Ông Phạm Thành Đức - Tổng giám đốc Ví điện tử MoMo ­ Ông Phạm Thành Đức - Tổng giám đốc Ví điện tử MoMo. ­

Xây dựng ví điện tử khi nhiều người chưa biết nó là gì, MoMo có thấy mình mạo hiểm hay không?
Những người khởi nghiệp đều coi cơ hội, rủi ro và sự mạo hiểm là các yếu tố cần thiết cho sự thành công.
Vào năm 2007, những người sáng lập ra MoMo đã có một niềm tin: “Sử dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ tài chính cho người dân một cách đơn giản, hiệu quả, đặc biệt là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa”.
Rất nhiều người trong giới công nghệ, tài chính vào thời điểm đó coi chúng tôi là những kẻ hoang tưởng vì ứng dụng trên thiết bị di động thì quá mới, 3G đắt đỏ và chưa phổ biến.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã đến Mỹ, Philippines, Kenya, Tanzania, Bangladesh để hiểu được cách làm, đồng thời nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế như GSMA, IFC, ADB, UKAID, USAID, Bill & Melinda Gates Foundation.
Trong một vài bài phỏng vấn, ông lại cho biết từng phải “lao đao” vì đã “đ­i trước thời đại” một khoảng khá dài. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn?
MoMo đã ra đời được 12 năm với nguồn vốn ban đầu rất hạn chế, nhân sự chỉ có 4 người, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng ứng dụng tài chính, cả nhóm vẫn quyết tâm khởi động dự án.

Ban đầu MoMo được xây dựng theo dạng mobile money trên sim điện thoại của Vinaphone nhưng có những vấn đề như khách hàng muốn dùng dịch vụ bắt buộc phải đổi qua sim Vinaphone, menu dịch vụ được cài cứng trên sim nên không cập nhật được phiên bản mới…

Giai đoạn tiếp theo, chúng tôi đã mô phỏng theo mô hình kinh doanh mobile money của châu Phi để triển khai dịch vụ nhưng tiếp tục không thành công. Khi đó MoMo cũng sử dụng gần hết số vốn hiện có.
Chúng tôi bắt đầu rơi vào bế tắc, thậm chí có những ý kiến nêu ra là đã đi nhầm đường và Việt Nam sẽ không bao giờ phát triển được thanh toán điện tử.

Ở điểm xuất phát, Momo nhận được những ý kiến cho rằng họ đã đi nhầm đường và Việt Nam sẽ không bao giờ phát triển được thanh toán điện tử. Ở điểm xuất phát, Momo nhận được những ý kiến cho rằng họ đã đi nhầm đường và Việt Nam sẽ không bao giờ phát triển được thanh toán điện tử.

Nhưng may mắn, chúng tôi đã nhìn thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ internet và thị trường quốc tế đã bắt đầu phổ biến ứng dụng trên thiết bị di động.
Đầu năm 2013 chúng tôi đã quyết định đánh cược vào dự án cuối cùng là xây dựng ứng dụng ví điện tử cho điện thoại di động thông minh. Đây là một việc rất thử thách vì không ai có kinh nghiệm viết ứng dụng trên Android, iOS…

Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra. Đến tháng 6.2014, ứng dụng ví điện tử MoMo lần lượt xuất hiện trên kho ứng dụng dành cho điện thoại Android và iOS. Gần 500.000 lượt tải MoMo đã xuất hiện trong tháng 6, 7.2013.
Phải nói rằng, cái giá của việc ý tưởng đến quá sớm và đi trước thời đại là chúng tôi đã phải tổn hao rất nhiều về nguồn lực con người, hy sinh nhiều công sức và thiệt hại lớn về tài chính.

Theo ông yếu tố con người đóng góp bao nhiêu phần trăm cho sự thành công của MoMo?

MoMo định nghĩa mình là công ty công nghệ, vì vậy tài sản lớn nhất mà chúng tôi đang sở hữu là con người. Nhân sự là yếu tố quyết định và đóng góp ít nhất là 90% cho sự thành công của MoMo.

Với gần 1.000 nhân viên, trong đó có hàng trăm kỹ sư công nghệ, sản phẩm, chúng tôi đã có được rất nhiều nhân tài tốt nghiệp những trường đại học danh giá của thế giới (Harvard, Chicago, Yale, Stanford, Oxford…) và có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các tập đoàn lớn về làm việc với MoMo.
Một điều rất đặc biệt là các anh em sau khi thành đạt và có kinh nghiệm ở nước ngoài đều luôn hướng về đất nước, mong muốn có thể đóng góp công sức và trí tuệ của mình để thay đổi cuộc sống con người Việt Nam.

Nhân sự là yếu tố quyết định và đóng góp ít nhất là 90% cho sự thành công của MoMo. Nhân sự là yếu tố quyết định và đóng góp ít nhất là 90% cho sự thành công của MoMo.

Để chiếm lĩnh được vị trí hàng đầu đã khó nhưng giữ được vị trí này lâu dài càng khó hơn, MoMo sẽ làm gì tiếp theo?
Quan tâm lớn nhất hiện nay là MoMo phải trở thành một sản phẩm tài chính thuần Việt thực sự độc đáo, làm cho người dùng cảm thấy hạnh phúc khi sử dụng, chứ không phải là đứng số 1 hay số 2 trên thị trường.
Trong năm 2019, MoMo đã chuyển đổi từ một ứng dụng thanh toán trở thành ứng dụng Công nghệ - Tài chính - Giải trí trong đó nhiều sản phẩm, dịch vụ cùng được tích hợp trên cùng một nền tảng chung.

Nói một cách đơn giản, Ví MoMo sẽ là một “ứng dụng mẹ” cho phép các “ứng dụng con” độc lập cùng chạy mượt mà trên một nền tảng chung. Từ đó khách hàng có thể sử dụng ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau như giải trí, mua vé xem phim...

Quan tâm lớn nhất hiện nay là MoMo phải trở thành một sản phẩm tài chính thuần Việt thực sự độc đáo, làm cho người dùng cảm thấy hạnh phúc khi sử dụng. Quan tâm lớn nhất hiện nay là MoMo phải trở thành một sản phẩm tài chính thuần Việt thực sự độc đáo, làm cho người dùng cảm thấy hạnh phúc khi sử dụng.

Đến nay, mọi người thường gọi chúng tôi là “đại gia” hay “ông trùm” thanh toán nhưng thú thực chúng tôi chỉ xem mình là một "osin thanh toán".
Thanh toán là dịch vụ nội địa nhưng cạnh tranh quốc tế, vì vậy hy vọng sản phẩm thuần Việt, dành cho người Việt như MoMo vẫn đứng vững trên thị trường và nhận được sự ủng hộ của các khách hàng thân thiết.

Theo Báo Thanh Niên