Để giảm thiểu tác hại tới môi trường, một số doanh nghiệp vật liệu xây dựng tại Việt Nam đã sớm đưa “Vật liệu xanh” trở thành định hướng phát triển dài hạn.
Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, đầu tư công nghệ sản xuất vật liệu xanh trong vòng 10 năm trở lại đây tăng trưởng nhanh.
Tốc độ đầu tư ở các nhóm vật liệu xây dựng như xi măng, gạch ốp lát, kính…. từng bước đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt sánh ngang chất lượng với các nước phát triển trên thế giới.
Giá trị của “người tiên phong”
Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường đã có thể sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước thay vì phải nhập khẩu như trước.
Đơn cử như Công ty kính nổi Viglacera, từ tháng 7/2016, doanh nghiệp này đã tiên phong đưa dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng bằng công nghệ phủ mềm đi vào hoạt động, với công suất 2,3 triệu m2/năm, sản phẩm đã được điểm định đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
Những sản phẩm mà Công ty kính nổi Viglacera tập trung phát triển gồm kính Solar Control và kính Low-E.
Với đặc tính riêng của từng loại, hai dòng sản phẩm này có thể đáp ứng được với khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam.
Cụ thể, ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, các công trình xây dựng cao tầng, hiện đại đã sử dụng kính tiết kiệm năng lượng và đã khẳng định tính năng ưu việt của nó.
Tòa nhà Thăng Long Number 1 của Tổng Công ty Viglacera đã sử dụng sản phẩm nêu trên và đã được Bộ Xây dựng công nhận tòa nhà “kiến trúc xanh” của Thành phố.
Ngoài ra, còn có một số công trình trọng điểm trong nước đã sử dụng kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera như: Khu đô thị Eco Green Sài Gòn tại quận 7; Bệnh viện Quân y 175 tại Gò Vấp TP.HCM; Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại TP.Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam; Đại Học Việt Đức tại Bình Dương; Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Dương, Trụ sở UBND tỉnh Cà Mau, Dự án văn phòng và căn hộ 152 Điện Biên Phủ quận Bình thạnh Tp.HCM …
Thực tế cho thấy, không chỉ đối với các dự án lớn, mà các công trình nhỏ, dân dụng cũng đang hướng đến dòng vật liệu này.
Bởi kính tiết kiệm năng lượng Viglacera đang tiên phong kiến tạo giải pháp xanh, thân thiện môi trường cho các công trình xây dựng Việt.
Theo phân tích của các chuyên gia trong ngành, những thương hiệu “nội địa” bắt đầu lớn mạnh không ngừng, trưởng thành chuyên nghiệp và thể hiện sự vượt trội.
Họ đã tạo ra nhiều thay đổi cũng như những xu hướng mới, dẫn dắt sự phát triển của thị trường.
Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước còn thể hiện ở năng lực tài chính mạnh mẽ và sự nghiêm túc đầu tư, ứng dụng công nghệ trong các khâu sản xuất.
Theo đó, sự xuất hiện của những doanh nghiệp “đầu đàn” trong nước là điều cần thiết để góp phần chuyển biến thị trường ngày càng chuyên nghiệp, với những sản phẩm có giá trị, đảm bảo sức khỏe của người sử dụng cũng như môi trường xung quanh.
Đá siêu nhẹ Thanh Phúc là một trong số ít doanh nghiệp gây chú ý với những chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho vật liệu “xanh”.
Xác định phát triển kinh tế song hành với quá trình phát triển bền vững thông qua việc cung cấp các sản phẩm gạch không nung đến các sản phẩm đá siêu nhẹ.
Các nhà máy được vận hành theo mô hình sản xuất “xanh”, thông qua việc sử dụng hệ thống máy đúng chuẩn quy cách, máy đánh bóng ứng dụng công nghệ tiên tiến, tối ưu xử lý bụi đá, không gây ô nhiễm không khí tại Nhà máy sản xuất.
Cơ sở sản xuất quy mô này sẽ giúp Thanh Phúc tăng công suất sản phẩm từ gạch không nung, đá siêu nhẹ từ đó mở rộng thị phần và khẳng định vị thế thương hiệu vững chắc trên thị trường.
Với sự đầu tư bài bản ngay từ đầu để tiến xa trong tương lai, sự xuất hiện của các doanh nghiệp uy tín như Thanh Phúc là những yếu tố đầy tiềm năng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của ngành vật liệu xây dựng xanh nói chung và đá nhân tạo nói riêng trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: tiêu tốn ít hơn năng lượng sản xuất và giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ khi đưa vào sử dụng.
Tổng hợp