Việt Nam - Nền kinh tế kiên cường bất chấp đại dịch, được thúc đẩy bởi sản xuất xuất khẩu và tiêu dùng nội địa

Theo quan sát của ông Pua Wee Meng, Lãnh đạo phụ trách ngành tiêu dùng của Deloitte Đông Nam Á, “Việt Nam có những nỗ lực tương đối thành công trong công tác chống dịch”.

Chủ trương dập dịch của Việt Nam là kịp thời triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan, cũng như thực hiện giãn cách xã hội từng phần hoặc quy định người dân tuân thủ nguyên tắc 5K...

Ngoài ra, sự ổn định trong cơ cấu kinh tế cũng góp phần giúp Chính phủ làm tốt công tác chống dịch. Đây chính là tiền đề hình thành nên lớp người tiêu dùng kiên cường, lạc quan về nền kinh tế.

Thực tế, dù phải đối diện với đại dịch, nền kinh tế Việt Nam vẫn tương đối vững vàng, được thúc đẩy bởi sản xuất xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước.

Khi thương mại thế giới sụt giảm vì đại dịch, thị trường nội địa phát triển đã tạo đà cho GDP tăng trưởng, dù với tốc độ chậm hơn, ở mức 1,8% cho năm 2020. Bên cạnh đó, năm qua, thương chiến Mỹ - Trung Quốc đã đặt ra cho Việt Nam một loạt cơ hội và thách thức.

Một trong những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt chính là sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu - khi "công xưởng thế giới mới" đang gọi tên Việt Nam. Deloitte nhận định xu hướng này sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng FDI tại Việt Nam.

Tham khảo bài viết về sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trước bối cảnh này, tâm lý và hành vi tiêu dùng của người dân Việt Nam đã có những thay đổi nhất định.

1. Tâm lý lạc quan bất chấp đại dịch:

Thứ nhất, xét về tâm lý, nhờ nỗ lực chống dịch khá thành công mà người tiêu dùng Việt vẫn lạc quan khi nhìn về triển vọng trung và dài hạn của nền kinh tế. Sự kiên cường này đã và sẽ còn tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp tiêu dùng phát triển mạnh mẽ.

Thứ hai, nhìn trên cách thức chi tiêu, Deloitte nhận thấy có sự dịch chuyển của các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng, tập trung vào những sản phẩm thiết yếu. Đồng thời, uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm - dịch vụ vẫn là yếu tố người tiêu dùng Việt đánh giá cao, thay vì ưu tiên chọn lựa dựa trên giá thành.

Người tiêu dùng Việt vẫn lạc quan bất chấp thách thức đại dịch vẫn còn ở phía trước. Người tiêu dùng Việt vẫn lạc quan bất chấp thách thức đại dịch vẫn còn ở phía trước.

Thứ ba, người tiêu dùng cũng đang cho thấy sự thích ứng với các mô hình mua sắm thuận tiện. Các sàn thương mại điện tử, các kênh mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa thích hơn. Đây là lý do để các mặt hàng tiêu dùng tung ra chiến lược tiếp thị, bán hàng theo mô hình đa kênh (Omnichannel), đồng thời tìm cách khắc phục hạn chế trong thương mại điện tử như khâu hậu cần, vận chuyển hay thu hút khách hàng.

Cuối cùng, người tiêu dùng Việt mong muốn có những trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Nhu cầu này thậm chí còn cần thiết hơn cả các chương trình giảm giá, khuyến mãi lớn. Các doanh nghiệp cần lưu ý đến hành trình mua sắm của khách hàng, cân nhắc những vướng mắc khó khăn của họ, từ đó tìm cách cải thiện độ hài lòng và mức độ trung thành của họ với thương hiệu.

2. Sự thay đổi trong hành vi và mô hình mua sắm:

Đây là kết quả tóm lược của đợt khảo sát mới nhất từ Deloitte. Theo đó, mặc dù Việt Nam không ngoại lệ khi chịu tác động bởi đại dịch COVID-19 nhưng Việt Nam đã là một trong những nền kinh tế kiên cường trong khu vực Đông Nam Á.

Căn cứ kết quả khảo sát người tiêu dùng thực hiện từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2020 trên 1.000 hộ gia đình ở 04 thành phố lớn (TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng), Deloitte đã phân tích và đưa ra kết luận rằng: Người Việt Nam đang có những thay đổi quan trọng trong hành vi và mô hình mua sắm.

Khi dịch COVID-19 một lần nữa càn quét và gây nhiều thách thức cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, người tiêu dùng Việt dường như đã có kinh nghiệm đối phó. vẫn điềm tĩnh và chi tiêu theo cách thức riêng.

Một đơn vị khảo sát thị trường khác là Q&Me cũng cho thấy, trong năm 2020 người tiêu dùng Việt ít sắm sửa cho các khoản như ăn ngoài (61%), thời trang (60%), giải trí (54%), làm đẹp (43%), đồng thời quan tâm nhiều hơn đến các đợt ưu đãi khi mua sắm.

Người dân cũng có xu hướng lưu tâm hơn đến khía cạnh sức khỏe và đề phòng rủi ro trong tương lai, với gần 40% người tham gia khảo sát đã sử dụng khoản tiền tiết kiệm để tham gia các gói bảo hiểm cao cấp. 80% người được khảo sát bị ảnh hưởng tài chính, giảm thu nhập do COVID; 93% người tiêu dùng cho biết họ sẽ chủ động tiết kiệm tiền và có kế hoạch quản lý tài chính chu toàn hơn.

