"Vũ trụ Meta" - thời kì công nghệ mới

Mark Zuckerberg - cha đẻ của mạng xã hội hàng đầu thế kỉ Facebook vừa qua đã đổi tên Facebook thành Meta sau suốt 17 năm vận hành, đồng thời bày tỏ tham vọng mở ra một vũ trụ công nghệ mới mang tên Metaverse.

Metaverse xuất hiện cũng là lúc các công ty, thương hiệu công nghệ hàng đầu thông báo sẽ gia nhập, điển hình là Microsoft.

Mark Zuckerberg cùng dòng trạng thái chào đón Meta ra đời. Mark Zuckerberg cùng dòng trạng thái chào đón Meta ra đời.

"Metaverse là một môi trường ảo nơi bạn có thể hiện diện với mọi người trong không gian kỹ thuật số. Đây là một thế giới ảo mà bạn đang ở bên trong thay vì chỉ nhìn vào. Chúng tôi tin rằng Metaverse sẽ là sự kế thừa của Internet di động." (Mark Zuckerberg)

Đối với tương lai đầy hứa hẹn của Metaverse, hầu hết mạng lưới công nghệ 2.0 khép kín của chúng ta vẫn chưa đủ sẵn sàng để thay đổi. Tuy nhiên, những bước khởi đầu của Metaverse đã có sẵn rất nhiều không gian kín, gồm các trò chơi trực tuyến như Fortnite, Roblox, VR Chat hoặc Minecraft.

Dự đoán những năm tới đây, Metaverse sẽ được gọi là phygital - nơi giao thoa giữa thế giới vật chất và thế giới kĩ thuật số.

iCommerce trỗi dậy đáng kinh ngạc

Mức tăng trưởng này đủ để gia tăng sự cạnh tranh và các thương hiệu hướng tới tương lai đang tìm kiếm những cách thức mới để kết nối với khách hàng của họ.

Trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy sự gia tăng đáng kể mua hàng Trực tiếp đến Hình đại diện (D2A), có nghĩa là các sản phẩm kỹ thuật số chỉ được bán và sử dụng trong thế giới kỹ thuật số.

Giám đốc điều hành Tập đoàn truyền thông Rip của Hollywood - Maury Rogow cho rằng thời buổi giãn cách xã hội trong những năm gần đây do dịch COVID-19 đã thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển lớn mạnh, hứa hẹn trở thành một trong những lĩnh vực lớn nhất trong Metaverse.

Tính từ năm 2020 đến tháng 8/2021, lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu đã có sự tăng trưởng lên đến 25,7% và dự đoán sẽ tăng trưởng thêm 16,8% nữa, đưa doanh số của ngành trên toàn cầu lên đến 4,921 nghìn tỉ USD trước năm 2022.

Sự cạnh tranh sẽ gia tăng đáng kể trong thời gian các thương hiệu có xu hướng tìm kiếm các cách thức mới để tiếp cận với khách hàng của họ.

Người tiêu dùng hiện tại cũng đã quen dần và thông thạo với hình thức mua bán thông qua mạng xã hội, thậm chí còn sử dụng các bộ lọc AR, trò chơi điện tử, các nội dung tương tác và thời gian thực phong phú.

Điều này dẫn đến sự trỗi dậy của iCommerce (Thương mại điện tử) trong nhiều không gian của Metaverse cùng các hoạt động trao đổi mua bán và trải nghiệm các sản phẩm kĩ thuật số trên internet.

Thương mại điện tử dần trở nên phổ biến.

Thương mại điện tử dần trở nên phổ biến.

Các thương hiệu lớn tiến đến gia nhập Metaverse

Metaverse phát triển với một hệ sinh thái đa dạng, đòi hỏi các nhà bán lẻ phải có nhiều chiến lược thương hiệu để có thể thành công. Trong đó, có 7 thương hiệu đang có những cách thức kết nối với khách hàng rất mới lạ và đầy sáng tạo:

Về thương hiệu tiêu dùng:

Wendy's

Vào năm 2018, đã ra mắt một sự kiện mới có tên Food Fight cho phép người chơi được mở một nhà hàng kĩ thuật số của riêng họ là Durr Burger (Team Burger) hoặc Pizza Pit (Team Pizza) để chiến đấu với nhau.

Wendy's đã nhìn ra ngay được cơ hội mới để quảng bá dòng sản phẩm "thịt bò tươi, không bao giờ đông lạnh" của mình. Việc của họ là chỉ cần tạo ra một nhân vật giống với linh vật của thương hiệu của mình và để nhân vật thực hiện nhiệm vụ phá hủy các tủ đông trong chế độ Food Fight.

