Sau giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, ý thức về việc nâng cao sức khỏe của người dân ngày càng cao.

Thực phẩm sạch, an toàn đã được kiểm chứng đang là lựa chọn hàng đầu được nhiều gia đình hướng đến.

Trước tình trạng thực phẩm kém chất lượng, hàng giả tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng đang dần khắt khe hơn trong sự lựa chọn của mình.

Trong vài năm trở lại đây, xu hướng thực phẩm an toàn, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường trở nên phổ biến và trở thành một xu hướng mới trong ngành thực phẩm tại Việt Nam.

Các cơ sở kinh doanh, chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn ngày càng nhiều với đủ mọi mặt hàng để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Xu hướng thực phẩm sạch sau đại dịch

Theo một khảo sát của Nielsen Việt Nam về ảnh hưởng của COVID-19 đến hành vi của người tiêu dùng.

Có đến 82% người tiêu dùng đã giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài và tăng mua sắm các thực phẩm thiết yếu như rau củ tươi, trứng, sữa…

null
Thực phẩm sạch có nguồn gốc.

Các chuyên gia cũng cho rằng, khi thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về đời sống cao hơn.

Tỷ lệ dân số trẻ cao và tầng lớp trung lưu phát triển, người tiêu dùng sẽ dần trở thành những người tiêu dùng thông minh.

Họ sẽ hướng đến một lối sống xanh và lành mạnh thông qua việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch.

Bà Nguyễn Cao Ngọc Dung, Quản lý cấp cao NielsenIQ Việt Nam nhận định, Việt Nam đang từng bước thay đổi và hướng đến thói quen sống xanh, sạch và lành mạnh hơn.

null
Thực phẩm xanh, sạch.

Điển hình, ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) đã và đang đẩy mạnh sử dụng nhựa tái chế, nguyên liệu bao bì tái chế…

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng hàng nội địa và ngày càng nhiều doanh nghiệp hàng Việt Nam cho phép người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Trong chia sẻ mới đây liên quan đến xu hướng thực phẩm tốt cho sức khỏe, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh cho biết:

Sau đại dịch COVID-19, quyết định mua hàng của người tiêu dùng có nhiều thay đổi.

Họ quan tâm thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn, đa dạng cho chế độ ăn uống, thân thiện với môi trường.

null
Thực phẩm sạch "lên ngôi".

Trong đó, các thực phẩm đạm thay thế có nguồn gốc từ tự nhiên đang là xu hướng dẫn dắt.

Hiểu đúng về “thực phẩm sạch”

Giữa ma trận thực phẩm sạch - bẩn lẫn lộn, đến tự trồng cũng chưa hẳn yên tâm thì để bảo vệ mình và gia đình, người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.

null
Nhận biết thực phẩm sạch.

Theo các chuyên gia, thực phẩm sạch là những loại thực phẩm được nuôi trồng với những quy định khắt khe như nguồn đất, nước phải sạch, không nhiễm kim loại nặng, nơi trồng phải cách ly khu vực có chất thải,...

Khi chăm sóc, người trồng vẫn có thể sử dụng thuốc trừ sâu hoặc những loại thuốc hóa học tổng hợp.

Tuy nhiên chỉ được sử dụng ở một mức độ cho phép, và sản phẩm khi thu hoạch phải đảm bảo còn dư lượng độc hại dưới mức cho phép, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Để thực hiện nông nghiệp sạch theo quy định, trên thế giới hiện nay đều dựa vào tiêu chuẩn của GAP.

Mỗi quốc gia có một bộ tiêu chuẩn, các nguyên lý và quy định thực hiện GAP khác nhau, có thể là VietGAP (Việt Nam), AseanGAP hay GlobalGAP (châu Âu).

null
VietGAP nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.

VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices. Nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam.

Chứng nhận do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.

Tuy nhiên, bản thân tiêu chuẩn VietGAP đã khá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam cũng được làm “nhái”, sử dụng tràn lan khiến người tiêu dùng và các nhà bán lẻ gặp khó khăn khi phân định được sản phẩm đạt chuẩn.

Doanh nghiệp bắt nhịp với xu hướng xanh và sạch

Thời gian qua đã có rất nhiều doanh nghiệp liên hệ với đơn vị để được hỗ trợ thực hành sản xuất xanh, tăng khả năng thu gom kết hợp tái chế chất thải.

Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức cần thiết phải bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.

Thực tế tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp đã bắt nhịp với xu hướng này từ trước thời điểm dịch bùng phát.

null
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng xanh.

Cụ thể, các doanh nghiệp đã tận dụng lợi thế của đất nước nông nghiệp với những tiềm năng về nuôi trồng heo, gà và cây cối tự nhiên để sản xuất ra những sản phẩm có nguồn gốc gần gũi thiên nhiên, tốt cho sức khỏe.

Đơn cử như công ty Vissan đã có phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm và luôn quan tâm đến nguồn gốc mang tính tự nhiên từ các vùng nguyên liệu trong nước.

null
Vissan phát triển sản phẩm sạch.

Tổng Giám đốc Vissan Nguyễn Ngọc An cho biết, doanh nghiệp quan tâm tạo ra các dòng sản phẩm mới như há cảo thanh long, thịt heo thảo mộc.

Các sản phẩm này thơm ngon, nhiều dinh dưỡng được đưa ra thị trường trong thời gian qua đã giúp cho người dùng có thể cải thiện sức khỏe.

Đồng thời, đáp ứng tốt nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng khi muốn sử dụng sản phẩm đến từ thiên nhiên, sạch, tốt cho sức khỏe.

Ngoài Vissan, còn có những thương hiệu như Ba Huân, San Hà, Kinh Đô, Unilever, Pepsico… cũng đã và đang nỗ lực triển khai nhiều dự án sản xuất xanh, tạo ra sản phẩm sạch, hữu cơ.

null
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ.

Bên cạnh đó, các chuỗi thực phẩm sạch ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường.

Nổi bật có thể kể đến Sói Biển Trung Thực là chuỗi cung ứng thực phẩm sạch đầu tiên tại Việt Nam theo mô hình từ trang trại tới bàn ăn.

3 tiêu chuẩn sản phẩm được cửa hàng tuân thủ như:

Đặc sản vùng miền & Sản phẩm tự nhiên: tuyển chọn đặc sản địa phương, vùng, miền chưa kiểm soát hết được khâu nuôi trồng.
Sản phẩm tiêu chuẩn hữu cơ (Organic): những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng bất cứ loại chất hóa học nào trong quá trình nuôi trồng, thu hoạch.

VD : Rau hữu cơ PGS, lợn hữu cơ, trứng gà hữu cơ…

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP (An toàn): sản phẩm được kiểm soát về chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap, J-Gap...

Trong quy trình sản xuất có sử dụng hóa chất ( Được nhà nước cho phép) tại một số khâu nhất định. VD: Rau VietGAP, trái cây VietGAP…

null
Rau sạch chuẩn VietGAP được người tiêu dùng lựa chọn.

Có thể thấy sau đại dịch COVID-19, dù xu hướng tiêu dùng đã thay đổi nhanh.

Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt đã có sự thích ứng mạnh mẽ và tạo được sức cạnh tranh tốt hơn cho sản phẩm, qua đó tạo tiền đề để hàng Việt khẳng định vị thế vững vàng hơn trên thị trường.