Trong cơ thể bất kỳ sinh vật nào đều diễn ra quá trình trao đổi chất, không có sự trao đổi chất thì sự sống không tồn tại.
Đó là tập hợp các quy luật của rất nhiều các phản ứng hóa học khác nhau, chúng liên quan mật thiết, tác động qua lại.
Vậy tại sao các phản ứng vốn luôn có sự khác biệt trong thời gian thực hiện đó lại có thể diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng điệu đến như vậy?
Câu trả lời nằm ở các chất xúc tác, mà Enzyme chính là các hợp chất xúc tác sinh học đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại của các thể sống.
Enzyme và sức khỏe
Hoạt động của Enzyme đóng góp nhiều vai trò rất quan trọng.
Nhiệt độ, bệnh tật hoặc một số điều kiện hóa học khắc nghiệt có thể làm thay đổi cấu trúc của Enzyme, gây ảnh hưởng đến cơ thể của bạn.
Enzyme là gì?
Enzyme (còn được gọi thông thường là men) là các protein đóng vai trò làm chất xúc tác sinh học.
Hầu như tất cả các quá trình trao đổi chất ở bất cứ sự sống nào như cơ thể người, động vật hay thực vật đều cần sự xúc tác của Enzyme.
Enzyme thúc đẩy phản ứng hóa sinh bằng cách liên kết và biến đổi cấu trúc của các phân tử.
Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức (Viện SIIEE) cho hay:
“Nếu cơ thể như một chiếc điện thoại, thì Enzyme chính là cục pin. Hết pin máy sập nguồn, hết Enzyme cơ thể mất đi sự sống”.
Sự xúc tác này là các quá trình tổng hợp, phân giải, vận chuyển chất, đào thải độc, cung cấp năng lượng… nhằm mục đích duy trì sự sống cho cơ thể.
Cơ chế hoạt động của Enzyme
Cơ thể con người chúng ta có hơn 5.000 loại Enzyme, chúng mang đến 25.000 tác dụng khác nhau.
Mọi hoạt động sống của chúng ta đều được duy trì nhờ vào hoạt động của các Enzyme.
Cơ chế hoạt động của Enzyme bao gồm 3 giai đoạn chính.
Cơ chất liên kết với Enzyme để hình thành phức hệ Enzyme – cơ chất.
Sự liên kết này làm cho phân tử cơ chất linh hoạt hơn, dễ tham gia phản ứng hơn.
Đồng thời quá trình này xảy ra sự biến đổi cơ chất dẫn tới sự kéo căng và phá vỡ các liên kết đồng hóa trị tham gia phản ứng.
Enzyme xúc tác phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm, sau đó giải phóng Enzyme dưới dạng hạt tự do.
Nhiệm vụ của từng loại Enzyme trong hệ tiêu hóa
Nếu xét về chức năng của các loại Enzyme, chúng ta có thể phân Enzyme thành 3 loại chính.
Enzyme chuyển hóa
Enzym chuyển hóa được sản sinh trong các tế bào, với nhiệm vụ chính là giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng năng lượng để sống và hoạt động.
Chức năng thứ hai của Enzyme chuyển hóa là nhằm loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Enzyme tiêu hóa
Enzyme tiêu hóa được tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non, nhằm giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm.
Nếu cơ thể con người không có sự cân bằng của các Enzyme tiêu hóa trong cơ thể.
Dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến tiêu hoá như trào ngược axit, ợ hơi hoặc cảm giác đau dạ dày sau bữa ăn.
Enzyme thực phẩm (hay Enzyme hữu cơ)
Enzyme thực phẩm là những Enzyme có trong thực phẩm tươi sống được đưa vào cơ thể qua thức ăn.
Enzyme này thường cần đến sự kết hợp của các vitamin và khoáng chất và trở thành các co-Enzyme để hoạt động đúng chức năng của chúng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần trăm Enzyme ngày càng giảm khi về già.
Do đó, mô hình 5C+ của Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức phản ánh 6 điều cần thiết của một gia đình hiện đại cần trang bị.
Trong đó có chất tẩy rửa hữu cơ Botanic Enzyme.
Do đó, Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức - cha đẻ cuốn sách “Enzyme và giải mã bí ẩn về tuổi thọ” đã hợp tác với công ty GLF (A Green Life) cho ra đời những sản phẩm kháng khuẩn bằng công nghệ Eco Enzyme.
Triết lý “3 xanh” và sản phẩm kháng khuẩn bằng công nghệ Eco Enzyme của Tiến sĩ khoa học phối hợp với công ty GLF (A Green Life)
Hóa chất công nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như thế nào?
Thứ nhất là chất tạo màu công nghiệp
Đây là chất tạo màu tổng hợp có nguồn gốc từ than đá và một số hóa chất như benzene, naphthalene, aniline có thể gây kích ứng, ung thư.
Thứ hai là hương công nghiệp
Hương công nghiệp là những chất tạo mùi dễ bay hơi có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Tuy nhiên, hương công nghiệp gây bệnh về đường hô hấp, kích ứng, nặng hơn có thể gây ung thư.
Thứ ba là xút ăn da (NaOH)
Xút được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày của mọi người.
Ví dụ như quá trình nhuộm vải, làm giấy, tơ nhân tạo… Đặc biệt NaOH còn là chất quan trọng để sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa.
Trước những tác động nguy hiểm của hóa chất tẩy rửa công nghiệp với sức khỏe con người.
Tiến sĩ Đức và HomeVic đã cho ra đời thế hệ chất tẩy rửa thứ ba: Botanic Enzyme.
Thế hệ chất tẩy rửa thứ ba - Botanic Enzyme nhằm mang đến cuộc sống xanh và an toàn cho mọi người dân Việt Nam
Với triết lý 3 xanh của công ty GLF: Dịch vụ xanh-Sản phẩm xanh-Cuộc sống xanh.
Tiến sĩ Đức đã phối hợp cùng công ty GLF nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm tẩy rửa: Botanic Enzyme với công nghệ Eco Enzyme Mỹ.
Các ứng dụng chính của sản phẩm chất tẩy rửa Botanic Enzyme.
– Bảo quản rau quả
– Khử trùng dụng cụ y tế
– Khử trùng các sản phẩm giết mổ (lợn, gà, thúy hải sản)
– Khử trùng môi trường trong và ngoài trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
– Phòng chống các bệnh viêm nhiễm cho động vật
– Khử trùng, khử mùi môi trường không khí
– Khử trùng nước cấp, nước thải
– Khử trùng bề mặt (chân tay, sàn nhà, . . .), đồ bảo hộ, . . .
Một số sản phẩm ứng dụng Botanic Enzyme.
Lời kết:
Enzyme là thành phần rất quan trọng trong việc duy trì sự sống và đảm bảo để luôn có sức khỏe tốt.
Bên cạnh đó khi áp dụng công nghệ Eco Enzyme vào sản phẩm mang lại những lợi ích từ việc giảm thời gian xử lý, năng lượng tiêu thụ đầu vào thấp, không độc hại,...