Là một trong những công ty hàng đầu toàn cầu trong việc tìm kiếm giải pháp cho những thách thức đối với tính bền vững của nguồn cung cấp thực phẩm trên toàn thế giới, ICL đã chia sẻ về 5 nhóm xu hướng công nghệ thực phẩm năm 2023, bao gồm:

- Sản xuất lương thực bền vững;
- Tiêu thụ và phát triển Protein từ thực vật;
- Chi phí thực phẩm;
- Độ tin cậy và truy xuất nguồn gốc;
- Chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Bài viết này sẽ đề cập đến nhóm xu hướng đầu tiên, nhóm xu hướng về sản xuất lương thực bền vững.

Tính bền vững đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp sản xuất thực phẩm và kỹ thuật trồng trọt để bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và phúc lợi động vật.

Cụ thể, sẽ có 6 xu hướng về bền vững chính trong năm 2023:

- Công nghệ thực phẩm và kỹ thuật trồng trọt sáng tạo;
- Trao đổi công bằng về yếu tố con người;
- Địa điểm sáng tạo cho sự phát triển của thực vật;
- Môi trường bền vững cùng nền kinh tế tuần hoàn;
- Tính tuần hoàn và tái tạo sản phẩm của vật liệu;
- Xã hội bền vững gắn với giá trị của việc giải trình.

Sự bền vững là xu hướng công nghệ thực phẩm năm 2023 (Ảnh: Unsplash).
Sự bền vững là xu hướng công nghệ thực phẩm năm 2023 (Ảnh: Unsplash).

1. Công nghệ thực phẩm sáng tạo và kỹ thuật trồng trọt - Tự động hóa và mô hình canh tác

Một số phương pháp có thể được nhắc đến như:

Các phương tiện cơ học (máy móc lớn hơn, tốt hơn) hoặc di truyền (hạt giống tốt hơn, phân bón hiệu quả hơn, v.v.). 

Những đổi mới công nghệ thực phẩm trong tương lai sẽ liên quan đến các máy gia tốc công nghệ thực phẩm sử dụng các giải pháp Agtech sáng tạo như công nghệ kỹ thuật số.

Ví như:

- Tự động hóa: sử dụng rô-bốt, máy bay không người lái và máy kéo tự động để theo dõi các mô hình trồng trọt trong nhiều điều kiện khác nhau). 
- Canh tác chính xác: điều chỉnh tỷ lệ tưới tiêu và áp dụng đầu vào để phù hợp với nhu cầu của cây trồng hơn là vào thời gian, tần suất và số lượng.

Tự động hóa và mô hình canh tác sẽ giúp người nông dân sản xuất dễ dàng và năng suất hơn (Ảnh: Unsplash).
Tự động hóa và mô hình canh tác sẽ giúp người nông dân sản xuất dễ dàng và năng suất hơn (Ảnh: Unsplash).

2. Địa điểm sáng tạo cho sự phát triển của thực vật - Hiệu quả canh tác

Nông nghiệp đô thị có thể sẽ được địa phương hóa nhiều hơn, với thực phẩm được sản xuất gần nơi mọi người sinh sống hơn, nhằm giảm chi phí lưu trữ và vận chuyển và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đồng thời, có thể áp dụng các mô hình:

- Canh tác thẳng đứng: với các loại cây trồng được trồng theo lớp thẳng đứng; 
- Thủy canh: với các loại cây được trồng trong nước giàu chất dinh dưỡng. 

Những cách này đặc biệt hiệu quả trong việc giảm lượng nước, đất và không gian so với canh tác trên đồng ruộng truyền thống, nhưng chúng vẫn tạo ra nhiều lương thực.

Ví dụ, AeroFarm–trang trại thẳng đứng lớn nhất thế giới, nằm ở Newark, New Jersey, thực hiện canh tác thẳng đứng trên quy mô lớn đạt năng suất cao hơn 390 lần trên mỗi mét vuông so với trang trại thông thường.

Lựa chọn địa điểm canh tác cũng là điều các doanh nghiệp cần lưu ý (Ảnh: Unsplash).
Lựa chọn địa điểm canh tác cũng là điều các doanh nghiệp cần lưu ý (Ảnh: Unsplash).

3. Trao đổi công bằng - Yếu tố con người

Tính bền vững cũng áp dụng cho yếu tố con người. 

Ngày càng có nhiều nhu cầu của công chúng muốn nhìn thấy người lao động được trả lương đủ sống và phát triển các mối quan hệ thương mại lâu dài.

Vậy nên, các thương hiệu và doanh nghiệp ở các ngành nên lưu ý điều này, bao gồm cả trong ngành công nghệ thực phẩm.

