2 bài viết trước đã đề cập đến xu hướng bền vững, Protein thay thế và sức khỏe toàn diện của ngành công nghệ thực phẩm năm 2023, bài viết này sẽ đề cập đến 2 xu hướng tiềm năng tiếp theo, bao gồm:
- Khả năng chi trả;
- Tin cậy và truy xuất nguồn gốc.
Đọc thêm:
- [ICL] Xu hướng công nghệ thực phẩm 2023 - Phần 1: Sự bền vững.
- [ICL] Xu hướng công nghệ thực phẩm 2023 - Phần 2: Protein thay thế và chăm sóc sức khỏe toàn diện.
1. Khả năng chi trả - Giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát
Chi phí thực phẩm đóng một vai trò quyết định trong việc lựa chọn thực phẩm và khả năng tiếp cận chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) khẳng định:
“Có 3,1 tỷ người trên khắp thế giới không thể tiếp cận chế độ ăn uống lành mạnh và 45 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, dạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất.”
Theo đó, các quyết định tiêu dùng dự kiến sẽ tập trung vào những hạn chế về ngân sách và khả năng chi trả sẽ tiếp tục là một trở ngại chính trong việc tiếp cận các loại thực phẩm bổ dưỡng.
Thêm vào đó, tác động của COVID-19 đối với nguồn cung ứng thực phẩm trong vài năm qua, cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chi phí của thực phẩm.
Năm nay, dự kiến cũng sẽ không khả quan hơn vì có những tác động tương tự của xung đột địa chính trị.
Cách tốt nhất hiện giờ là giữ cho chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nhất có thể bằng cách cẩn thận với những thứ nằm trong tầm kiểm soát như:
Lựa chọn thực phẩm, quy trình sản xuất thực phẩm bền vững và quản lý chất thải đúng cách và, khi cần thiết, kêu gọi sự trợ giúp của công nghệ.
2. Độ tin cậy - Cần truy xuất nguồn gốc rõ ràng
Người tiêu dùng ngày nay đang yêu cầu trách nhiệm giải trình từ các công ty tham gia sản xuất thực phẩm.
Theo đó, người tiêu dùng có những kỳ vọng như:
- Muốn người nông dân nhận được sự đền bù công bằng cho công việc của họ.
- Muốn chuỗi cung ứng trở nên toàn diện hơn.
- Muốn thấy việc chăm sóc động vật tốt hơn.
Trên hết, người tiêu dùng muốn thấy việc quản lý tài nguyên một cách tận tâm để giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đến môi trường.
Vậy nên, các doanh nghiệp công nghiệp thực phẩm đều cần phải cung cấp những thông tin như vậy để giữ cho khách hàng hiện tại hài lòng, thu hút khách hàng mới và giành được sự tin tưởng của cả hai bên.
Theo đó, doanh nghiệp cần cung cấp những cách hiệu quả để cho khách hàng biết rằng:
- Nguồn gốc của thực phẩm;
- Quy trình và người sản xuất;
- Phương thức vận chuyển.
Tính minh bạch, sự tin cậy và khả năng truy xuất nguồn gốc sẽ trở nên thiết yếu để giữ cho người tiêu dùng hài lòng cũng như xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên giải thích cho khách hàng về cách các sản phẩm thực phẩm này có thể giúp họ đạt được mục tiêu sức khỏe thể chất, cảm xúc hay tâm lý.
Lời kết
Có thể thấy năm 2023 sẽ là một năm mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp về công nghiệp thực phẩm nói riêng.
Tuy nhiên, nắm bắt hành vi người tiêu dùng và các xu hướng hiện tại sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và có những giải pháp tăng trưởng bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Lược dịch từ bài viết của ICL.