Theo đó, báo cáo đề cập đến 5 xu hướng chính:
- Me Mentality;
- Power to the People;
- Hyper Fatigue;
- International Localism;
- Intentional Spending.
Me Mentality - Cá nhân hóa, đặt khách hàng làm trọng tâm
- 50% của những người trưởng thành Trung Quốc theo văn hóa thể dục đồng ý rằng sự quan tâm của họ đối với văn hóa thể dục đã ảnh hưởng đến thái độ sống của họ.
- 44% Gen Z của Hoa Kỳ đồng ý rằng việc tìm cách để tôn vinh bản thân đã trở nên quan trọng hơn đối với họ bây giờ so với trước đại dịch COVID-19.
- 25% người tiêu dùng Vương quốc Anh tham gia vào bất kỳ sở thích nào trong 12 tháng qua đã theo đuổi những điều này như một hình thức thể hiện sự sáng tạo.
Theo báo cáo Xu hướng tiêu dùng toàn cầu năm 2023 của Mintel:
Trong hai năm gần đây, người tiêu dùng mang tư tưởng cộng đồng, ưu tiên sức khỏe và an toàn cộng đồng.
Trong năm tới đây, có thể khách hàng mong muốn đặt bản thân làm trọng tâm.
Hiểu được điều đó, các thương hiệu đang nhận ra nhu cầu ngày càng tăng này để mọi người củng cố và tôn vinh cá tính của họ.
Họ đang phản hồi bằng cách đưa ra những cơ hội mới để thử nghiệm và thể hiện cá tính bản thân.
Theo đó, bằng cách tôn vinh những sở thích khiến người tiêu dùng trở nên độc đáo, các thương hiệu có thể giúp người tiêu dùng thử một cái gì đó mới hoặc thậm chí giúp họ suy nghĩ lại mình là ai.
Ví như:
Nike Korea đã mở một cửa hàng trải nghiệm được trang bị công nghệ tại Hongdae, Hàn Quốc, tối ưu hóa hình thức cửa hàng để cho phép người tiêu dùng khám phá phong cách của họ.
Các phòng thử đồ được trang bị màn hình đặc biệt, nơi người tiêu dùng có thể chọn phông nền, bộ lọc và nhãn dán để tạo diện mạo của riêng mình.
Thương hiệu cao cấp của Ý Bulgari đã khai trương cửa hàng bách hóa Samaritaine ở Paris, cho phép người mua sắm cá nhân hóa các loại nước hoa và khăn quàng cổ của thương hiệu.
Người tiêu dùng đã sẵn sàng cho sự tự tin và các thương hiệu có thể cung cấp dưới dạng trải nghiệm mới hoặc sản phẩm khơi gợi sự tò mò.
Từ đó, hình thành thị hiếu, thói quen và sở thích mới phù hợp với người tiêu dùng.
Đây có thể coi là một trong những cách định vị thương hiệu mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.
Power to the People - Trao quyền cho khách hàng
Các thương hiệu có thể lùi lại và cho phép người tiêu dùng trở thành trung tâm sáng tạo của sự đổi mới.
Khái niệm này vượt xa các thương hiệu thừa nhận rằng "khách hàng luôn đúng" và đang phát triển thành một mô hình nơi người tiêu dùng đang đầu tư, đồng sáng tạo và đóng góp ý kiến cho sự phát triển và đổi mới của các thương hiệu.
Các nền tảng xã hội phổ biến như TikTok ưu tiên thể hiện bản thân, thúc đẩy người tiêu dùng phát triển và thể hiện sự sáng tạo của họ về làm đẹp, gia đình và ẩm thực.
Các thương hiệu đang khai thác tinh thần sáng tạo này bằng cách tiếp thu những quan điểm bên ngoài vào quy trình phát triển sản phẩm của họ.
Để thể hiện cam kết hợp tác của họ, nhiều thương hiệu đang nhấn mạnh các vị trí sáng tạo trong tổ chức của họ bởi những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng, trẻ em hoặc những người dùng sản phẩm hàng ngày.
Kim Kardashian đã được bổ nhiệm làm 'Chief Taste Consultant’ của Beyond Meat ở Hoa Kỳ cho một chiến dịch quảng cáo, nhằm làm nổi bật các công thức nấu ăn trong danh mục protein thay thế của họ.
Starbucks đang tích hợp NFT vào trải nghiệm Web3.
Những tài sản kỹ thuật số này sẽ ở dạng tem sưu tập mà các thành viên tham gia chương trình có thể mua và bán trong thị trường Odyssey.
Mintel dự đoán rằng trong 5 năm tới, các thương hiệu sẽ ngày càng phục vụ cho các đối tượng tiêu dùng rõ ràng hơn.
Điều này có thể phân chia các thương hiệu lớn, lâu đời thành các đơn vị kinh doanh nhỏ hơn, có mục tiêu hơn.
Đồng thời, các công ty có thể tận dụng các nền tảng xã hội mới nổi để tương tác với người tiêu dùng và thu thập thông tin phản hồi để phát triển sản phẩm.
Hyper Fatigue - Thời đại của khủng hoảng
Chuyển từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác, người tiêu dùng đang bị tác động dồn dập bởi những câu chuyện truyền thông và các nội dung số.
Đại dịch, lạm phát, khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị và biến đổi khí hậu đều gây ra sự mệt mỏi và cảm giác bị choáng ngợp cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng sẽ cố gắng vượt qua khủng hoảng và kết nối với những gì quan trọng với họ.
