Các thương hiệu nổi tiếng liên tiếp gặp sự cố khi hợp tác với KOLs

Được mệnh danh là “thị trường tỷ dân”, Trung Quốc là mục tiêu nhắm đến của rất nhiều thương hiệu. Nhưng vì những tranh chấp phức tạp xoay quanh các vấn đề chính trị, các thương hiệu lớn cũng phải chịu nhiều rủi ro.

Trong hai năm 2018 và 2019, rất nhiều thương hiệu quốc tế như Coach, Dolce & Gabbana, Givenchy và Versace bị người dùng Trung Quốc tẩy chay do những vấn đề liên quan đến chính trị và lãnh thổ tại Trung Quốc, Hồng Kông và Macao.

Theo đó, hàng loạt người nổi tiếng cũng huỷ hợp đồng đại diện hoặc phát ngôn với các thương hiệu này.

Diễn viên trẻ nổi tiếng Vương Nhất Bác cũng đã huỷ hợp đồng với Nike sau sự cố này. Diễn viên trẻ nổi tiếng Vương Nhất Bác cũng đã huỷ hợp đồng với Nike sau sự cố này.

Sang đến 4 năm nay, sự việc tương tự lại diễn ra với các thương hiệu Adidas, Converse, Nike,... Điều này cũng khiến cho hàng loạt người nổi tiếng cũng như các KOLs chấm dứt hợp đồng. Phía thương hiệu cũng phải hứng chịu làn sóng tẩy chay đến từ cộng đồng người dùng Trung Quốc.

KOLs ảo nổi lên như một xu hướng

Rút kinh nghiệm từ những sự cố trên, các thương hiệu tìm đến với giải pháp thay thế an toàn hơn: KOLs ảo - KOLs được tạo ra nhờ công nghệ mô phỏng CGI.

Sử dụng KOLs ảo trở thành xu hướng mới trong các chiến dịch marketing của các thương hiệu nổi tiếng. Sử dụng KOLs ảo trở thành xu hướng mới trong các chiến dịch marketing của các thương hiệu nổi tiếng.

“Sử dụng KOLs ảo đang trở thành xu hướng mới của các thương hiệu ở Trung Quốc” - Ông Arnold Ma, Giám đốc điều hành Cơ quan kỹ thuật số Qumin, cho biết.

Một ví dụ điển hình cho việc sử dụng KOLs là Ling. Cô được công ty Xmov tạo ra vào giữa năm 2020.

Nhờ sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp truyền thống Trung Hoa và thời trang đương đại mang phong cách đường phố, Ling nhanh chóng nhận được rất nhiều sự chú ý từ giới trẻ và có hơn 90.000 lượt theo dõi trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

Ling hợp tác với thương hiệu xe nổi tiếng Tesla. Ling hợp tác với thương hiệu xe nổi tiếng Tesla.

Hiện nay, Ling đang làm việc với các thương hiệu như Nayuki - một chuỗi cửa hàng trà sữa nổi tiếng tại Trung Quốc - và các nhãn hàng nổi tiếng quốc tế như Vogue, Tesla,...

Ông Arnold Ma còn chia sẻ: "Những KOLs ảo như PokaPoka, Aimee, Luo Tianyi và Ling đều vô cùng nổi tiếng trong giới trẻ Trung Quốc. Tuy việc sử dụng KOLs ảo hiện nay vẫn chưa quá phổ biến nhưng xét về tiềm năng, các doanh nghiệp nên cân nhắc thêm.".
Những thách thức dành cho doanh nghiệp khi sử dụng KOLs ảo

KOLs ảo có thể là giải pháp thay thế an toàn cho doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa thực sự có sức ảnh hưởng như các influencers hay KOLs người thật.

Giải thích về vấn đề này, bà Elisa Harca - đồng sáng lập công ty tư vấn bán lẻ Red Ant Asia cho biết: "Trước đây, KOLs ảo ở phương Tây và Trung Quốc đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và làm thay đổi đời sống con người, các KOLs lại được cộng đồng chú ý thông qua những nền tảng livestream. Việc trở thành người đại diện hay phát ngôn cho thương hiệu nhờ đó mà trở nên dễ dàng hơn.".

KOL ảo Rae của Singapore (bên trái) hợp tác cùng nữ rapper Vava nổi tiếng của Trung Quốc (bên phải). KOL ảo Rae của Singapore (bên trái) hợp tác cùng nữ rapper Vava nổi tiếng của Trung Quốc (bên phải).

Sự chênh lệch giữa KOLs và KOLs ảo còn được thể hiện thông qua các nền tảng số.

Bilibili là một nền tảng streaming tương tự Youtube của Trung Quốc.Tại đây, lượt theo dõi của những KOLs có sức ảnh hưởng nhất lên đến con số 10 triệu. Trong khi đó, lượt theo dõi của các KOLs ảo chỉ vào khoảng 2 triệu.

"Tại Trung Quốc, các KOLs cũng như những influencers có quyền lực rất lớn vì họ có thể tiếp cận cộng đồng một cách hiệu quả. Do đó, đối với hệ sinh thái kỹ thuật số, KOLs vẫn là đối tượng hợp tác chủ yếu trong marketing." - Bà Elisa Harca chia sẻ.

Trong thời điểm mà các nền tảng số đang chiếm lĩnh thị trường tương tác xã hội như hiện nay. Thay vì chỉ sử dụng KOLs ảo, các doanh nghiệp nên có những hành động cụ thể nhằm cải thiện mô hình marketing của mình.

Theo Vietnambiz.