Tổng quan toàn cảnh kinh tế Thế giới trong 10 tháng năm 2022

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 giảm đáng kể, từ mức 4,1% trong dự báo vào thời điểm đầu năm xuống còn 2,8% trong dự báo tháng 8/2022.

Fitch Ratings đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2022 xuống chỉ còn 2,4%, điều chỉnh giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.

Theo đó, hơn 90% các nền kinh tế phát triển, 80% các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đều bị hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2022 và 2023.
null
Đánh giá tăng trưởng toàn cầu năm 2021 và 2022 của các tổ chức quốc tế.

Những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế Thế giới có thể kể đến như:

Thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm trong nửa cuối năm 2022, giá cả và lạm phát tăng, điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt, một số nhân tố rủi ro tác động tới triển vọng kinh tế thế giới.

null
Chiến tranh Nga - Ukraina đã ảnh hưởng đến giá năng lượng toàn cầu.

Tuy nhiên, một số nền kinh tế vẫn ghi nhận sự tăng trưởng trong đó có Việt Nam.

Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước ta.

Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam sau 10 tháng năm 2022

 1. Dự báo của Ngân hàng Thế giới

Theo báo cáo Cập nhật Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10/2022 của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục sau hai năm tổn thương.

Nhưng một số lĩnh vực đối mặt với những thách thức trong nước, cũng như môi trường kinh tế toàn cầu bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn.

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,2% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.
null
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng góp phần vào sự phục hồi của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, việc gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại, du khách quốc tế dần quay trở lại, khu vực dịch vụ đang phục hồi mạnh mẽ.

Tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo dự báo sẽ chậm khi nhu cầu trên thế giới yếu đi, nhưng tiêu dùng trong nước mạnh hơn dự kiến sẽ bù đắp cho nhu cầu bên ngoài.

 2. Nhiều lĩnh vực kinh tế tiếp tục phục hồi

Theo báo cáo, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận tăng trưởng cao trong quý 3/2022, đạt 13,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng trưởng cao kỷ lục trên phần nào là nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp do nền kinh tế bị suy giảm 6% trong quý 3 năm 2021 sau các đợt cách ly kéo dài nhằm kiềm chế đại dịch COVID-19.

null
Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận tăng trưởng kỉ lục so với năm 2021.

Ngành dịch vụ tuy bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm trước, nhưng đã đạt tăng trưởng cao nhất (18,9% so với cùng kỳ năm trước), đóng góp 8,5 điểm phần trăm cho tốc độ tăng trưởng GDP.

Tình hình thị trường lao động tiếp tục cải thiện, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng nhẹ từ 68,5% trong quý 2/2022 lên 68,7% trong quý 3.

Lạm phát toàn phần gia tăng cho dù giá nhiên liệu đã giảm cũng như lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 2,9% trong tháng 8 lên 3,9% trong tháng 9.

Dịch vụ vận tải không còn là yếu tố chính gây ra lạm phát do giá xăng và dầu đã giảm, ở mức 5,9% trong tháng 9 (so tháng trước) và chỉ cao hơn 11,2% so với năm trước.
null
Chỉ số CPI bình quân so với cùng kì năm trước.

Đồng thời CPI và CPI cơ bản đang tiếp cận đến mức 4%, cần sẵn sàng cân nhắc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo neo giữ lạm phát.

 3. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có dấu hiệu giảm

Chính sách Zero-COVID ban hành những lệnh phong tỏa siết chặt của Trung Quốc, đã gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại nước này.

Điều đó khiến nhiều nhà đầu tư ở Trung Quốc hoặc đang có ý định đầu tư vào Trung Quốc, chuyển hướng sang các khu vực khác, và Việt Nam là một trong những điểm đến sáng giá.

null
Trung Quốc kiên trì với chính sách Zero-COVID đã tạo lợi thế cho Việt Nam thu hút FDI.

Trên thực tế, nhiều công ty, đặc biệt là trong ngành công nghiệp điện tử đã và đang tiến hành mở rộng hoặc đầu tư mới vào Việt Nam.

Vào tháng 2/2022, gã khổng lồ điện tử Samsung đã thông báo sẽ đầu tư thêm 920 triệu USD để mở rộng hoạt động sản xuất tại miền Bắc.
null
Gã khổng lồ Samsung tăng cường đầu tư vào nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các tập đoàn điện tử lớn của Trung Quốc cũng đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở sản xuất tại Việt Nam như:

Luxshare Precision Industry, Goertek và nhà máy lắp ráp iPhone Pegatron của Đài Loan.

 4. Xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng do tình hình kinh tế Thế giới

Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 9 ghi nhận thặng dư 1,1 tỷ USD.

Tăng trưởng xuất nhập khẩu đều chững lại trong tháng 9/2022 so với tháng 8.

null
Tình hình xuất khẩu trong năm 2022 của Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm trước.

Tăng trưởng xuất khẩu giảm đồng đều, do nhu cầu tại Mỹ và EU yếu đi kết hợp với tác động của chính sách Zero-COVID ở Trung Quốc cũng như hiệu ứng xuất phát điểm thấp.

Tăng trưởng tổng kim ngạch nhập khẩu giảm từ 13,6% (so cùng kỳ năm trước) xuống 8% (so cùng kỳ năm trước).

Nguyên nhân là do giảm nhập khẩu điện thoại, máy tính, hàng điện tử và máy móc, qua đó phản ánh các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao còn phụ thuộc nhiều vào những đầu vào nhập khẩu nêu trên.

Lời kết

Ngoài ra, nhiều ngành và lĩnh vực chuyển hướng sang ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ, tận dụng những thành tựu từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua chuyển đổi số.

Đến nay các hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh mới tích hợp công nghệ đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn đã trở thành hoạt động thường xuyên.

Giúp cho nền kinh tế nâng cao năng lực đối phó trong bối cảnh khủng hoảng và bắt kịp với xu hướng thế giới.