Lĩnh vực mới đầy tiềm năng

So với xe sử dụng động cơ đốt trong, xe điện có chi phí vận hành thấp hơn đáng kể. Theo tổ chức Consumer Reports của Mỹ, các mẫu ôtô điện phổ biến có thể giúp người dùng tiết kiệm trung bình khoảng 6.000 - 15.000 đô la Mỹ sau khoảng 320 nghìn km di chuyển so với các xe xăng, dầu có cùng kích thước và cùng phân khúc.

null

Không chỉ đơn thuần là phương tiện “xanh”, xe điện còn hấp dẫn bởi được tích hợp hàng loạt công nghệ điều khiển mới, bổ sung thêm tiện ích cho người lái như: eSIM, Bluetooh, GPS và nhiều cảm biến trên thân xe phục vụ cho việc định vị, khoá xe, kiểm tra tình trạng xe ngay trên smartphone…

Theo thống kê của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), vào năm 2010, chỉ có khoảng 17.000 ô tô điện lưu thông trên toàn cầu nhưng đến năm 2019, con số đã tăng lên 7,2 triệu chiếc. Đặc biệt, nhiều quốc gia đã tuyên bố sẽ chấm dứt việc bán xe sử dụng động cơ đốt trong trong tương lai như Pháp, Anh, Nhật Bản, Singapore…

Đầu năm 2021, hàng loạt hãng xe ô tô cho ra mắt xe điện như: Ford, Volvo, Audi, BMW, Mercedes-Benz, Lexus, MGC…

Tesla vừa ra đời không lâu và thị phần chắc chắn không thể nào sánh được với những thương hiệu ô tô lâu đời, tuy nhiên hãng xe cũng đã kịp để lại dấu ấn trên thị trường và giá trị thương hiệu đang ngày càng được gia tăng. Điều này chứng tỏ tiềm năng để phát triển phương tiện giao thông chạy điện.

Thế mạnh của Đài Loan trong lĩnh vực xe điện

Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Topology, 80% ô tô mới sẽ được trang bị công nghệ internet vào năm 2025 và số lượng ô tô được kết nối internet sẽ đạt 74 triệu trên toàn thế giới.

Viện Nghiên cứu Quốc tế Intel and the SA cũng dự đoán rằng vào năm 2050, "nền kinh tế hành khách" cho việc lái xe tự hành sẽ đạt mức tiềm năng là 7 nghìn tỉ đô la. Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu & Thử nghiệm Ô tô (ARTC) cũng ước tính rằng đến năm 2050, các linh kiện ô tô điện tử sẽ chiếm tới 50% trong toàn bộ một chiếc xe.

Điều đó cho thấy, các dịch vụ phần mềm và điện tử ô tô sẽ đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên ô tô thông minh. Với thế mạnh trong các ngành công nghệ thông tin, khả năng tích hợp phần mềm và phần cứng, Đài Loan đã chứng tỏ sẽ là một nhà cung cấp lớn, đầy hứa hẹn của ngành công nghiệp này.

Trong thế hệ xe điện đầu tiên Roadster của Tesla, hơn 30% linh kiện, phụ kiện của xe được cung cấp bởi Đài Loan. Năm 2020, Tập đoàn Foxconn - một nhà sản xuất điện tử, chất bán dẫn lớn nhất thế giới của Đài Loan, đã đi đầu trong việc thành lập Liên minh Xe điện (MIH).

Qua đó, Tập đoàn này kêu gọi các nhà sản xuất phần mềm và phần cứng tham gia, nâng cao uy tín của Đài Loan trong ngành công nghiệp xe điện. Chỉ trong vòng chưa đến 1 năm, MIH đã có hơn 1.700 thành viên là các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực xe ô tô và điện tử đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Có thể thấy rằng, với những lợi thế của mình, doanh nghiệp Đài Loan không chỉ đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển ngành xe điện mà còn tích cực thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp trên thế giới. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những đối tác đầy tiềm năng.

Việt Nam và cơ hội đón đầu xu thế

Thực tế, nhu cầu về ô tô trong nước đang tăng nhanh, đến 2025 sẽ đạt khoảng 800.000 xe/năm và 2030 đạt trên 1 triệu xe/năm. Số lượng ô tô tăng nhanh dẫn tới hệ lụy lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường lớn. Vì vậy, việc phát triển ô tô điện sẽ rất phù hợp, nhất là tại các thành phố lớn, dân cư đông đúc.

Tại Việt Nam cũng đã có doanh nghiệp đầu tư sản xuất xe điện. Năm 2019, Công ty Vinfast đã cho ra mắt các phẩm xe máy điện và đạt doanh số bán tới 50.000 chiếc.

Theo kế hoạch, tháng 4 năm nay, công ty này sẽ cho ra mắt chiếc ô tô chạy điện đầu tiên. Với các đối tác của là các công ty EDAG (CHLB Đức), Kreisel Electric (Áo), đều là những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực phát triển ô tô điện hiện nay, liệu “Giấc mơ ô tô điện” của Vinfast có thành hiện thực?

VinFast VF33, mẫu SUV thuộc phân khúc E dự kiến đến tay người tiêu dùng Mỹ vào quý 2/2022. VinFast VF33, mẫu SUV thuộc phân khúc E dự kiến đến tay người tiêu dùng Mỹ vào quý 2/2022.

Khảo sát của Công ty Frost & Sullivan (Mỹ) cho biết, có 33% người tiêu dùng Việt Nam được hỏi đều trả lời rằng họ nghĩ đến mua xe điện ngay từ lần đầu ra mắt. Có thể nói đây là một con số đầy tiềm năng để phát triển xe điện tại Việt Nam.
Một trong những thế mạnh ở thị trường Việt Nam là có dân số trẻ, cùng với tốc độ kết nối Internet mạnh mẽ, cụ thể lượng người sử dụng Internet qua điện thoại thông minh rất cao. Sự hứng thú với công nghệ xe điện của người Việt đã vượt qua những hạn chế hiện nay như giá thành cao, sạc pin tốn thời gian.

Tuy nhiên, sự thành công của xe điện còn phụ thuộc vào việc hợp tác giữa Chính phủ, DN và các bên liên quan khác.

Vừa qua, Nghị định 57/2020 có hiệu lực từ 10-7-2020 ban hành việc nhập khẩu linh kiện phục vụ sản xuất xe chạy điện được hưởng thuế 0%, nghị định này không chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô mà còn được mở rộng cho các công ty sản xuất linh kiện và phụ tùng. Đây được xem là một trong những điểm thu hút đầu tư cho ngành sản xuất xe chạy điện của Chính phủ.

Tổng hợp