Thị trường bán lẻ dược phẩm được cho là có tiềm năng tiếp tục thu hút các tay chơi từ các chuỗi bán lẻ lớn nhỏ trong và ngoài nước, nổi bật là cuộc đua giữa hai chuỗi Long Châu và Pharmacity.

Chi nhánh nhà thuốc Long Châu. Chi nhánh nhà thuốc Long Châu.

Chiến lược của Long Châu

Long Châu là chuỗi từ 8 nhà thuốc ban đầu đã bứt lên với 300 cửa hiệu từ khi được FPT Retail mua lại vào năm 2017.

Ngay từ đầu cuộc đua, FPT Retail chú trọng vào các địa điểm cửa hàng nằm ở các góc giao lộ, gần chợ, gần bệnh viện hay khu dân cư, rồi sau đó mở các cửa hàng quy mô nhỏ hơn.

Đồng thời, cũng có phương án linh hoạt bao gồm chuyển đổi FPT Shop nếu cần. Với chiến lược này, Long Châu nhắm tới mục tiêu 400 và có thể là 500 cửa hiệu vào cuối năm nay.

Long Châu không áp dụng chính sách thống nhất giá trên toàn bộ hệ thống mà bán giá rẻ hơn tại những vùng có thu nhập thấp.

Chính thế mạnh công nghệ của FPT đã giúp bành trướng Long Châu thông qua việc xây dựng hệ thống dữ liệu để dễ dàng nhận biết xu hướng, quản lý và cơ cấu đầu thuốc trong kho hiệu quả.

Ngoài ra, trong lúc giãn cách do Covid-19, Long Châu đã tăng tương tác với khách hàng qua nền tảng mạng xã hội như Facebook về các vấn đề dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe, cách phòng ngừa nhiễm bệnh.

CEO FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp chia sẻ một góc nhìn kinh doanh: “Biên độ lợi nhuận có thể thấp lúc đầu nhưng hiệu quả sẽ tăng khi mở rộng quy mô”.

Hiện Long Châu đạt doanh số trung bình hàng tháng 136.000 đô la Mỹ/mỗi cửa tiệm, bỏ xa các đối thủ khác gấp 6-7 lần.

Chiến lược của Pharmacity

Chuỗi này chính là đối thủ lớn với Long Châu đang có khoảng 600 cửa hàng hoạt động rộng rãi trên thị trường và tuyên bố sẽ đạt mục tiêu 1.000 hiệu thuốc vào cuối năm nay.

Hiện Pharmacity có giờ mở cửa khá dài, từ 6 giờ sáng đến 11 giờ 30 đêm, chưa kể hai tiệm ở đường Hai Bà Trưng (quận 1, TPHCM) và Thảo Điền (quận 2, TPHCM) mở cửa 24/7.

Trong bối cảnh đại địch, Pharmacity còn bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, điện thoại và ứng dụng Extracare và cam kết giao hàng tận nơi.

Chris Blank - nhà sáng lập kiêm CEO Pharmacity - nhận định: “Khi điều kiện sống được cải thiện thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là về dược phẩm sẽ tăng theo cấp số nhân”

Pharmacity đang nuôi nhiều tham vọng như xây một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe, hợp tác với các công ty bảo hiểm, ra mắt một “siêu ứng dụng” cung cấp các dịch vụ trực tuyến.

Xa hơn, Pharmacity nhắm tới mức doanh số 1,5 tỉ đô la vào năm 2025 khi chuỗi vươn tới con số 5.000 nhà thuốc để 50% dân số có thể đến một hiệu thuốc Pharmacity chỉ trong vòng 10 phút lái xe.


Phối hợp với các start-up công nghệ trong thời đại 4.0

Do đại dịch Covid-19 biến động, nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm nguồn công nghệ tiên tiến nhất cùng hợp tác.

TechMoss với phần mềm hỗ trợ các nhà thuốc nhỏ truyền thống chuyển đổi kỹ thuật số giúp việc quản lý kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

MedLinkvà BuyMed đang tạo ra các nền tảng để kết nối các công ty dược phẩm với các nhà thuốc bán lẻ trên toàn quốc.

Họ đã huy động được khoảng 3 triệu đô la trong các vòng tài trợ Series A, và vừa được Google chọn vào danh sách hỗ trợ tăng tốc.

Hiện tại, các hiệu thuốc tham gia vào mạng lưới BuyMed sẽ mang biểu tượng BuyMed như một sự đảm bảo về việc cung cấp thuốc đủ tiêu chuẩn.

Logo của công ty ứng dụng công nghệ BuyMed. Logo của công ty ứng dụng công nghệ BuyMed.

Ngoài việc mở rộng mạng lưới trong nước, BuyMed đang tính chuyện thâm nhập vào thị trường khối ASEAN.

Hoàng Nguyễn - nhà đồng sáng lập BuyMed nói: “Thị trường dược phẩm các nước Đông Nam Á tương đối giống nhau.Có thể Thái Lan có những hãng dược nổi tiếng hơn và các nhà phân phối lớn hơn Việt Nam, nhưng chủ các hiệu thuốc nhỏ lẻ thì vẫn gặp những khó khăn tương tự như các hiệu thuốc ở Việt Nam. Tôi nghĩ chúng tôi có cơ hội lớn ở Thái Lan cũng như ở các nước khác như Malaysia, Indonesia và Philippines”.

Theo The Saigon Times