Xu hướng nhà bếp - 3 xu hướng nhà bếp năm 2023

Dưới đây là 3 xu hướng chính cần tập trung khi phát triển chiến lược hướng tới việc bán các sản phẩm được thiết kế cho nhà bếp: 

- Nhà bếp đa chức năng;
- Sự kết nối giữa các thiết bị trong nhà bếp;
- Căn bếp có sự kết nối với không gian ngoài trời.

Trong đó, nhà bếp đa chức năng được dự đoán sẽ là xu hướng hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Đa nhiệm không còn xa lạ với cuộc sống hàng ngày và công việc của mọi người. 

Hiệp hội Nhà bếp và Nhà tắm Quốc gia (The National Kitchen and Bath Association - NKBA) đã công bố trong Báo cáo Xu hướng Thiết kế năm 2023 rằng: 

Nhà bếp đang mở rộng chức năng tổng thể, với trọng tâm là việc lưu trữ hiệu quả hơn và không gian hoạt động ẩn.

Người tiêu dùng đang tìm kiếm những căn bếp được tích hợp liền mạch với ngôi nhà và đa chức năng cùng phong cách nổi bật. 

Theo đó, các thiết bị nhà bếp đang được thiết kế để pha trộn giữa kiểu dáng đẹp, hiệu quả và đa chức năng.

Một ví dụ điển hình cho xu hướng này là một dòng sản phẩm bếp từ của hãng Café, một thương hiệu của GE. 

Theo đó, sản phẩm có bảng điều khiển ở mặt trước, tính năng đối lưu, lò nướng kép có thể nấu nhiều món ăn cùng lúc, cùng công nghệ thông minh tối đa giúp quá trình nấu nướng trở nên hợp lý hơn. 
Ứng dụng SmartHQ của thiết bị có Wifi tích hợp cung cấp một số tính năng hấp dẫn có thể nâng cao trải nghiệm nấu ăn.


Lược dịch từ bài viết của Dealer Scope.

Xu hướng khách sạn - 5 xu hướng định hình lĩnh vực khách sạn vào năm 2024

Công ty thiết kế khách sạn sang trọng tích hợp WATG đã tiết lộ 5 xu hướng mới nổi sẽ định hình ngành khách sạn khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào năm 2024, cụ thể bao gồm:

- Hợp tác với thương hiệu cao cấp;
- Câu lạc bộ thành viên tư nhân;
- Hệ sinh thái;
- Khách sạn được mở rộng quy mô;
- Nâng cấp trải nghiệm, đổi mới tiện ích.

1. Hợp tác với thương hiệu cao cấp - Hệ quả của nền kinh tế “Trải nghiệm”

Thương hiệu thời trang và phong cách sống sang trọng đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường khách sạn, nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm cao cấp của khách hàng. 

Các ví dụ điển hình bao gồm:

- Câu lạc bộ bãi biển Fendi Puente Romano và Dior Bali. 
- Các dãy phòng độc quyền trong các khách sạn nổi tiếng như Bentley Suite và Dior Suite tại khách sạn 5 sao St Regis New York.
- Các khách sạn Bulgari, Armani và Baccarat với sự đồng hành của các khu mua sắm của thương hiệu. 
- WATG đã hợp tác với Bulgari và JW Marriott Jeju Hotel & Resort tại Jeju, Hàn Quốc, để tôn vinh di sản của nhà sản xuất đồng hồ và trang sức Ý. 
- Louis Vuitton cũng đã tổ chức triển lãm trang sức “Deep Time” tại Thung lũng Rissai, Khu bảo tồn Ritz-Carlton ở Trung Quốc.


2. Câu lạc bộ thành viên tư nhân - Nhắm mục tiêu vào lĩnh vực “Daycations”

“Daycations” là một xu hướng du lịch mới, nơi khách hàng có thể tận hưởng một ngày đầy đủ tại khách sạn mà không cần ở qua đêm.

Bắt kịp xu hướng này, một số khách sạn đang hướng tới cộng đồng địa phương để tạo ra không gian giống như câu lạc bộ cho khách hàng. 

Mô hình này mang lại nguồn thu đa dạng, ổn định hơn cho khách sạn. 

Các thương hiệu như Rosewood, Six Senses và Aman đang mở các câu lạc bộ tư nhân trong các khách sạn, dành cho cư dân địa phương. 

Đồng thời, không gian câu lạc bộ thành viên tư nhân truyền thống đang có những đổi mới, nhắm vào các phân khúc thị trường cụ thể với dịch vụ ngày càng tinh chọn, bao gồm phòng nghỉ hoặc ý tưởng “rút lui” khỏi các thành phố.


3. Hệ sinh thái - Mang lại trải nghiệm tích hợp và mở rộng cho khách hàng

Các nhà điều hành khách sạn đang mở rộng thương hiệu và dịch vụ của mình sang các khái niệm sống mới, bao gồm:

Nhà ở, trung tâm chăm sóc sức khỏe, văn phòng dịch vụ và câu lạc bộ thành viên tư nhân trong các khu phát triển đô thị phức hợp. 
Accor đã ra mắt dòng Accor One Living để phát triển và quản lý những hệ sinh thái này, tạo ra trải nghiệm bổ sung cho khách, cư dân và người dân địa phương. 

Họ cũng đang mở rộng sang các trải nghiệm giải trí ngoài khách sạn, bao gồm việc quản lý các dịch vụ cho thuê kỳ nghỉ độc lập, siêu du thuyền và máy bay tư nhân.


4. Khách sạn được mở rộng quy mô - Đáp ứng nhu cầu của du lịch đa thế hệ và kết hợp

Sau đại dịch, xu hướng du lịch đa thế hệ và kết hợp (giữa công việc từ xa và không gian giải trí) đang thúc đẩy nhu cầu về các loại hình lưu trú lớn hơn tại các khu nghỉ dưỡng. 

Các khách sạn hiện đang tập trung thiết kế phù hợp với thị trường này, với các biệt thự lớn chiếm tỷ trọng lớn. 
Các tiện nghi thân thiện với gia đình được cải tiến, và tính linh hoạt để phục vụ nhu cầu đa dạng của nhóm du lịch được tích hợp vào sản phẩm. 

Sự tăng nhu cầu tạm thời này phù hợp với xu hướng phát triển của nhà ở có thương hiệu, tạo ra lợi ích toàn diện từ góc độ dòng tiền và nhu cầu của người dùng cuối.


5. Nâng cấp trải nghiệm, đổi mới tiện ích - Trọng tâm là tài sản thiên nhiên, chủ đề văn hóa địa phương, chăm sóc sức khỏe

Trong giai đoạn cạnh tranh hiện tại, các khách sạn đang không ngừng nâng cấp trải nghiệm và đổi mới tiện ích nhằm tạo ra những tiện nghi độc đáo, nổi bật các điểm du lịch, thu hút khách hàng và tăng lợi thế cạnh tranh. 

Theo đó, họ đang đầu tư vào các yếu tố gây ngạc nhiên, tận dụng tài sản thiên nhiên và văn hóa địa phương để tạo ra những trải nghiệm độc đáo. 
Họ cũng hợp tác với các “chuyên gia” bên thứ ba, các thương hiệu và người nổi tiếng để tạo thêm động lực cho dịch vụ điểm đến. 
Các tiện nghi còn có thể bao gồm: Câu lạc bộ trẻ em, cơ sở thể thao và chăm sóc sức khỏe.


Lược dịch từ bài viết của Hospitality Net.