Đạt được sự liên kết với mục tiêu kinh doanh

Mỗi công ty đều có một mục tiêu cũng như kế hoạch kinh doanh riêng và để có thể áp dụng bán hàng qua mạng xã hội, những thứ này cần phải được thay đổi.

Ở bước này, công ty đã đạt được sự thành công là PTC, nhà cung cấp phần mềm nổi tiếng tại Mỹ và toàn thế giới. Ở bước này, công ty đã đạt được sự thành công là PTC, nhà cung cấp phần mềm nổi tiếng tại Mỹ và toàn thế giới.

PTC nhận ra rằng hoạt động kinh doanh của mình sẽ định hình lại bởi xu hướng internet vạn vật và thị trường sẽ phát triển với một tốc độ cao.

Do đó, họ quyết định rằng bán hàng trên mạng xã hội cần được áp dụng càng sớm càng tốt.

Để đạt được mục tiêu này, PTC đã triển khai một cấu trúc hỗ trợ bán hàng theo khu vực để các đại diện có thể tận dụng tối đa hoạt động bán hàng trên mạng xã hội.

Trọng tâm của điều này là việc công ty có thể điều chỉnh để phù hợp với sự khác biệt về văn hóa, cung cấp cho nhân viên bán hàng nội dung phù hợp với khu vực và đưa ra các kế hoạch phát triển được bản địa hóa.
Ngoài ra, việc này cũng hỗ trợ cho hoạt động mua vào của các giám đốc điều hành đồng thời chứng minh cam kết của PTC về việc bán hàng trên mạng xã hội.

Giáo dục cho đội bán hàng

Do khái niệm này vẫn còn khá mới tại Việt Nam và có lẽ nhiều nhân viên vẫn chưa hiểu về nó.

Vì vậy, doanh nghiệp cần đào tạo lại đội ngũ bán hàng để họ có được sự hỗ trợ tốt nhất cũng như đảm bảo năng suất làm việc.

Trên thế giới hiện tại có SAP - một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới - cũng đang đặt cược vào việc bán hàng qua mạng xã hội.

Với công ty này, đây là sự thay đổi lớn nhất đối với chiến lược bán hàng trong 10 năm qua.

SAP quyết định tận dụng mạng lưới với hàng nghìn đại diện trên toàn thế giới của mình bằng cách áp dụng bán hàng qua mạng xã hội. SAP quyết định tận dụng mạng lưới với hàng nghìn đại diện trên toàn thế giới của mình bằng cách áp dụng bán hàng qua mạng xã hội.

Để làm điều này, công ty đã tùy chỉnh chương trình đào tạo cho từng loại đại diện bán hàng, đào tạo những người hướng dẫn để bán hàng qua mạng xã hội trở thành một phần của quy trình bán hàng tổng thể.

Công ty cũng tổ chức đào tạo các quản lý để đảm bảo họ có thể dẫn dắt nhân viên và đưa việc bán hàng trên mạng xã hội trở thành một phần của quá trình đánh giá năng lực.

Tất cả các đại diện bán hàng và lãnh đạo đều được đào tạo về cách xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, chia sẻ nội dung liên quan đến chuyên môn một cách có có mục đích và sử dụng các nhóm LinkedIn để mở rộng quan hệ.

Đo lường tác động

Công ty có lẽ sẽ không hiểu rõ được liệu bán hàng qua mạng xã hội ảnh hưởng thế nào tới kết quả kinh doanh nếu không đo được tác động của nó.

Do vậy, công ty cần liên kết được chiến lược này đến các chỉ số kinh doanh của mình nhằm có sự điều chỉnh phù hợp khi cần.

Cũng như các doanh nghiệp khác, Symantec, công ty phần mềm thuộc nhóm Fortune 500, hiện tại cũng đang áp dụng chiến lược bán hàng qua mạng xã hội. Cũng như các doanh nghiệp khác, Symantec, công ty phần mềm thuộc nhóm Fortune 500, hiện tại cũng đang áp dụng chiến lược bán hàng qua mạng xã hội.

Sự thành công của Symantec đến từ việc họ hiểu rõ tác động của bán hàng qua mạng xã hội tới ROI.

Công ty sử dụng SSI làm chuẩn để các đại diện để theo dõi tiến trình của chính họ, để các nhóm bán hàng xem thứ hạng so với nhau và để toàn bộ các đại diện bán hàng của công ty biết vị trí của mình khi đặt lên bàn cân với các đối thủ cạnh tranh.


Symantec cũng thiết lập một chương trình giáo dục để giúp các nhóm bán hàng hiểu ý nghĩa của điểm số và cách họ có thể sử dụng điểm số đó để cải thiện kỹ năng bán hàng trên mạng xã hội của mình.

Tóm lại, bán hàng qua mạng xã hội sẽ trở thành xu hướng mới trong thời gian tới và các công ty sớm chấp nhận nó sẽ có lợi thế cạnh tranh cực lớn so với thị trường.

Ngoài ra, để đạt được thành công, doanh nghiệp cũng cần có một cách tiếp cận thật đúng đắn và sẵn sàng chấp nhận thay đổi.

Những điều cần lưu ý trước khi bắt đầu áp dụng bán hàng qua mạng xã hội

Mặc dù chiến lược này đề cao việc sử dụng mạng xã hội để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nhưng không có nghĩa là cứ nền tảng nào nhiều người dùng cũng áp dụng được.

Thực chất, việc bán hàng qua mạng xã hội vốn gắn liền với LinkedIn kể cả khi số người dùng của nó ít hơn nhiều so với Facebook hay Instagram.

LinkedIn là mạng xã hội dành cho người đi làm với hơn 810 triệu người dùng. LinkedIn là mạng xã hội dành cho người đi làm với hơn 810 triệu người dùng.

Lí do ở đây là vì LinkedIn cho phép tìm kiếm và kết nối dựa trên lý lịch làm việc, thứ rất thích hợp cho các giao dịch B2B.

Ngoài ra, nhiều tài liệu hiện hành cũng chỉ đề cập bán hàng trên mạng xã hội song song với LinkedIn.

Tuy nhiên, ông cha ta có câu “nhập gia tùy tục” và chiến lược này cũng như vậy.

Ở Việt Nam, mạng xã hội thích hợp nhất chắc chắn phải là Facebook vì số lượng người dùng khổng lồ cùng với các hội nhóm về ngành nghề riêng biệt.

Mặt khác, do việc bán hàng qua mạng xã hội trước đây vốn gắn với LinkedIn nên các doanh nghiệp sẽ có sẵn bộ chỉ số SSI để đo lường độ hiệu quả.

Vì vậy, nếu quyết định thực hiện chiến lược này trên Facebook, doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh bộ chỉ số này sao cho phù hợp hơn với nền tảng.

Chiến lược bán hàng qua mạng xã hội hiện còn rất mới đối với thị trường Việt Nam, nhưng tiềm năng phát triển lại lớn.

Do đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch và các bước thực hiện rõ ràng cũng như lưu ý về những yếu tố bên ngoài.

Việt Hiếu, lược dịch từ LinkedIn