Đọc thêm về cuộc thi Design Factory và các ý tưởng đạt giải tại đây.

Tư duy giải quyết vấn đề đa chiều của người trẻ

Trong số các bài dự thi lọt vào vòng chung kết, có rất nhiều sáng kiến nổi trội như:

- Từ tính hóa chai nhựa có thành phần kim loại, giúp công nhân vệ sinh phân loại rác một cách thuận lợi (UEH);

- Tạo ra túi mua sắm từ khoai mì (UEH);

- Sản xuất đồ dùng sử dụng trong các bữa tiệc từ nhựa tái chế, đồng thời tạo điều kiện việc làm cho công nhân tay nghề thấp với công việc này (RMIT);

- Bốt thời trang sử dụng gót nhựa có thể thay thế (RMIT);

- Tạo ra bóng đèn LED từ các thành phần tái chế, có khả năng tái sử dụng và người dùng có thể tự thay thế dễ dàng (HCMUT).

Dự án của các sinh viên UEH, RMIT và Đại học Bách Khoa. Dự án của các sinh viên UEH, RMIT và Đại học Bách Khoa.

Ngoài ra, một nhóm thuộc Đại học RMIT Việt Nam đã đưa ra ý tưởng về giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại các cửa hàng tiện lợi: bằng dịch vụ giặt giũ thân thiện với môi trường cùng nhiều ưu đãi “xanh” cho khách hàng.

Giải pháp xanh cho ngành may mặc

Ngành may mặc - một trong số những ngành công nghiệp gây ô nhiễm trên diện rộng đã trở thành đề tài của nhiều nhóm tham gia cuộc thi.

Kế hoạch kinh doanh Re:clothes (thuộc về nhóm sinh viên UEH) đã cho thấy ý tưởng về một công ty quản lý quá trình xử lý đồ cũ: thu gom quần áo đã qua sử dụng của các hộ gia đình, phân loại, đồng thời vận hành chuỗi cửa hàng bán đồ cũ.

Một dự án khác mang tên “Bag in Black” (TĐT), đã nêu ý tưởng về túi tote không-dệt - được làm từ chính những chiếc túi nylon PP bị bỏ đi, sau đó có thể sử dụng hàng ngày hoặc như một phụ kiện thời trang.

Dự án của các sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng, UEH, RMIT và Đại học Bách Khoa. Dự án của các sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng, UEH, RMIT và Đại học Bách Khoa.

Giải pháp cho các vấn đề xã hội

Nhiều sinh viên cũng hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội như tình trạng vô gia cư, kết hợp giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu:

- Ý tưởng xây dựng nhà ở xã hội bằng cách tái chế chai nhựa (RMIT);

- Ý tưởng chống sạt lở bờ sông từ việc xây dựng các khối nhựa composite (HCMUT);

- Làm bè sinh thái và nhà nổi từ các chai nhựa 20 lít để hỗ trợ các vùng chịu ảnh hưởng lũ lụt (TĐT). 

Dự án của các sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng và UEH. Dự án của các sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng và UEH.

Một nhóm sinh viên TĐT đã giới thiệu ứng dụng di động Garage Station (Trạm Rác) - một giải pháp áp dụng công nghệ nhằm tập trung thu gom, phân loại, và bán đấu giá rác thải sinh hoạt.

Một ứng dụng khác mang tên SWIPE (Society Without Plastic Explosion, thuộc về sinh viên UEH), đã xác định đối tượng người dùng là người Việt trong độ tuổi từ 18-30, nhằm nỗ lực thay đổi hành vi và thái độ lãng phí của nhóm tuổi này với các thông báo và khuyến khích.

Tổng hợp