Một quán cà phê ở khu phố Arimatsu, thành phố Nagoya, miền trung Nhật Bản, cung cấp không gian riêng tư để người tiêu dùng có thể ngồi thiền trong khi thưởng thức trà và đồ ngọt trong một không gian yên tĩnh.
Baidu đã ra mắt những người chữa lành cảm xúc bằng AI đầu tiên, Lin Kaikai và Ye Youyou, để cung cấp các dịch vụ chức năng và đồng hành trực tuyến 24 giờ đồng thời hỗ trợ 600 triệu người dùng của ứng dụng gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Theo khảo sát của Mintel, những khách hàng ở Vương quốc Anh từng bị căng thẳng cần được hỗ trợ nhiều hơn:
- 71% nói rằng quản lý chế độ ăn uống/tập thể dục là quan trọng để kiểm soát căng thẳng.
- 62% nói rằng các thói quen hàng ngày là một cách quan trọng để cải thiện tâm trạng của họ.
- 55% nói rằng họ dành thời gian ra ngoài để giải quyết căng thẳng.
Đây cũng là những gợi ý mà các doanh nghiệp nên lưu ý.
International Localism - Sản phẩm Local Brand bền vững
Mua hàng Local Brand bền vững sẽ là cách người tiêu dùng có thể kiểm soát tài chính, bảo vệ môi trường, từ đó, cảm thấy an tâm hơn.
Các yếu tố như tính linh hoạt, độ bền và tính bền vững sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phương trình giá trị của người tiêu dùng.
Đối mặt với nhiều bất ổn toàn cầu, xu hướng này sẽ bảo vệ tài nguyên địa phương và thúc đẩy địa phương phát triển.
Người tiêu dùng sẽ cảm thấy rằng họ đang cống hiến theo một cách nào đó.
Và đôi khi còn lan tỏa hơn cả tinh thần trong một địa phương khi nhiều thương hiệu lớn đã áp dụng.
Adidas đã ra mắt phiên bản giày thể thao giới hạn với nhà hàng Ravi ở Dubai, Pakistan.
Sự hợp tác này là một phần trong dự án hợp tác của Adidas với 11 nhà hàng nhỏ và địa phương tại 11 thành phố trên khắp thế giới, nhằm ghi nhận tinh thần cộng đồng được tạo ra ở địa phương.
McDonald's Tây Ban Nha đã mời khách hàng hỗ trợ nông dân Tây Ban Nha bị ảnh hưởng bởi cháy rừng bằng cách thêm một món ăn vào đơn hàng của họ.
Theo đó, có thể nói yếu tố cộng đồng đi đôi với môi trường sẽ luôn được ủng hộ trong dài hạn.
Intentional Spending - Chi tiêu chủ đích
Theo thống kê, một số cách người tiêu dùng đối phó với việc tăng giá có thể kể đến:
- 71% của người tiêu dùng Thái Lan cho biết chi tiêu ít hơn cho cửa hàng tạp hóa, thứ đã trở thành ưu tiên hàng đầu kể từ khi bắt đầu đại dịch.
- 45% người tiêu dùng Hoa Kỳ mua một số sản phẩm chăm sóc cá nhân chọn lọc cho biết họ đã chọn một sản phẩm/nhãn hiệu mới do giá tăng trong năm ngoái.
- 39% của người tiêu dùng Vương quốc Anh cho biết họ đã mua các mặt hàng thời trang trong 12 tháng qua có thể được sử dụng cho nhiều dịp (ví dụ như đi làm và đi chơi).
- 37% người tiêu dùng Trung Quốc mua hàng tạp hóa đã chi ít hơn cho việc đi ăn ngoài vào tháng 9 năm 2022 so với tháng trước.
Để vượt qua thời đại của sự không chắc chắn (xu hướng Uncertainty), người tiêu dùng đang tập trung giá trị thực của họ và kết quả là chi tiêu có chủ ý hơn.
Trong một môi trường kinh tế khó khăn, người tiêu dùng muốn đưa ra những lựa chọn tài chính thông minh mà không phải hy sinh chất lượng cuộc sống.
Trang mua sắm Taobao Juhuasuan của Trung Quốc tung ra đợt bán hàng trực tuyến các sản phẩm thực phẩm và tẩy rửa gia dụng gần hết hạn sử dụng, với mức giảm giá lên tới 70%.
Và kết quả là, khoảng 2,1 triệu người tiêu dùng đã mua thực phẩm sắp hết hạn thông qua Taobao trong năm qua.
Nhà bán lẻ đa quốc gia của Pháp Carrefour đã đóng băng giá của 100 sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của họ tại các cửa hàng ở Pháp trong 100 ngày để giảm bớt tác động của lạm phát đối với người tiêu dùng.
Lời kết
Các sự kiện gần đây đã cho người tiêu dùng thấy thế giới kết nối với nhau như thế nào và hơn thế nữa, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tương lai, môi trường và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi những lựa chọn và thói quen hàng ngày của họ.
Vậy nên, việc hành vi người tiêu dùng thay đổi như thế này là điều tất yếu.
Các doanh nghiệp cần nắm bắt và điều hướng kế hoạch kinh doanh của thương hiệu, sản phẩm cho phù hợp.
Xem chi tiết báo cáo tại đây.