Người lao động hay người nông dân đều mong muốn sự công bằng (Ảnh: Unsplash).
Người lao động hay người nông dân đều mong muốn sự công bằng (Ảnh: Unsplash).

4. Môi trường bền vững - Nền kinh tế tuần hoàn

Một nền kinh tế tuần hoàn đã được đề xuất như một phương tiện xây dựng môi trường bền vững.

Nền kinh tế tuần hoàn dựa trên 3 nguyên tắc: 

Loại bỏ chất thải và ô nhiễm, lưu thông sản phẩm và vật liệu, tái tạo tài nguyên thiên nhiên. 

Điều này có thể bao gồm một hệ thống linh hoạt, một hệ thống tốt cho doanh nghiệp, con người và môi trường.

Nền kinh tế tuần hoàn dự kiến ​​sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai gần khi ngày càng có nhiều công ty cố gắng tìm cách giảm thiểu và quản lý chất thải. 

Một ví dụ về cách hiệu quả để giảm ô nhiễm đã được đề xuất bởi công ty tư vấn tài chính đa quốc gia Price Waterhouse Cooper (PwC), gợi ý rằng:

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đóng một vai trò quan trọng bằng cách giúp công nhân theo dõi các thùng rác cần được phân loại, làm trống và định thời gian xử lý nước thải, thu gom và vận chuyển chất thải. 

Công nghệ có thể hỗ trợ và cải thiện năng suất thực phẩm (Ảnh: Unsplash).
Công nghệ có thể hỗ trợ và cải thiện năng suất thực phẩm (Ảnh: Unsplash).

5. Tái chế - Bao gồm cả sự “chia sẻ" và tái tạo

Các vật liệu phân hủy sinh học không thể tái sử dụng có thể được tái sử dụng thông qua quá trình ủ phân, bao gồm:

Quá trình phân hủy yếm khí vật liệu để giải phóng các chất dinh dưỡng có giá trị (ví dụ: Nitơ, Phốt pho, Kali) vào đất để giúp trẻ hóa đất, giúp dễ dàng trồng thêm thực phẩm hoặc vật liệu tái tạo (gỗ, bông, v.v.) trong đó. 

Tái chế cũng có thể liên quan đến việc “chia sẻ”. 

Một khu vườn cộng đồng là một ví dụ điển hình.

Ngoài ra, thiết kế lại cũng là một phương pháp tái chế, tái tạo hiệu quả. 

Một ví dụ về công ty đã thành công trong việc thiết kế các sản phẩm để tuần hoàn là Ecovative, công ty sản xuất vật liệu đóng gói từ các phụ phẩm nông nghiệp và sợi nấm (từ rễ nấm). 

Nhân viên Ecovative thiết kế các sản phẩm đảm bảo tính tuần hoàn.
Nhân viên Ecovative thiết kế các sản phẩm đảm bảo tính tuần hoàn.

6. Xã hội bền vững - Gắn với giá trị của việc xác thực 

Người tiêu dùng ngày nay đang đòi hỏi các hoạt động bền vững và đặt ra trách nhiệm giải trình cho các doanh nghiệp từ các công ty tham gia sản xuất thực phẩm đến các nhà cung cấp nguyên liệu. 

Tất cả hướng đến giá trị và sự đền bù công bằng cho những nỗ lực của người nông dân và chuỗi cung ứng toàn diện, không gây hại cho môi trường.

Đồng thời, các thương hiệu cũng cần cho khách hàng biết thực phẩm đến từ đâu và làm thế nào đến được với họ, cũng như cách thức sản xuất và người sản xuất. 

Tính minh bạch, tin cậy và truy xuất nguồn gốc sẽ trở nên thiết yếu để giữ chân người tiêu dùng cũng như xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. 

Ngoài ra, việc giải thích cho khách hàng về cách các sản phẩm thực phẩm có thể giúp họ đạt được mục tiêu về sức khỏe thể chất, cảm xúc và tâm lý cũng là một vấn đề nên cân nhắc.

Minh bạch rõ ràng cùng câu chuyện truyền cảm hứng sẽ khẳng định được giá trị của thương hiệu (Ảnh: Unsplash).
Minh bạch rõ ràng cùng câu chuyện truyền cảm hứng sẽ khẳng định được giá trị của thương hiệu (Ảnh: Unsplash).

Lời kết

Có thể thấy, người tiêu dùng ngày càng xem trọng chất lượng và giá trị thực phẩm, cũng như yếu tố bền vững, bảo vệ môi trường.

Vậy nên, các doanh nghiệp cần lưu ý những xu hướng này và có những động thái tích cực trong năm mới.

Các nhóm xu hướng công nghệ thực phẩm năm 2023 còn lại sẽ tiếp tục được phân tích trong bài viết kế tiếp.

Lược dịch từ bài viết của ICL.