Trong khi người tiêu dùng đang quay trở lại trạng thái bình thường.

Bên cạnh đó, một số thói quen tiêu dùng thương mại điện tử (TMĐT) của họ đã được thiết lập.

Các chuyên gia dự đoán doanh số TMĐT bán lẻ trên toàn thế giới sẽ tăng từ khoảng 5 nghìn tỷ USD lên hơn 8 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

Để tận dụng sự tăng trưởng này, các doanh nghiệp kinh doanh trên TMĐT sẽ cần giảm thiểu dần những xu hướng tiêu dùng xảy ra trong thời điểm đại dịch.

Đồng thời doanh nghiệp cần tiếp tục theo dõi sự thay đổi và kỳ vọng, sở thích mua sắm của người tiêu dùng.

Dưới đây là 9 xu hướng TMĐT hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong năm tới.

1. Di động sẽ là động lực tăng doanh thu lớn cho TMĐT 2023
2. Tìm kiếm bằng giọng nói
3. Giải pháp thanh toán linh hoạt
4. Thế hệ Alpha và thế hệ Z: Thế hệ tiếp theo của những người mua sắm tham gia thị trường
5. Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong xu hướng thương mại điện tử 2023
6. Mua sắm thân thiện với môi trường
7. Sự trỗi dậy của thương mại trực quan
8. Tăng cường thực tế ảo
9. Hình thức đăng ký dịch vụ theo gói

1. Di động sẽ là động lực tăng doanh thu lớn cho TMĐT 2023

Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng khi thiết bị điện tử ngày càng nhỏ thì kỳ vọng của con người về chúng càng lớn?

Ngày nay, người tiêu dùng dành phần lớn thời gian vào trực tuyến và thời gian đó được dành cho việc mua sắm.

Giờ đây, việc người tiêu dùng, ngay cả Thế hệ Alpha (thế hệ đầu tiên của thế kỷ 21), luôn luôn có điện thoại di động trong tay và sử dụng chúng để nhắn tin và gọi điện là chuyện bình thường.

null
Thiết bị di động ngày càng được ưa chuộng.
Theo Statista, thiết bị di động chiếm 71% lưu lượng bán lẻ và tạo ra 61% đơn đặt hàng mua sắm trực tuyến.

Mua sắm trực tuyến tiện lợi, thoải mái và không cần tiếp xúc -dù mua sắm trên máy tính để bàn, máy tính bảng hay thiết bị di động.

Những chỉ số trên đã cho chúng ta thấy xu hướng thương mại điện tử 2023 với các thiết bị di động.

Các thương hiệu muốn giành thế chủ động trong cuộc chơi TMĐT cần phải nắm bắt được thói quen này.

null
Doanh nghiệp cần xây dựng ứng dụng di động thân thiện.

Các doanh nghiệp nên thiết kế ứng dụng thân thiện cho thiết bị di động để đón đầu xu hướng này.

2. Xu hướng thương mại điện tử thông qua giọng nói

Xu hướng mua sắm thông qua giọng nói đã xuất hiện từ năm 2018.

Tuy nhiên nó mới chỉ thật sự phổ biến trong năm 2021.

Nghiên cứu cho thấy con người đang ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị trợ lý giọng nói nhờ sự thông minh và tiện lợi hơn nhiều so với nhập tin nhắn.

Khảo sát cho thấy 35.1% người dùng sử dụng trợ lý ảo, trợ lý giọng nói mỗi ngày.

null
Người dùng sử dụng trợ lý ảo, trợ lý giọng nói mỗi ngày.

Google cũng chỉ ra rằng 27% dân số toàn cầu đang sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trên thiết bị di động.

Các loa thông minh như Amazon Alexa và Google Home, cộng với các dịch vụ di động như Siri và Cortana, hiện được sử dụng ngày càng nhiều để hoàn thành các tác vụ cơ bản.

null
Loa thông minh Amazon Alexa.
null
Loa thông minh Google Home.
Thói quen này có thể thay đổi cách khách hàng mua sắm online.

Các tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trên các trang thương mại điện tử có thể đưa trải nghiệm người dùng lên tầm cao mới.

