức “nóng” phức tạp từ ớt;
- “New Instant Noodle Options”: Mì ăn liền - những lựa chọn mới mẻ;
- “Little Luxuries”: Thưởng thức những điều tinh tế trong cuộc sống;
- “Promoting Women’s Health”: Nâng cao sức khỏe cho phụ nữ;
- “Getting A Better Boost”: Những sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả.

Trong đó, xu hướng nổi bật gọi tên “Thưởng thức những điều tinh tế trong cuộc sống”.

Các thương hiệu đang tìm cách phù hợp với xu hướng này bằng cách cân nhắc cả về chi phí và hình thức. 

Một ví dụ điển hình là các Combo phục vụ riêng lẻ, giúp tăng thêm niềm vui mà không làm tổn thất ngân sách. 

Cửa hàng The Kitchn là một ví dụ tiêu biểu, thường xuyên giới thiệu danh sách “Những món xa xỉ nhỏ” với giá chỉ từ 10 đô la.

Những sản phẩm này mang lại cho người tiêu dùng cảm giác thưởng thức cuộc sống mà không cần phải chi trả một khoản tiền lớn.

Lược dịch từ bài viết của Forbes.