Mô hình biến đổi: Nét "chấm phá" RIÊNG của Dale Carnegie Việt Nam trong đào tạo năng lực lãnh đạo
Khi đến với các khoá học tại Dale Carnegie Việt Nam, học viên sẽ cảm nhận sự khác biệt bằng việc ứng dụng Mô hình biến đổi vào các phương pháp đào tạo.
Mô hình biến đổi sẽ giúp học viên có thể tạo ra sự thay đổi trong cảm xúc, tư duy và hành vi biểu hiện trong những tình huống thực tiễn được cam kết. Từ đó giúp học viên thay đổi cách làm và mang lại kết quả thay đổi.
Chúng ta đều biết khi thay đổi được thói quen hoặc hành vi biểu hiện cụ thể, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi rõ rệt trong kết quả công việc.
Điểm độc đáo khác biệt của Dale Carnegie là có thể tạo ra sự thay đổi trong cả Cảm xúc/Tư duy (Emotional Chance - EC) và Hành vi biểu hiện (Behavior Change - BC) trong những tình huống thực tiễn được cam kết.
Từ đó tạo ra thay đổi trong cách làm và mang lại Kết quả thay đổi (Performance Change - PC) đáng kể.
Điều quan trọng là khi thay đổi được Cảm xúc/Tư duy và Hành vi biểu hiện cùng một lúc sẽ giúp cho việc thay đổi được bền vững và đa dạng trong nhiều bối cảnh khác nhau.
3 yếu tố này được gắn chặt chẽ với nhau để tạo ra được sự biến đổi như mong đợi.
Cụ thể, sự biến đổi xảy ra khi Dale Carnegie tạo ra những trải nghiệm độc đáo, tạo điều kiện cho từng học viên thực hành và ứng dụng nhiều lần với phương pháp “huấn luyện ngay tại thời điểm” của chuyên gia Huấn luyện.
Tập trung tạo thay đổi trong: Chúng ta là ai? Chúng ta làm gì? và Chúng ta sẽ được gì? (EC + BC = PC).
Điểm mấu chốt cho sự biến đổi thành công không đến từ sự thúc đẩy bắt buộc học viên thay đổi từ chuyên gia huấn luyện mà là sự hướng dẫn, huấn luyện giúp học viên tự thay đổi chính cảm xúc/tư duy và hành vi biểu hiện của họ, và kết quả thay đổi sẽ đạt được.
Lộ trình phát triển năng lực: Chiến lược “chuyển hoá” cá nhân tích cực của Dale Carnegie
Cùng với việc ứng dụng mô hình biến đổi vào các phương pháp đào tạo để giúp học viên có được những kết quả nhất định trong quá trình học, Dale Carnegie còn xây dựng một lộ trình phát triển năng lực cho người học.
Lộ trình phát triển năng lực của Dale Carnegie gồm năm phần chính: Đầu vào (Input), Nhận thức (Awareness), Trải nghiệm (Experiences), Duy trì (Sustainment), Đầu ra (Output).Cụ thể, ngay từ bước đầu tiên Dale Carnegie sẽ tìm hiểu nhu cầu và bối cảnh của công ty và người học.
Khi hoàn thành xong bước này, nắm rõ được những thông tin cơ bản cần thiết, Dale Carnegie có thể hỗ trợ học viên xác định được mục tiêu học tập.
Ở bước tiếp theo, học viên sẽ được trao đổi cùng quản lý trực tiếp và thực hiện bản kế hoạch đột phá. Sau đó sẽ bắt đầu trực tiếp trải nghiệm bằng cách tham dự chương trình huấn luyện (coaching).
Và sau khi thực hiện xong bước trải nghiệm, ở bước duy trì học viên phải hoàn thành bản cam kết kế hoạch đột phá và triển khai ứng dụng như đã cam kết trước khi tham gia chương trình.
Sự biến đổi của học viên diễn ra như thế nào, có những đột phá và mang lại hiệu quả gì cho chính cá nhân học viên và cho công ty chính là kết quả ở bước đầu ra của chương trình.
Dale Carnegie biết rằng các thành phần này là rất cần thiết cho việc thiết kế và phân phối các chương trình học.
Chính vì vậy xây dựng một lộ trình học tập liên tục cho những người tham gia để thúc đẩy kết quả của các tổ chức một cách có hiệu quả nhất.
Kết
Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, Dale Carnegie đã xây dựng và để lại những di sản giáo dục và văn hoá, kiến tạo những phương pháp đào tạo và huấn luyện hiệu quả, tạo ra những giá trị có tầm ảnh hưởng cho nhiều cá nhân và tổ chức.
Mô hình biển đổi và lộ trình phát triển năng lực là hai trong số những lợi thế độc đáo trong giải pháp đào tạo đã được Dale Carnegie áp dụng thành công, mang lại cho người học những thay đổi rất tích cực về tư duy cũng như năng lực lãnh đạo.