Hoạt động này đã thu hút hơn 1,5 triệu phút được xem trên Twitch và tăng 119% lượt nhắc đến tên thương hiệu trên các phương tiện truyền thông.

Wendy Wendy's ra mắt linh vật của mình trong Fortnite.

Coca - Cola

Tháng 7 vừa qua, Coca - Cola đã cho ra mắt bộ sưu tập mã NFT và thu về được cho thương hiệu 575.000 USD trong một buổi đấu giá trực tuyến. Không những thế, dựa vào sức mạnh thương hiệu, Coca - Cola đã quyên góp được hơn 500.000 USD cho tổ chức từ thiện trong vòng 72 giờ.

Oana Vlad, Giám đốc Chiến lược toàn cầu của thương hiệu đã nhận định việc chuyển sang mã NFT và Metaverse là lợi thế tốt cho các khách hàng có được những trải nghiệm lạc quan và mang tính biểu tượng giống như họ đã từng có trong cuộc sống thực trong thế giới kỹ thuật số.

Cơn sốt NFT từ Coca - Cola. Cơn sốt NFT từ Coca - Cola.

Về thương hiệu thời trang

Gucci

Vào năm 2020, Gucci đã cho bán sản phẩm túi kĩ thuật số có giá trị đắt hơn túi vật lý thông qua nền tảng Roblox. Cho phép người dùng mua quần áo kĩ thuật số trong thời gian giới hạn, khơi gợi cảm giác khan hiếm và đắt đỏ.

Đây chính thức là động thái với mục đích gia nhập Metaverse và đồng thời cũng là một cách hỗ trợ cộng đồng người sáng tạo Roblox.

Túi Gucci trong Roblox trị giá hàng trăm nghìn đô. Túi Gucci trong Roblox trị giá hàng trăm nghìn đô.

Louis Vuitton

Trong lễ kỉ niệm ngày ra đời của Louis Vuitton, Louis The Game đã xuất hiện với mục đích mang thương hiệu vào kĩ thuật số là một trò chơi điện tử kết hợp giữa di sản, sự "thay da đổi thịt" và cùng với nghệ thuật NFT.

Đây là một sản phẩm tích hợp công nghệ blockchain tiên tiến gồm có 30 NFT, có sẵn trên Apple Store và Google Play mang hy vọng cho những phát triển trong tương lai và duy trì khách hàng đến với thương hiệu của họ.

Louis The Game hiện có trên Apple Store và Google Play. Louis The Game hiện có trên Apple Store và Google Play.

Burberry

Một thương hiệu thời trang khác cũng mang trong mình sứ mệnh hòa nhập với thế giới công nghệ 4.0, Burberry cũng đã hợp tác với trò chơi điện tử Honor of Kings để hợp thức hóa việc đưa thiết kế của thương hiệu vào trò chơi.

Sự hợp tác là cảm hứng từ niềm đam mê thời trang và mối quan hệ độc đáo được chia sẻ giữa con người và thiên nhiên. Sự hợp tác là cảm hứng từ niềm đam mê thời trang và mối quan hệ độc đáo được chia sẻ giữa con người và thiên nhiên.

Balenciaga

Balenciaga trình làng thiết kế thời trang kĩ thuật số của mình trong Fortnite thông qua việc hợp tác với Epic Games, nhằm đưa những đặc trưng của thương hiệu vào trò chơi.

Balenciaga bắt tay hợp tác với Epic Games.

Balenciaga bắt tay hợp tác với Epic Games.

Nike

Nhằm mục đích duy trì thế thượng phong là nhà bán lẻ hàng đầu, Nike đã đi vào thị trường ảo bằng cách tạo ra trải nghiệm nhập vai và hướng người dùng đến sản phẩm vật lý của họ.

Nike thậm chí đã thuê một Giám đốc của Metaverse Engineering sử dụng các công cụ thực tế tăng cường (AR) để kết hợp và đổi mới về thời trang, giải trí và trò chơi.

Nike âm thầm chuẩn bị gia nhập Metaverse. Nike âm thầm chuẩn bị gia nhập Metaverse.

Những điều này ít nhiều cho chúng ta thấy sự xuất hiện của Metaverse đã khiến cho các thương hiệu hàng đầu buộc phải thích ứng nhanh và phù hợp để có thể thành công trên thị trường.

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp