“Thận trọng” trong việc tăng trưởng 

Trong báo cáo cập nhật ngành mới công bố, Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ chậm lại trong năm 2021.

Về tăng trưởng tín dụng, VNDirect cho rằng sẽ có sự cải thiện trong quý IV/2021 và ít nhất đạt mức 12% cho cả năm 2021. 

Kỳ vọng này dựa trên việc Việt Nam đã bình thường hóa kể từ tháng 10 kết hợp với các gói hỗ trợ hiện tại của Chính phủ và lãi suất cho vay thấp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và vay mới phục vụ cho hoạt động của họ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Song, nhóm phân tích dự báo việc cải thiện NIM sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2021 và thậm chí giảm vào năm 2022 do các ngân hàng đã được yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng.

Bức tranh ngân hàng năm 2021: gam màu tươi sáng hơn. Bức tranh ngân hàng năm 2021: gam màu tươi sáng hơn.

Mặt khác, VNDirect nhận thấy chất lượng tài sản của các ngân hàng có suy giảm nhẹ với tỷ lệ nợ xấu trung bình tăng lên 1,64% vào cuối quý 3/2021 từ mức 1,49% vào cuối quý 2/2021. 

Ngoài ra, nợ tái cơ cấu toàn hệ thống đã tăng lên 250 nghìn tỷ đồng (2,5% tín dụng hệ thống) vào cuối tháng 11 từ mức 227 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 8, theo NHNN.

"Do đó, các ngân hàng sẽ phải cân bằng lại giữa mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và kiểm soát chất lượng tài sản trong bối cảnh NIM thấp hơn và khẩu vị rủi ro ngày càng tăng", báo cáo của VNDirect cho hay.

Trong năm 2022, VNDirect kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng tốc nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu phục hồi và các chính sách tài khóa hỗ trợ. Đồng thời, ngân hàng sẽ là đại diện tiêu biểu cho sự hồi sinh kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh tín dụng phục hồi yếu, nhóm phân tích cho rằng các ngân hàng có khả năng đẩy mạnh tín dụng, hoặc có khả năng để nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi (thông qua bancasurance, dịch vụ ngân hàng đầu tư, kinh doanh ngoại hối…) sẽ là những ngân hàng chiếm ưu thế.

Ngành ngân hàng - cuộc đua về hồi sinh kinh tế Ngành ngân hàng - cuộc đua về hồi sinh kinh tế.

Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh tiền gửi ít gay gắt hơn và thanh khoản dồi dào, VNDirect đánh giá cao các ngân hàng có khả năng thúc đẩy vay cá nhân để có được lợi suất tài sản tốt hơn.

Ngoài ra, do lo ngại về khả năng nợ xấu tăng cao trong một vài quý tiếp theo, nhóm phân tích nhận định tích cực đối với các ngân hàng có chất lượng tài sản vững chắc và có nguồn dự phòng dồi dào.

Mặt khác, rủi ro chính là việc xuất hiện các biến thể COVID-19 mới cản trở sự hồi phục của nền kinh tế và lạm phát cao hơn dự kiến cản trở việc mở rộng cho vay.

Đóng vai trò “xương sống" của nền kinh tế 

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam, các ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi lãi suất, giãn nợ, khoanh nợ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. 

Mức lãi suất được đánh giá là thấp nhất kể từ nhiều năm trở lại đây. Những động thái kịp thời từ ngân hàng được coi như giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Vietcombank và khách hàng hợp lực phục hồi nền kinh tế 

Trong những tháng còn lại của năm 2021 và hướng tới năm 2022, Vietcombank tiếp tục thực hiện phương châm hành động "Chuyển đổi, Hiệu quả, Bền vững", đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu hoạt động, đảm bảo tăng trưởng bền vững, hiệu quả cao và nâng cao năng suất lao động, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phục hồi kinh tế.

Vietcombank đồng hành cùng khách hàng: khôi phục nền kinh tế. Vietcombank đồng hành cùng khách hàng: khôi phục nền kinh tế.

Đối với Vietcombank nói riêng và ngành ngân hàng nói chung, việc cải tiến công nghệ thông tin cũng như tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các chương trình chuyển đổi số được xem là cú hích quan trọng và là trụ cột nền tảng để nâng đỡ quá trình phục hồi, tăng cường năng lực chống chịu và cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Mặt khác, trong điều kiện chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, Vietcombank đánh tín hiệu sẽ cam kết duy trì mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý như hiện nay để tiếp tục hỗ trợ khách hàng tăng khả năng chống chịu và thích nghi với bối cảnh mới.

Vietinbank kiên trì tăng trưởng bền vững 

Cần khẳng định rằng với vai trò là ngân hàng thương mại lớn, chủ lực, trụ cột, VietinBank tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ thiết thực, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng từ việc giảm lãi suất cho vay và phí dịch vụ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của NHNN. 

Đồng thời, đưa ra các gói giải pháp hỗ trợ giúp khách hàng khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động và phục hồi, phát triển qua giai đoạn đại dịch COVID-19.

Vietinbank cùng doanh nghiệp, người dân đón thời cơ phục hồi nền kinh tế. Vietinbank cùng doanh nghiệp, người dân đón thời cơ phục hồi nền kinh tế.

​​Trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp tiềm ẩn nguy cơ tăng nợ xấu cao, VietinBank đang tăng cường các giải pháp kiểm soát chất lượng nợ, xây dựng những kịch bản sẵn sàng để ứng phó với các khó khăn trong thời gian tới.

Đặc biệt, VietinBank chủ động tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, đảm bảo có bộ đệm dự phòng cho các biến cố của nền kinh tế. 

Dự kiến cuối năm 2021, VietinBank kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,4%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 169%. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro dự kiến 17.000 tỷ đồng.

Tổng hợp, nguồn: Tuổi trẻ, CafeF