Năm 2020 là một năm đầy biến động với thị trường gọi xe cộng nghệ, không chỉ vì Covid-19 mà còn vì rất nhiều thay đổi lớn từ tên thương hiệu đến thượng tầng của các tay chơi chính trên thị trường.

Trong năm 2020, cả Grab, Be Group lẫn Go-Jek đều được điều hành bởi những lãnh đạo mới. Tuy nhiên, cách thức thay đổi thượng tầng của mỗi doanh nghiệp lại rất khác nhau.

Nếu Grab là một cuộc chuyển giao đầy yên bình giữa Jerry Lim và Nguyễn Thái Hải Vân; thì tại Be Group là sự rút lui đầy bất ngờ của founder kiêm CEO Trần Thanh Hải cuối năm 2019 – trao lại chiến ghế nóng cho ‘chiến hữu’ Nguyễn Hoàng Phương; cuối cùng là Go-Jek quyết định xóa sổ cái tên Go-Viet để quay về chính chủ, rầm rộ đưa ông Phùng Tuấn Đức lên vị trí cao nhất.

Do nguồn tài chính không còn dồi dào như trước, Be Group quay trở về ‘phòng thủ’ thay vì ‘tấn công’ liên tục thị trường như trước, họ chính thức từ bỏ việc mở rộng sang giao thức ăn, tập trung vào tích hợp hệ thống với các đối tác khác và ngân hàng số. 

null Năm 2020 đánh dấu nhiều đổi mới của ngành xe công nghệ tại thị trường Việt Nam


Dù Go-Jek là ‘bình mới rượu cũ’, song có nhiều thứ Go-Jek phải bắt đầu lại từ đầu, như đổ tiền để tăng nhận diện thương hiệu

Ở chiều ngược lại, những thành viên ít nổi bật như Vato, FastGo có một năm bết bát. Theo thời gian, VATO đang chứng minh họ chỉ là "bom xịt", còn FastGo vẫn dậm chân tại chỗ ở nhiều mặt và đã đổi hướng chiến lược đi vào thị trường ‘siêu ngách’.

GRAB VIỆT NAM

null Bà Nguyễn Thái Vân- Tân CEO của Grab Việt Nam


Đầu năm 2020, ban lãnh đạo của Grab Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi quan trọng. "Cặp đôi hoàn hảo" Jerry Lim và Nguyễn Tuấn Anh đồng loạt rời Grab, thay vào đó bà Nguyễn Thái Hải Vân – từng giữ chức Phó Chủ tịch Marketing Unilever Việt Nam lên thay ông Lim làm CEO, lèo lái con thuyền Grab tại Việt Nam.

Trong năm 2020, Grab Việt Nam có 2 chuyển động kinh doanh quan trọng. Thứ nhất là dấn sâu vào mảng tài chính – triển khai các loại thanh toán điện nước và cho tài xế vay tiền (Tập đoàn mẹ Grab cũng được Chính phủ Singapore cấp giấy phép cho Ngân hàng số của họ).

Thứ hai là ra mắt dịch vụ GrabMart vào đầu năm 2020, tiến tới số hóa các chợ truyền thống. Trong tất cả, Grab đã tiến hóa nhanh nhất và đã đi rất xa trong việc hình thành hệ sinh thái như kế hoạch ban đầu, so với những đối thủ còn lại trên thị trường Việt Nam.

null

Với dịch vụ GrabMart, mục tiêu chính của Grab chính là để số hóa các chợ và tạp hóa - chiếm tới 75% thị phần bán lẻ truyền thống, điều chưa doanh nghiệp hoặc nền tảng nào tại Việt Nam thực hiện từ trước đến nay.

Grab còn có một vài mục tiêu khác khi triển khai mô hình này, ngoài kéo gần hơn khoảng cách giữa các người dùng trẻ đến các khu chợ truyền thống; còn để mở rộng phân khúc khách hàng lên lứa tuổi 40 - 50 nhằm phục vụ cho tương lai của lượng khách hàng trung tâm (tuổi từ 30 đến 40 ở thời điểm hiện tại) trong 10 năm tới.

BE GROUP

null                     

Phần Be Group, năm 2020 của họ tương đối bình lặng so với 2 năm trước, bởi họ chẳng có dư dả tiền để ‘đốt’. Trước sự ra đi của ông Trần Thanh Hải, nhiều người đồn đoán rằng Be Group đã không thể tìm thêm được nhà đầu tư mới; trong khi ông Hải đã không hoàn thành cam kết – có thể là về thị phần hoặc doanh số với các nhà đầu tư và ông buộc trả giá bằng chiếc ghế của mình.

Cuối năm 2020, ngoài ông Trần Thanh Hải, Be Group còn sa thải một lượng lớn nhân sự để phù hợp với tình hình tài chính cùng mục tiêu kinh doanh mới. Với nguồn lực hạn chế, Be Group buông bỏ kế hoạch tấn công sang mảng gọi thức ăn, tiếp tục phát triển 2 mảng đang có là beBike và beCar, đồng thời tấn công mạnh vào mảng B2B, thông qua việc tích hợp hệ thống với các đối tác khác.