Đại dịch đã làm người tiêu dùng quay về các "giá trị lõi" như hàng tiêu dùng thiết yếu, sức khỏe và rủi ro tương lai. Đại dịch đã làm người tiêu dùng quay về các "giá trị lõi" như hàng tiêu dùng thiết yếu, sức khỏe và rủi ro tương lai.

Người dân vẫn cố gắng duy trì các hoạt động bình thường nhưng giữ ở mức chi phí tối thiểu; đồng thời tránh các khoản chi lớn để dự phòng cho lúc cần thiết.

Đồng thời, đại dịch đã thúc đẩy các hành vi số hóa và khuyến khích việc mua sắm qua kênh thương mại điện tử. Nhiều công ty trong ngành hàng tiêu dùng đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư sang các kênh kỹ thuật số và nỗ lực thích ứng với các chiến lược tiếp cận thị trường mới.

Thương mại điện tử không còn là xu thế mà đang dần trở thành kênh mua sắm quan trọng với người tiêu dùng. Thương mại điện tử không còn là xu thế mà đang dần trở thành kênh mua sắm quan trọng với người tiêu dùng.

3. 04 chân dung người tiêu dùng điển hình:

Qua khảo sát, Deloitte đã phác họa ra 04 chân dung người tiêu dùng trên ba phương diện: cảm tính, chi tiêu và nhận thức.

- Giới trẻ (25-29 tuổi)

Ở góc độ một người mới đi làm, thuộc giới trẻ (25-29 tuổi) và có thu nhập trung bình (9-14 triệu đồng), đây là nhóm đối tượng thuộc thế hệ Millennials, có hiểu biết về công nghệ, sử dụng thành thạo các thiết bị di động, mạng xã hội (Zalo, Facebook, Instagram, TikTok, YouTube...).

Họ quan tâm nhiều đến công việc, nâng cao kỹ năng. Trong hành vi mua sắm, họ chú ý đến sản phẩm sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, thời trang, thể thao, smartphone. Họ chọn đi chợ, tiệm tạp hóa hay siêu thị khi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày.

Còn với quần áo, giày dép, du lịch, giải trí... họ chọn mua sắm qua các kênh trực tuyến hay sàn TMĐT. Đây là nhóm tiêu dùng thường xuyên đến nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim, karaoke, quán cà phê.

- Người đi làm lâu năm (30-34 tuổi)

Với người đã đi làm lâu năm và có nhiều kinh nghiệm, trong độ tuổi từ 30-34 và thu nhập cao hơn mức trung bình (từ 14-19 triệu đồng), mục tiêu giai đoạn này là sự nghiệp và gia đình.

Mối quan tâm chính là công việc, sức khỏe, tiết kiệm đầu tư. Họ chú ý đến mua sắm sản phẩm/dịch vụ về sức khỏe, thể thao, giáo dục, giải trí, du lịch và thường xuyên mua thiết bị điện tử, cũng thường xuyên đi nhà hàng, quán bar... Những người thuộc thế hệ đầu Millennials cũng rất am hiểu công nghệ và tham gia mạng xã hội (Zalo, Facebook, LinkedIn, WhatsApp).

Nhóm này chọn kênh thương mại trực tuyến cho giáo dục, các hoạt động giải trí và nghỉ lễ, các dịch vụ vận chuyển. Ngoài ra, họ chọn mua một số mặt hàng tiện lợi hàng ngày tại các kênh thương mại truyền thống.

- Trung niên (45-49 tuổi)

Ở nhóm người trung niên, trong độ tuổi 45-49 và có thu nhập cao hơn mức trung bình (20-40 triệu đồng/tháng), đây là nhóm người tiêu dùng thuộc thế hệ X, Họ đang quan tâm lo lắng về sức khỏe, dịch bệnh, chuẩn bị tài chính cho con cái sắp vào đại học và có kế hoạch cho nghỉ hưu.

Họ thích sự ổn định hơn là rủi ro. Họ cũng có những hiểu biết nhất định về công nghệ, mạng xã hội nhưng ưu tiên tính thực tế hữu dụng trong chọn lựa, đưa ra quyết định mua hàng và có xu hướng mua hàng ở các điểm bán vật lý.

Kênh thương mại điện tử chỉ dành cho vận chuyển đi lại là chính. Họ thỉnh thoảng mới đi nhà hàng, quán bar và không thường xuyên mua hàng điện tử, gia dụng.

- Người cao tuổi

Chân dung nhóm người tiêu dùng cuối cùng là người cao tuổi, có thu nhập thấp đến trung bình (4-9 triệu đồng).

Họ quan tâm nhiều đến trợ cấp, lương hưu. Họ ít am hiểu về công nghệ. Các suy nghĩ, chọn lựa, giao tiếp thường theo kiểu truyền thống và thích các kênh bán hàng vật lý. Họ tương đối nhạy cảm về giá và ưu tiên những sản phẩm/dịch vụ hỗ trợ sức khỏe, bệnh lý người cao tuổi.

Dù vẫn còn có những khác biệt về vùng miền, tâm lý giữa người tiêu dùng miền Bắc và miền Nam, sự khác biệt trong chi tiêu chênh lệch giữa đô thị cấp 1 và đô thị cấp 2, dù thuộc đối tượng nào nhưng theo Deloitte, trước khó khăn của dịch bệnh, tất cả đều giảm bớt chi tiêu không cần thiết như giải trí.

Thay vào đó là tăng cường mua thêm thực phẩm, chăm sóc sức khỏe... Các doanh nghiệp có thể cân nhắc chọn lựa cách thức tiếp cận khách hàng và chuẩn bị phù hợp cho sự phục hồi sau dịch.

Tải báo cáo đầy đủ từ Deloitte tại đây

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư