Saint-Gobain tham gia Hội nghị Kinh doanh tạo tác động của Forbes Việt Nam 2022 (Forbes Vietnam Impact Business Summit).
Tại sự kiện, ông Nguyễn Trường Hải - CEO Saint-Gobain đã chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các chiến lược tạo ra tác động tích cực cho môi trường.
Theo báo cáo Global Status Report for Buildings and Construction 2021, lĩnh vực xây dựng thải ra gần 40% lượng khí thải CO2, chiếm đến 36% tổng mức tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu chỉ trong năm 2021.
Saint-Gobain hướng đến mục tiêu vừa duy trì tăng trưởng vừa giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Ông Hải đã phát biểu:
“Với Saint-Gobain, phát triển bền vững chính là một phần của chiến lược kinh doanh ở cấp độ toàn cầu và từng thị trường.
Chúng tôi có khái niệm “Grow & Impact – Tăng trưởng và tạo tác động tích cực” để nói về chiến lược của chúng tôi khi kết hợp giữa 2 mục tiêu hiệu quả kinh doanh đi cùng trách nhiệm với môi trường và phát triển bền vững.
Công ty khẳng định cam kết đạt chuẩn trung hòa carbon (cacbon neutral) của tập đoàn vào năm 2050.”
Trung hòa carbon là làm giảm lượng khí thải CO2 qua các hoạt động sản xuất và vận hành của doanh nghiệp.
Điều này có tác động quan trọng trong hành trình phát triển bền vững.
Nó tác động trực tiếp làm giảm sự nóng lên của trái đất và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Saint-Gobain nghiên cứu và phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng xanh
Công ty tập trung nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm thế hệ mới giảm nguyên liệu sử dụng nhưng chất lượng không đổi hoặc tốt hơn.
Nghiên cứu được áp dụng cho các sản phẩm chủ đạo tại thị trường Việt Nam như khung xương, tấm thạch cao, tấm xi măng sợi.
Các nghiên cứu này được ước tính giúp giảm gần 1.300 tấn CO2 thải ra môi trường trong 7 tháng đầu năm 2022.
Tại Việt Nam, vẫn còn số đông khách hàng không chấp nhận thêm chi phí cho các sản phẩm và hoạt động có lợi với môi trường.
Saint-Gobain đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, trải nghiệm thực tế sản phẩm để thuyết phục khách hàng chấp nhận khái niệm mới về chất lượng sản phẩm trong ngành vật liệu xây dựng hiện đại.
Đây là vật liệu xây dựng nhẹ, linh hoạt, thi công nhanh và bền.
Điều này thay thế quan niệm cũ, vật liệu xây dựng phải nặng mới bền.
Hiện nay, các sản phẩm mới đã được khách hàng chấp nhận cao và có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Tháng 2/2022, Saint-Gobain Việt Nam đã giới thiệu sản phẩm vữa tô gốc thạch cao tại hội thảo chuyên ngành với chủ đề "Các giải pháp đột phá trong xây dựng”.
Đây là sản phẩm vữa tô nội thất giúp chống nứt và làm phẳng bề mặt tường thay thế cho giải pháp vữa tô xi măng cát truyền thống.
Sản phẩm có nhiều ưu điểm như:
Giải quyết triệt để 100% vấn đề nứt, bộp, nứt chân chim cho tường nội thất, thích hợp cho gạch AAC, gạch xi măng cốt liệu, bê tông, tấm panel…;
Độ bám dính tối đa, tạo bề mặt hoàn thiện có chất lượng đồng đều;
Tạo độ dày từ 5-15mm cho một lần tô giúp tăng tốc độ thi công hoàn thiện;
Các bước chuẩn bị đơn giản, trộn sẵn, có thể thi công ngay;
Rút ngắn thời gian chờ hoàn thiện sơn bả, chỉ sau 24 giờ, thay vì phải chờ từ 14-28 ngày như vữa tô truyền thống.
Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Saint-Gobain Việt Nam tại Hải Phòng theo tiêu chuẩn châu u EN 13279 dành cho vữa thạch cao và đạt Chứng nhận hợp chuẩn của Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam.
Cải tiến chuỗi cung ứng để phát triển bền vững
Bên cạnh đó, Saint-Gobain tạo bước đột phá với mô hình Door-to-door (giao hàng tận kho khách hàng).
Các xe hàng được thiết kế “Combo thông minh” đáp ứng nhu cầu đa dạng sản phẩm của khách hàng và có thể tối ưu cung đường vận chuyển bằng cách kết hợp nhiều điểm giao trên một hành trình.
Công ty hợp tác chặt chẽ trong từng mắt xích của chuỗi cung ứng từ khách hàng, đối tác đến người tiêu dùng.
Nhờ áp dụng các giải pháp mới trong quá trình vận chuyển hàng hóa, công ty giảm gần 50% chuyến xe di chuyển trên đường và giảm đáng kể lượng CO2 thải ra môi trường.
Áp dụng mô hình này, công ty ước tính giảm gần 300 tấn CO2 thải ra môi trường trong 7 tháng đầu năm 2022.
Theo ông Hải, có hai yếu tố quan trọng để đạt những mục tiêu trong hành trình phát triển bền vững là:
Mức độ cam kết của người đứng đầu và triển khai đo lường dấu chân carbon.
Từng doanh nghiệp cần có hành động cụ thể và đo lường các chỉ số.
Tác động tích cực sẽ dần lan tỏa trên quy mô lớn.
Saint-Gobain đổi mới trong dây chuyền sản xuất
Bên cạnh những hoạt động trên, Saint-Gobain thực hiện hàng loạt các đổi mới trong dây chuyền và quy trình sản xuất.
Công ty giảm lượng năng lượng tiêu thụ cho sản xuất, thay thế một phần bằng nguồn năng lượng sạch như điện mặt trời.
Đồng thời, công ty cam kết đến năm 2030 tái sử dụng tất cả nước thải trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Quá trình chuyển đổi quy trình sử dụng năng lượng áp dụng tại 7 nhà máy tại Việt Nam đã giảm được tương đương 10.000 tấn CO2 thải ra môi trường mỗi năm.
Công ty tổ chức các hoạt động nội bộ nâng cao nhận thức của hơn 1.200 nhân viên.
Khuyến khích nhân viên hành động vì môi trường như giảm sử dụng sản phẩm nhựa thay bằng các sản phẩm tái chế, phân loại rác thải, sử dụng tiết kiệm điện và giấy.
"Hiện nay, chúng ta có được sự hỗ trợ rất lớn từ các chính sách của nhà nước để đẩy nhanh quá trình xanh hóa các công trình.
Đồng thời, nhận thức của người dùng về tiêu dùng xanh, trách nhiệm với môi trường sẽ ngày một cao.
Ở tầm nhìn chiến lược dài hạn, đầu tư vào vật liệu xanh là cơ hội để doanh nghiệp trở nên cạnh tranh và khác biệt để dẫn đầu", ông Nguyễn Trường Hải khẳng định.