Triển vọng của thị trường dược phẩm

Tiềm năng tăng trưởng của ngành dược phẩm được đánh giá cao vì thu nhập người dân tăng cao hơn.

Tổ chức UQVIA Institute đã xếp Việt Nam vào nhóm Pharmerging Market - nhóm 17 nước có mức tăng trưởng ngành dược phẩm cao nhất thế giới.

Dân số đang bước vào giai đoạn già hóa khiến việc nhận thức ngày càng chú trọng vào các vấn đề sức khỏe.

Vì vậy, chi tiêu cho các nhu cầu về sức khỏe cũng tăng theo.

Báo cáo Dược phẩm & Chăm sóc Sức khỏe Việt Nam Quý 3 năm 2022 của Fitch Solutions cho biết:

Chi tiêu cho dược phẩm tăng 9,0% từ 142,9 nghìn tỷ đồng năm 2021 lên 155,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2022.

Về mảng chăm sóc sức khỏe, chi tiêu năm 2021 là 467,5 nghìn tỷ đồng.

Con số này tăng lên 8,3% đạt 506,4 nghìn tỷ đồng vào năm 2022.

Dự báo chi tiêu cho dược phẩm và chăm sóc sức khỏe 2020-2026.
Dự báo chi tiêu cho dược phẩm và chăm sóc sức khỏe 2020-2026.

Tới năm 2026, doanh thu từ dược phẩm dự báo đạt 216 nghìn tỷ đồng, đóng góp 1,58% vào GDP.

Việc nới lỏng các tiêu chí nhập khẩu và dự kiến có sự gia tăng hiện diện của các nhà sản xuất dược phẩm toàn cầu sẽ thúc đẩy thị trường dược phẩm và chăm sóc sức khỏe phát triển hơn.

Cũng trong báo cáo này, Fitch Solutions đưa ra dự báo tăng trưởng của ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe từ năm 2022-2026.

Thị trường dược phẩm dự báo đạt 216,4 nghìn tỷ đồng vào năm 2026

Với nhân khẩu học thuận lợi và mong muốn triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân, triển vọng tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam có nhiều tín hiệu khả quan.

Sự gia tăng dân số sẽ đem đến cơ hội tăng trưởng cho các nhà sản xuất và nhập khẩu thuốc Generic.

Nguyên nhân là do nước ta vẫn phụ thuộc vào các loại thuốc có nguồn gốc từ nước ngoài.

Một yếu tố cản trở thị trường đáng chú ý sẽ vẫn là chi tiêu bình quân đầu người thấp, trong khi bất ổn tài khóa cũng sẽ vẫn là mối lo ngại.

Những con số và dự báo tăng trưởng ngành dược phẩm từ năm 2017-2031.
Những con số và dự báo tăng trưởng ngành dược phẩm từ năm 2017-2031.

Báo cáo của Fitch Solutions cho biết doanh thu từ dược phẩm tại Việt Nam đạt 142,9 nghìn tỷ đồng vào năm 2021.

Con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên 155,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2022 và đạt 216,4 nghìn tỷ đồng vào năm 2026.

Các số liệu sẽ đạt 319,7 nghìn tỷ đồng vào năm 2031, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trong 10 năm là 8,4%.

Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút đầu tư của các nhà sản xuất thuốc đa quốc gia, củng cố tiềm năng tăng trưởng dài hạn của đất nước.

Triển vọng bán thuốc trong nước vẫn tích cực và sẽ được thúc đẩy bởi sự kết hợp của một số động lực quan trọng.

Chẳng hạn như chất lượng chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt, dân số lớn tiếp tục gia tăng và việc mở rộng Chương trình Bảo hiểm Y tế.

Kể từ khi triển khai Chương trình Bảo hiểm y tế toàn dân, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng bao phủ chăm sóc sức khỏe trong cả nước.

Chương trình Bảo hiểm y tế toàn dân nâng cao chất lượng dịch vụ và khuyến khích người dân quan tâm tới sức khỏe.
Chương trình Bảo hiểm y tế toàn dân nâng cao chất lượng dịch vụ và khuyến khích người dân quan tâm tới sức khỏe.