Các doanh nghiệp nên tối ưu hóa từ khóa và nội dung của sản phẩm vì nó liên quan đến việc tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện thông qua các thiết bị này.

3. Các tùy chọn thanh toán là công cụ mang tính quyết định đối với TMĐT năm 2023

Một trong những lý do lớn nhất dẫn đến việc từ bỏ mua hàng của người dùng là quá trình thanh toán hoặc kiểm tra khó khăn.

Do đó, giải pháp thanh toán linh hoạt giúp loại bỏ những cản trở trong hành trình mua hàng và giảm thiểu tỷ lệ bỏ giỏ hàng (cart abandon rate).

null
Giải pháp thanh toán linh hoạt giúp loại bỏ những cản trở trong hành trình mua hàng.

Dưới đây là một số phương pháp thanh toán tiện lợi:

Ví điện tử (Mobile wallet):

Ví điện tử hoàn toàn có khả năng thay thế ví tiền thông thương.

Ví điện tử giúp khách hàng thanh toán dễ dàng hơn, dù là trực tuyến hay offline.

null
Người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số an toàn–Ví điện tử PayPal.
null
Người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số an toàn–Ví điện tử Apple Pay.

Thanh toán ngay trên các nền tảng mạng xã hội:

Chúng ta ngày càng dành nhiều thời gian trên mạng xã hội.

Mạng xã hội cũng trở thành nền tảng hàng đầu để quảng bá sản phẩm và dịch vụ.

Bán hàng và thanh toán trực tiếp ngay tại các nền tảng mạng xã hội dự đoán sẽ là một xu hướng quan trọng của Ecommerce trong tương lai.

Ví dụ như TikTok đã cho ra mắt TikTok Shop như một kênh bán hàng dành cho các nhà sáng tạo trên nền tảng này.

null
Tiktok Shop trở thành nền tảng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ.

Người xem có thể mua và thanh toán ngay trên TikTok.

Đây là một bước tiến rút ngắn hành trình khách hàng và đi đến điểm thanh toán mà không cần rời khỏi ứng dụng.

Phương thức thanh toán linh hoạt:

Buy-now-pay-later (mua trước trả sau) là một trong những xu hướng lớn nhất nhận được sự quan tâm rất lớn trong năm qua.

Khi mà áp lực về tài chính đang trở nên lớn hơn.

Những giải pháp tài chính như BNPL sẽ là một giải pháp giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng và vượt qua tình hình kinh tế khó khăn.

4. Thế hệ Alpha và thế hệ Z: Thế hệ tiếp theo của những người mua sắm tham gia thị trường

Vào năm 2023,nhiều người tiêu dùng sẽ tham gia mua hàng TMĐT.

Với 32% thế hệ Z cho biết họ sẽ chi tiêu nhiều hơn trong những kỳ nghỉ lễ năm 2022.

Doanh nghiệp cần thích ứng với thế hệ mua sắm này và tìm hiểu sở thích mua hàng của họ.

Đặc biệt là khi giới trẻ có được sự hiểu biết về kỹ thuật số nhờ COVID-19:

- 55% người thuộc thế hệ Z sử dụng điện thoại thông minh hơn 5 giờ mỗi ngày.
- 26% gen Z sử dụng điện thoại hơn 10 giờ mỗi ngày.
- Hơn 40% thế hệ Z thà mất ví còn hơn là mất điện thoại thông minh.
- Gần 2 trong số 3 trẻ em từ 8-11 tuổi có quyền sử dụng điện thoại thông minh.
- 97% Gen Z sử dụng mạng xã hội làm nguồn cảm hứng mua sắm hàng đầu của họ.

Do đó, việc tiếp cận thế hệ gen Z qua các mạng xã hội thương mại mua sắm như TikTok, Instagram, Facebook…và đưa ra các đề xuất xác thực từ người có tầm ảnh hưởng sẽ thúc đẩy nhu cầu mua hàng của giới trẻ.

null
Người có tầm ảnh hưởng sẽ thúc đẩy nhu cầu mua hàng của giới trẻ.

Do đó, xu hướng Booking KOC đã trở thành một trong những giải pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng mới mà các thương hiệu/ nhãn hàng không nên bỏ qua.

5. Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong xu hướng thương mại điện tử 2023

Ngày càng có nhiều thương hiệu sử dụng mạng xã hội là nơi gặp gỡ, giao lưu với khách hàng và kinh doanh sản phẩm.

Doanh số thương mại điện tử toàn cầu thông qua các nền tảng mạng xã hội ước tính đạt 992 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022.

Dự báo cho thấy doanh số thương mại xã hội sẽ đạt khoảng 2,9 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2026.
null
Thương mại điện tử 2023 - Mạng xã hội.

Khoảng 68% người dùng cho biết họ đã mua hàng thông qua nền tảng truyền thông xã hội và hầu hết đều có ý định mua hàng như vậy trong năm tới.

Xây dựng sự hiện diện trên mạng xã hội giúp cho doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm một cách hiệu quả tới người tiêu dùng này và tăng doanh số bán hàng tiềm năng.

6. Duy trì tính bền vững trong hoạt động kinh doanh

Mọi người trên toàn cầu đã trở nên có ý thức về môi trường hơn bao giờ hết.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi First Insight cho thấy người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi đang mong đợi các công ty duy trì các hoạt động bền vững hơn.

Thương mại xanh đang trên đà phát triển.

null
Sản phẩm xanh trong xu hướng thương mại điện tử 2023.

Ngay cả trong bối cảnh lo ngại về tài chính, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi nhiều hơn để mua hàng từ các thương hiệu bền vững.

52% người tiêu dùng nói rằng đại dịch khiến họ coi trọng tính bền vững hơn.

Năm 2023, nhiều doanh nghiệp được mong đợi sẽ phát triển tính bền vững với khía cạnh “xanh hơn” cho sản phẩm. Ví dụ:

- Bán các sản phẩm được làm bằng vật liệu bền vững hơn.
- Đầu tư vào vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường hơn.
- Cho phép người dùng chọn các tùy chọn vận chuyển bền vững hơn (ví dụ như gửi tất cả các sản phẩm trong cùng một gói hàng, thay vì gửi riêng lẻ).
- Giúp mọi người dễ dàng tái chế các mặt hàng hoặc mua sắm các mặt hàng second-hand.

Việc doanh nghiệp có cung cấp trải nghiệm mua sắm có ý thức về môi trường hay không cũng trở nên phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng.

7. Sự trỗi dậy của thương mại trực quan

Chúng ta đang sống trong một thế giới quá tải về thông tin.

Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp liên tục cạnh tranh để giành được chú ý của người tiêu dùng.

null
Các doanh nghiệp sử dụng các chiến thuật thị giác: video chất lượng cao và AR để thu hút khách hàng.

Do đó, tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin về sản phẩm tăng nhanh chóng.

Giờ đây, ảnh tĩnh của sản phẩm không còn đủ chất lượng để khách hàng quyết định mua hàng.

Người tiêu dùng dường như ngày càng muốn khám phá chi tiết về sản phẩm.

Doanh nghiệp cần cung cấp video, đánh giá và nội dung tương tác về một sản phẩm để sản phẩm đó dễ tiếp thị hơn trên thế giới trực tuyến.

8. Tăng cường sử dụng thực tế ảo

Trí tuệ nhân tạo không còn là một công nghệ lạ mắt chỉ giới hạn ở các công ty công nghệ lớn.

AI hầu như được áp dụng cho nhiều lĩnh vực.

Không có gì ngạc nhiên khi công nghệ tiên tiến này sẽ chiếm lĩnh ngành mua sắm trực tuyến.
null
AI chiếm lĩnh ngành mua sắm trực tuyến.

Dưới đây là một số ví dụ về áp dụng AI vào thương mại điện tử:

Chiến dịch marketing có mục tiêu và cá nhân hóa (targeted marketing)

Hầu hết người tiêu dùng đều khao khát một thương hiệu hiểu họ đủ rõ để cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.