Thay vì hướng tới trở thành mô hình siêu ứng dụng như nhiều hãng gọi xe khác; Be Group chọn hướng đi trở thành một nền tảng di động kết hợp tất cả các phương thức giao thông vào ứng dụng để cung cấp giải pháp tất cả dịch vụ trong một cho khách hàng.

Mục tiêu sắp tới, theo bà Nguyễn Hoàng Phương, Be Group sẽ gầy dựng mạng lưới gồm 5 mũi nhọn là: vận chuyển, logistics, giao thông công cộng, du lịch và tài chính.... theo mô mình MaaS (Mobility as a service).

Theo đó Be sẽ hợp tác với các hãng hàng không, các chuỗi khách sạn, các công ty xe buýt, metro, tàu hỏa, xe khách liên tỉnh... để cung cấp giải pháp đa phương tiện. Cụ thể, khách hàng chỉ cần sử dụng ứng dụng Be để hoàn thành lịch trình của mình.

"Chúng tôi sẽ bước ra từ việc chỉ là một ứng dụng gọi xe để tham gia vào lĩnh vực tài chính thiết yếu của quốc gia. Đội ngũ của Be đang kết hợp với nhiều tổ chức tài chính, công nghệ trong nước và quốc tế để tạo ra một ngân hàng số", CEO Be Group cho biết. Tức cũng như Grab, Be cũng muốn làm ngân hàng số.

Trong tương lai, việc phát triển các kênh thanh toán đa dạng được coi là định hướng trọng tâm của công ty vận tải này. Hiện nay Be là một ứng dụng gọi xe có hình thức thanh toán không tiền mặt đa dạng nhất thị trường, gồm thẻ tín dụng, quét QR code, hoặc liên kết với các nền tảng ví điện tử.

GO-JEK VIỆT NAM

Trong tất cả, Go-Jek là ‘tay chơi’ có sự thay đổi nhiều nhất trong năm 2020. Go-Viet ra đời với sứ mệnh hết sức tốt đẹp: kết hợp sự am hiểu thị trường của đối tác Việt cùng công nghệ và vận hành chất lượng quốc tế của Go-Jek, song kết quả cho thấy "nói luôn dễ hơn làm". 

Sau 2 năm, Go-Jek dường như đã hết kiên nhẫn với các đối tác người Việt, Go-Viet không tệ khi có thể nhanh chóng lọt vào top 3 thị trường, song vấn đề là họ càng đuổi thì càng bị các đối thủ bỏ càng xa.

Nguyên nhân quan trọng nhất là bởi Go-Jek không tìm được nhà lãnh đạo tài năng ở Việt Nam, cũng như vướng mắc với đối tác cũ. Cuối tháng 3/2019, Nguyễn Vũ Đức và Linh Nguyễn thông báo thôi giữ chức Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Go-Viet. Thời điểm đó, theo nguồn tin của Dealstreet Asia cho biết hai lãnh đạo này yêu cầu bồi thường 800.000 USD, một dấu hiệu cho thấy họ bị Go-Viet buộc nghỉ việc. Go-Viet từ chối bình luận về thông tin bồi thường.

null                     

Đến tháng 4/2019, Go-Jek đã bổ nhiệm bà Lê Diệp Kiều Trang - người vừa từ nhiệm vị trí Giám đốc Facebook Việt Nam cách đó ít lâu, làm CEO Go-Viet. Tuy nhiên, chỉ 5 tháng sau, bà Trang đã bị bật bãi khỏi chiếc ghế nóng ở Go-Viet. Tới lúc này, Go-Jek vẫn không tìm được "Mr Right" cho mình ở thị trường Việt Nam.

Sau khi đổi tên Go-Viet thành Go-Jek cũng như đổi cả nhận diện thương hiệu, Gojek đã cất nhắc ông Phùng Tuấn Đức – nguyên là Giám đốc vận hành lên ngồi chiếc ghế nóng. Được kỳ vọng rất nhiều, song nhiệm vụ trước mắt của tân CEO của Go-Jek Việt Nam vẫn là củng cố lại đội ngũ và khiến cuộc chuyển giao thương hiệu diễn ra thuận lợi.

Theo một cuộc phỏng vấn nhỏ của chúng tôi với các đối tác tài xế Go-Jek thì lượng đơn hàng của họ hiện không nhiều như trước (khi là Go-Viet), mặc dù app là chuyển đổi tự động, nhưng không phải ai cũng biết để thực hiện và nhiều người dùng thậm chí còn nghĩ đây là app mới. Tuy nhiên, không như Be Group, công ty mẹ Go-Jek vẫn còn nhiều tiền để ‘đốt’ tại thị trường Việt Nam.

Trong thời gian đầu, chúng tôi chỉ tập trung phát triển theo chiều sâu mảng gọi xe 2 bánh và các dịch vụ xoay quanh xe 2 bánh (gửi hàng và giao nhận đồ ăn), dựa trên đặc thù của thị trường cũng như nhu cầu của các đối tác của chúng tôi. Nếu chúng tôi phát triển dàn trải, các bác tài 2 bánh có thể thu nhập bấp bênh, hoặc bản thân công ty sẽ chịu áp lực tài chính, phải hỗ trợ, áp dụng chính sách thưởng nhiều…Cũng như Grab và Be Group, Go-Jek cũng đang rất nóng lòng thử sức và đào sâu vào mảng fintech.

Theo Cafebiz