Theo báo cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 5 năm 2019, cả nước có 84 triệu người tham gia bảo hiểm y tế công lập, chiếm 89% dân số.

Mục tiêu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu rõ, đến năm 2025, khoảng 95% dân số Việt Nam tham gia BHYT.

Tuy nhiên, COVID-19 có thể làm lệch kế hoạch bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân ở Việt Nam.

Cùng với đó, nguồn tài chính công hạn chế, phân phối dịch vụ y tế không đồng đều, cơ sở hạ tầng không đầy đủ và tình trạng thiếu lao động có trình độ tương tự sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu của chương trình này trong tương lai.

Tốc độ tăng trưởng thị trường chăm sóc sức khỏe dự kiến đạt 8,7%

Với những nỗ lực triển khai chăm sóc sức khỏe toàn dân, thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.

Thế nhưng sự bùng phát của COVID-19 sẽ gây ra những trở ngại đáng kể đối với thành tựu này.

Các rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khả năng chi trả thấp cũng tiếp tục cho thấy những hạn chế trong lĩnh vực.

Chi tiêu cho y tế ở Việt Nam lên tới 467,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2021, trong đó Chính phủ chiếm 46,8% tổng chi.

Năm 2022, Fitch Solutions dự báo chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe đạt 506,4 nghìn tỷ đồng.

Dự báo tăng trưởng của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Việt Nam 2017-2031.
Dự báo tăng trưởng của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Việt Nam 2017-2031.

Con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên 699,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2026 và 939,7 nghìn tỷ đồng vào năm 2031.

Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trong 10 năm là 8,7%.

Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe sẽ chiếm tỷ trọng tương tự trong GDP của cả nước đạt 5,6% từ mức 6,9% năm 2020 giảm xuống còn 5,6% năm 2021.

Mức chi tiêu bình quân đầu người sẽ tăng lên, từ 4,7 triệu đồng năm 2021 lên 6,8 triệu đồng vào năm 2026.

Mức chi tiêu ngành chăm sóc sức khỏe những năm qua và dự báo tới năm 2026.
Mức chi tiêu ngành chăm sóc sức khỏe những năm qua và dự báo tới năm 2026.

Thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi khi các cải cách trong lĩnh vực này tạo ra động lực.

Cũng như nhiều nước láng giềng châu Á, Việt Nam đang nỗ lực đạt được cơ hội tiếp cận chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua việc triển khai hệ thống bảo hiểm y tế toàn diện.

Triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân sẽ có tiềm năng định hình lại lĩnh vực này.

Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với cả các nhà cung cấp dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.

Những cơ hội mở ra cho các nhà sản xuất dược phẩm

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho mỗi hộ gia đình sẽ thấp hơn 35% so với chi phí hiện tại.

Tới năm 2030, nước ta kỳ vọng sẽ nâng tuổi thọ trung bình lên 75 tuổi, với ít nhất 68 năm sống khỏe mạnh.

Để đạt được những mục tiêu này, Chính phủ sẽ tập trung vào việc giảm lệ thuộc vào thuốc lá và rượu, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

Cùng với đó là thúc đẩy phát hiện sớm và kiềm chế sự gia tăng một số bệnh không lây nhiễm.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Trong khi Chính phủ tập trung vào việc cải thiện việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, những trở lực hạn chế tăng trưởng thị trường vẫn diễn ra.

Chẳng hạn như sự phân bổ không đồng đều của dịch vụ y tế, cơ sở hạ tầng không đầy đủ và thiếu lao động có trình độ.

Trong trung và dài hạn, những yếu tố trên sẽ tiếp tục cản trở các công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe muốn hoạt động trên thị trường.

Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng của nhóm dân số hưu trí sẽ mang đến cho các công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe cơ hội mở rộng kinh doanh và thu nhập đáng kể.

Đặc biệt là khi Chính phủ cố gắng mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ thúc đẩy sức hấp dẫn của thị trường.

Những dự báo trên cho thấy cơ hội rất hấp dẫn đối với các công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, vẫn còn rủi ro song song với những triển vọng tích cực của thị trường này.