Metaverse - Không chỉ là công nghệ thực tế ảo

Gần đây thuật ngữ Metaverse được rất nhiều người quan tâm nhất là khi công ty của Facebook quyết định đổi tên thành Meta, từ giữa tháng 10 năm 2021 và chấp nhận cam kết của công ty đối với Metaverse.

Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo) là một vũ trụ kỹ thuật số kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), Internet và tiền điện tử để cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác.

Khi Metaverse phát triển, nó sẽ mở ra không gian trực tuyến tương tác của người dùng đa chiều hơn so với các công nghệ hiện tại.

null
Thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng trong Metaverse sẽ có thể đắm mình trong không gian của thế giới kỹ thuật số ảo (Ảnh: Unsplash).

Một số đặc điểm của Metaverse là:

- Immersion: Là độ chân thực của Metaverse được bao nhiêu % so với trải nghiệm thực tế.
- Openness: Tính mở - Metaverse cho phép người dùng kết nối hoặc ngắt kết nối bất kỳ lúc nào.
- Sustainability: Khả năng duy trì và liên tục về dịch vụ hay hệ sinh thái.
- Economic System: Hệ thống kinh tế song song với ngoài thực tế. Người dùng có thể di chuyển tài sản giữa thế giới ảo Metaverse và thế giới thực. Ngoài ra còn có khả năng tích lũy, gia tăng tài sản cho mình.

null
Metaverse không giống như công nghệ thực tế ảo (Ảnh: Thanh niên).

Một nhà đầu tư Matthew Ball đã giải thích trong cuộc trò chuyện rằng: "Gọi thực tế ảo Metaverse giống như nói rằng Internet di động là một ứng dụng."

Ông so sánh những phát triển của Metaverse với cách mà iPhone và cửa hàng ứng dụng thể hiện những khoảnh khắc thay đổi đối với Internet di động.

Vì Metaverse được coi là một “thế hệ" tiếp theo của Internet, nên mọi công ty có sự hiện diện của Internet cũng sẽ muốn xây dựng Metaverse.

null
Một cặp đôi Ấn Độ làm đám cưới trên Metaverse (Ảnh: Thanh niên).

10 cổ phiếu hàng đầu trong sàn giao dịch là:

Nvidia Corporation, Tập đoàn Microsoft, Roblox Corp., Facebook Inc. (nay là Meta Inc.), Unity Software Inc., Snap, Inc., Autodesk Inc., Amazon Com Inc., Tencent HLDGS LTD, Sea LTD.

Ngoài các công ty trên thì các ông lớn công nghệ như Apple, Intel, Qualcomm, Alphabet, Coinbase, Electronic Arts, Samsung, Adobe, Alibaba, Disney, PayPal và Square cũng đã tham gia xây dựng Metaverse.

Metaverse hứa hẹn sẽ tác động đến ngành công nghệ số nói chung và những công cụ thông minh nói riêng, đặc biệt là thứ chúng ta không thể rời mắt mỗi ngày - chiếc điện thoại.

HTC và Samsung - Tiên phong áp dụng Metaverse cho điện thoại

Samsung từng ra mắt Decentraland vào đầu năm nay, tiên phong trong việc áp dụng Metaverse để quảng cáo điện thoại thông minh và hứa hẹn về điện thoại Metaverse trong năm nay.

Tuy nhiên, HTC đã đi trước một bước.

Hãng đã cho ra mắt dòng Desire 22 Pro vào 28 tháng 6 vừa qua.

1. Samsung - Decentraland trải nghiệm đầy tiềm năng

“Gã khổng lồ” công nghệ Hàn Quốc đã tổ chức sự kiện ra mắt điện thoại thông minh Galaxy mới trên Decentraland, một thế giới ảo tập trung vào tiền điện tử mà người dùng có thể tạo, khám phá và giao dịch.

Decentraland, một trong nhiều Metaverse, được truy cập thông qua trình duyệt trên máy tính.

null
Người dùng có thể tạo một hình đại diện sau đó điều khiển di chuyển bằng chuột và bàn phím trong thế giới ảo được hỗ trợ bởi Blockchain (Ảnh: Sam Shead).

Theo Samsung, cửa hàng ảo Samsung 837X có không gian Nhà hát Kết nối, Khu rừng Bền vững, những người hâm mộ xem qua các không gian này có thể "hoàn thành các nhiệm vụ trên đường để nhận huy hiệu 837X Non-Fungible Token (NFT)".

Nhà hát này cũng sẽ giới thiệu tin tức về Samsung và sân khấu sẽ có "bữa tiệc khiêu vũ trực tiếp thực tế hỗn hợp siêu đa dạng" do DJ Gamma Vibes tổ chức.

Nghĩa là người dùng Decentraland sẽ được mời khám phá "sân chơi trải nghiệm" này và kiếm phần thưởng NFT bằng cách hoàn thành nhiệm vụ.