Thậm chí nhiều người sẽ trả nhiều tiền hơn cho các doanh nghiệp cung cấp những nét riêng thu hút họ.

null
AI có thể tạo và đề xuất nội dung được cá nhân hóa cho từng khách hàng.
60% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ tiếp tục quay lại mua hàng sau khi trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.

Khi người bán TMĐT tận dụng dữ liệu mà khách hàng chia sẻ để có trải nghiệm được cá nhân hóa.

Lúc này mức độ tương tác của khách hàng và lợi nhuận cuối cùng sẽ tăng theo cấp số nhân.

Ngoài ra, AI còn có thể dự đoán hành vi mua hàng của khách từ dữ liệu thu thập được.

Điều này sẽ tối ưu hóa chiến dịch marketing có mục tiêu trở nên hiệu quả và xứng đáng hơn.

Trợ lý ảo và chatbot

Trong hành trình mua sắm online, khách hàng thường sẽ xoay sở một mình, không được hỗ trợ khi cần thiết.

Không có trợ giúp đúng lúc có thể khiến khách hàng rời khỏi cửa hàng của bạn mà không mua bất kỳ sản phẩm nào.

Chatbots đã trở thành công cụ trực tuyến tương đương với đại diện dịch vụ khách hàng trực tiếp.
null
Trợ lý ảo hoặc chatbot sẽ giúp hỗ trợ khách hàng của bạn trong suốt hành trình mua sắm.

Khách hàng được hướng dẫn tìm kiếm sản phẩm, hỗ trợ các câu hỏi thường gặp.

Chatbots giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự thất vọng tiềm ẩn, hỗ trợ ảo có thể bổ sung cho bộ phận dịch vụ khách hàng đồng thời giảm chi phí hoạt động.

9. Tăng cường mô hình đăng ký dịch vụ theo gói

Mặc dù việc chuyển một số dịch vụ sang mô hình đăng ký đã khiến nhiều khách hàng khó chịu.

Một số doanh nghiệp phải trả phí hỗ trợ, nhưng đăng ký có thể khiến khách hàng quay lại nhiều hơn khi được sử dụng một cách khôn ngoan.

Thời gian gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự thành công của những công ty mô hình đăng ký như Netflix và Spotify.

null
Netflix cho người dùng đăng ký dịch vụ theo tháng.
null
Spotify cho người dùng đăng ký dịch vụ theo tháng.

Trong tương lai, mô hình đăng ký dịch vụ sẽ còn phát triển và mở rộng ra đến những ngành hàng hóa tiêu dùng.

Một số doanh nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công với mô hình đăng ký như Dollar Shave Club và HelloFresh.

null
Mô hình subscription là giải pháp win-win cho doanh nghiệp và người bán.

Nghiên cứu bởi Kearney tại Mỹ, Đức và Pháp đã cho thấy nhiều khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ theo hình thức subscription (đăng ký).

Có thể nói, hình thức đăng ký là giải pháp win-win cho cả người bán và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp kiếm thêm doanh thu trong khi khách hàng có thể nhận được những ưu đãi về giá cũng như ưu tiên khác.

Sum Up:

Thương mại điện tử ngày càng trở nên cạnh tranh và thách thức hơn.

Để giữ cho doanh nghiệp của bạn đi trước đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải cập nhật và đón đầu xu hướng.

Sau đây là 9 xu hướng TMĐT năm 2023.

1. Di động sẽ là động lực tăng doanh thu lớn cho TMĐT 2023.

2. Xu hướng thương mại điện tử thông qua giọng nói.

3. Các tùy chọn thanh toán là công cụ mang tính quyết định đối với TMĐT năm 2023.

4. Thế hệ Alpha và thế hệ Z: Thế hệ tiếp theo của những người mua sắm tham gia thị trường.

5. Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong xu hướng thương mại điện tử 2023.

6. Duy trì tính bền vững trong hoạt động kinh doanh.

7. Sự trỗi dậy của thương mại trực quan.

8. Tăng cường sử dụng thực tế ảo.

9. Tăng cường mô hình đăng ký dịch vụ theo gói.