Xu hướng tăng trưởng xanh của thế giới hậu COVID-19

Xu thế của thế giới hậu COVID-19 sẽ là tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo cùng với bảo vệ, khôi phục hệ sinh thái tự nhiên.

Tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu, là một hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được thịnh vượng toàn diện cho các quốc gia.

Đây cũng được xem là động lực để các doanh nghiệp có cùng tư duy phát triển hướng đến giải pháp chuyển đổi xanh để tìm kiếm giá trị tối ưu, phát triển bền vững trong tương lai.

Xây dựng nhà xưởng bằng vật liệu thân thiện môi trường

Những yếu tố môi trường đang dần trở thành tiêu chí đánh giá hàng đầu và các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng phải nỗ lực rất nhiều để tạo nên cuộc cách mạng về công trình xanh.

Bên cạnh các giải pháp về sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng khí thải carbon ra môi trường, giảm lượng nước… thì việc xây dựng nhà xưởng với các vật liệu thân thiện cũng đem lại hiệu quả cao trong tiến trình tăng trưởng xanh.

Để tối ưu mục tiêu này, Hội đồng công trình xanh Singapore đã xây dựng một hệ thống đánh giá riêng biệt cho ngành xây dựng, để chứng nhận “Nhãn xanh” cho các vật liệu, sản phẩm xây dựng bền vững.

null
Hội đồng công trình xanh Singapore đã xây dựng một hệ thống đánh giá riêng biệt cho ngành xây dựng, để chứng nhận “Nhãn xanh” cho các vật liệu, sản phẩm xây dựng bền vững.

Trong đó, sự tham gia của các sản phẩm tôn được gắn nhãn xanh của NS BlueScope vào các công trình này cũng là một yếu tố để các doanh nghiệp sản xuất kiện toàn mục tiêu kinh tế tuần hoàn mà họ theo đuổi.

Ông Võ Minh Nhựt, Tổng Giám đốc Công ty NS BlueScope Việt Nam cho rằng, lợi nhuận quan trọng nhưng phải và nên đến từ việc làm những điều đúng đắn, có trách nhiệm và tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng, nền kinh tế cũng như cho hành tinh.

Sự phối hợp giữa doanh nghiệp- chính phủ

Thống kê hiện nay, các công trình xanh tại Việt Nam chưa phải là một con số lớn.

Nếu chủ đầu tư nắm bắt được và xây dựng các dự án theo chuẩn bền vững, họ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Điều quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh là sự hợp tác chặt chẽ của nhiều bên, từ doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với Chính phủ.

Đặc biệt, các doanh nghiệp tiên phong cần thể hiện được vai trò khuyến khích, truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp nhỏ hơn để cùng hợp tác và hành động trong hành trình này.

Trên hành trình lan tỏa thông điệp này, thời gian qua NS BlueScope Lysaght trực thuộc tập đoàn BlueScope đã hợp tác chiến lược với GSB và GreenViet để thúc đẩy ngành kiến trúc Việt Nam tiếp cận xu hướng cân bằng năng lượng trên thế giới.

null

Xu hướng kiến trúc cân bằng năng lượng, giảm phát thải, phát triển bền vững

Xu hướng kiến trúc cân bằng năng lượng sẽ giảm phát thải carbon, giảm tiêu thụ năng lượng, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số nhanh như Việt Nam.

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc, hai vật liệu công nghiệp phổ biến nhất trên thị trường, thép và xi măng, thực chất là các tác nhân thải ra lượng khí CO2 lớn nhất toàn cầu trong năm 2021, chiếm thị phần 14-16%.

Hiện NS BlueScope Lysaght Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong trong cung cấp giải pháp thép ưu việt cho các công trình công nghiệp và dân dụng, hướng tới áp dụng xu thế cân bằng năng lượng cho các công trình tại Việt Nam.

Lan tỏa thông điệp và văn hóa tăng trưởng xanh

Phát triển xanh là trách nhiệm mà các doanh nghiệp cần phải làm để cùng chung tay, góp sức cho những mục tiêu trên.

Với hành trình hàng chục năm tại Việt Nam, thành công của NS BlueScope không chỉ là chứng nhận Nhãn xanh mà còn đến từ việc lan truyền hiểu biết đến các đối tác trong hành trình phát triển bền vững.

null
Thành công của NS BlueScope không chỉ là chứng nhận Nhãn xanh mà còn đến từ việc lan truyền hiểu biết đến các đối tác trong hành trình phát triển bền vững.