Để tham gia, trước tiên khách hàng sẽ cần vào Decentraland thông qua trình duyệt trên máy tính để bàn.

null
Khi bước vào, hình đại diện (avatar) của khách hàng sẽ được đưa ra bên ngoài tòa nhà Metaverse của Samsung (Ảnh: Drew Benvie).

Khi ở sảnh đợi, một hướng dẫn viên ảo sẽ hướng dẫn hình đại diện người tham quan chọn từ ba không gian nội thất đặc thù khác nhau.

Nền tảng Metaverse mang đến một cách mới lạ và hấp dẫn để Samsung kể những câu chuyện thương hiệu của mình, đặc biệt là về kết nối, khả năng tùy chỉnh và tính bền vững.

Trong suốt năm nay, Samsung có kế hoạch mang trải nghiệm Samsung 837X đến với nhiều người hơn ở nhiều nền tảng ảo hơn, với những trải nghiệm khác nhau dần được nâng cấp.

Michelle Crossan-Matos, Phó chủ tịch cấp cao về tiếp thị và truyền thông của Samsung Electronics America cho biết: "Metaverse cho phép chúng ta vượt qua các giới hạn vật lý và không gian để tạo ra những trải nghiệm ảo độc đáo theo cách khác biệt hơn, và chúng tôi không thể chờ lâu hơn nữa để đưa các bạn sớm được có cơ hội trải nghiệm tất cả công nghệ giới ảo đang dần phát triển mạnh mẽ này".

2. HTC - Desire 22 Pro hỗ trợ Viverse

Desire 22 Pro, được công bố ngày 28/6, không phải điện thoại cao cấp mà nằm trong phân khúc tầm trung.

Hồi tháng 2 tại sự kiện MWC 2022, Charles Huang, Phó chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của HTC, khẳng định smartphone mới sẽ được phát triển chuyên cho vũ trụ ảo Metaverse.

Tuy nhiên, thực tế, Desire 22 Pro không có nhiều tính năng đặc biệt mà chỉ hỗ trợ Viverse - nền tảng Metaverse của công ty và có thể ghép nối với kính Vive Flow để người dùng trải nghiệm, xem phim hoặc truy cập ứng dụng trong môi trường thực tế ảo.

null
Máy sử dụng màn hình 6,6 inch FHD+ 120 Hz, chip Snapdragon 695, RAM 8 GB, bộ nhớ trong 128 GB và pin 4.520 mAh cùng sạc có dây 18 W (Ảnh: VnExpress).

Sản phẩm được trang bị cụm ba camera với ống kính chính 64 megapixel, góc siêu rộng 13 megapixel và đo độ sâu trường ảnh 5 megapixel, ở mặt trước là máy ảnh selfie 32 "chấm".

null
HTC Desire 20 Pro có hai màu là vàng và đen, bắt đầu được bán ra từ ngày 1/7 với giá 490 USD (11 triệu đồng) (Ảnh: Internet).

Điện thoại Metaverse hay điện thoại di động sẽ biến mất vào năm 2031? - Metaverse vẫn còn nhiều thách thức

Như một hệ quả của một thế giới tích hợp với Metaverse, có lẽ internet và thế giới ảo sẽ cần hiện thân nhiều hơn.

Lúc đó, tương tác của chúng ta sẽ phải được mở rộng hơn và không còn bị ràng buộc ở những ngón tay lướt trên màn hình điện thoại.

null
Thay vào đó, con người sẽ có nhiều công nghệ đeo cho phép chúng ta nhìn thấy và tương tác trên internet hoặc Metaverse bằng các cử chỉ thường ngày (Ảnh: Internet).

Sự biến mất của điện thoại di động có vẻ như chỉ là một thay đổi nhỏ về hình thức.

Hiện nay đã có một số công ty áp dụng Metaverse vào điện thoại như: HTC và Samsung.

null
Metaverse có thể sẽ được hưởng lợi từ các mạng lưới thành phố thông minh là nền tảng cơ sở hạ tầng điện toán mạnh mẽ (Ảnh: Internet).

Ngoài những tiềm năng đáng được mong chờ trong tương lai thì Metaverse cùng mang lại một số rào cản vì Metaverse vẫn còn chưa đến giai đoạn đi xa hơn vì phần mềm và thiết bị vẫn chưa sẵn sàng.

Bên cạnh đó Metaverse còn yêu cầu sức mạnh về mặt tính toán, và cần một nguồn lớn nhân lực kỹ sư, nhà thiết kế, quản trị viên để giữa cho Metaverse có thể hoạt động.

Ngoài ra, Metaverse sẽ cần một cơ sở hạ tầng công nghệ khổng lồ, từ sức mạnh máy tính đến tính toán, hình ảnh 3D đến nội dung cho các hệ thống tài chính và thương mại.

Trong tương lai Metaverse vẫn là một công nghệ được nhiều công ty tìm hiểu và áp dụng nên chiếc điện thoại hứa hẹn sẽ có nhiều biến đổi trong tương lai.