Nông nghiệp tái sinh là gì ?

Nông nghiệp tái sinh thường được đề cập như một phương pháp canh tác nhằm cải tạo đất và giữ nước, giảm thiểu cày xới, ít dùng thuốc trừ sâu và phân bón hơn, lưu trữ nhiều cacbon hơn trong đất giúp giảm lượng khí thải. 

Đồng thời, nông nghiệp tái sinh còn cho phép trang trại đa dạng hóa cây trồng và thu hút nhiều động vật hoang dã hơn. 

Ngày càng nhiều trang trại muốn áp dụng phương pháp này khi đối mặt với các chi phí tăng cao về phân bón, thức ăn gia súc và nhiên liệu.

Mô hình nông nghiệp tái sinh hỗ trợ cải tạo đất (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Mô hình nông nghiệp tái sinh hỗ trợ cải tạo đất (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Không những thế, đây còn là một loại hình nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. 

Với sự phát triển của công nghệ và sự gia tăng sản xuất đi cùng nhu cầu trên toàn thế giới, nông nghiệp đã bắt đầu tạo ra các quy trình sử dụng các yếu tố làm suy thoái đất. 

Không chỉ số lượng sản xuất có thể bị mất đi mà các nguồn tài nguyên cũng bị ô nhiễm (Ảnh: Unsplash).
Không chỉ số lượng sản xuất có thể bị mất đi mà các nguồn tài nguyên cũng bị ô nhiễm (Ảnh: Unsplash).

Điều này làm cho nông nghiệp tái sinh ngày càng trở nên quan trọng để có thể trả lại các thành phần động lực này cho đất. 

Mục tiêu của nông nghiệp tái sinh là nhằm bảo tồn và khôi phục đất nông nghiệp, hệ sinh thái và các tài nguyên quan trọng gồm đất, đa dạng sinh học và nước, mang lại lợi ích cho nông dân, môi trường và xã hội nói chung.

Theo đó, sự cân bằng này sẽ cho phép các nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kiệt và đất có thể được tái tạo với tốc độ nhanh hơn so với các nguồn tài nguyên bị khai thác.

Nescafe Plan - Xây dựng nền nông nghiệp tái sinh lấy người dân làm trung tâm

Trong công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp, người nông dân hiểu sâu hơn về nông nghiệp tái sinh, Nestlé Việt Nam đã có sáng kiến lồng ghép các yêu cầu, tiêu chuẩn của phát triển nông nghiệp tái sinh trong khuôn khổ Chương trình Nescafe Plan.

Mô hình nông nghiệp tái sinh toàn diện của Nestlé xác định rõ 3 nguồn lực chính của hệ thống nông nghiệp: đất, nước và đa dạng sinh học. 

Lấy người nông dân làm trung tâm, cho đến nay ở các tỉnh Tây Nguyên, chương trình Nescafe Plan đã có hơn 21.000 nông hộ tuân thủ theo tiêu chuẩn 4C và có hơn 15.000 nông dân tích cực tham gia thông qua hoạt động phân phát cây giống (2011-2022). 

Đến nay, Nescafe Plan đã xây dựng được gần 300 trưởng nhóm nông dân.

Đây là một mạng lưới được đào tạo bài bản về kỹ thuật, các kiến thức về kinh tế của dự án để bắt tay vào thực hiện nông nghiệp tái sinh.

Chương trình Nescafe Plan tại Việt Nam đã mang đến những tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê (Ảnh: Báo Chính Phủ).
Chương trình Nescafe Plan tại Việt Nam đã mang đến những tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê (Ảnh: Báo Chính Phủ).

Nhằm kết nối chặt chẽ hơn với người nông dân, các chuyên gia của Nescafe Plan cũng đã đưa vào áp dụng phần mềm FARMS để quản lý dữ liệu trực tiếp của mỗi trang trại nhằm hỗ trợ kịp thời cho từng nông hộ. 

Phần mềm cũng tạo cơ sở dữ liệu về các kinh nghiệm canh tác tốt nhất đối với mỗi nông hộ để các nông hộ khác có thể tìm hiểu và áp dụng trên nông trại cà phê của mình.

Từ đó, Nestlé Việt Nam góp phần kiến tạo thế hệ nông dân trẻ kế thừa và tiếp nối sự phát triển cho một thế hệ nông nghiệp tái sinh với thực hành canh tác mới và ứng dụng số hóa trong quản lý nông hộ.

Ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng nhóm Hỗ trợ Nông nghiệp Nestlé Việt Nam giới thiệu ứng dụng Nhật ký nông hộ (Digital Farmer Field Book – FFB) dựa trên công nghệ số FARMS (Ảnh: Internet).
Ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng nhóm Hỗ trợ Nông nghiệp Nestlé Việt Nam giới thiệu ứng dụng Nhật ký nông hộ (Digital Farmer Field Book – FFB) dựa trên công nghệ số FARMS (Ảnh: Internet).

Đồng thời, để đạt được các mục tiêu của dự án, Nescafe Plan đã cụ thể hóa những mục tiêu đó bằng việc nâng cao thu nhập cho người nông dân thông qua các giải pháp nông nghiệp. 

- Ngay từ khi triển khai, chương trình đã xác định phải nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng cây trái thì mới có thu nhập cao.

Đến nay, có 63 triệu cây giống kháng rỉ sắt và năng suất cao được sản xuất và phân phát thông qua WASI (2011-2022).

Cán bộ nông nghiệp dự án Nescafe Plan hướng dẫn người nông dân cách chăm sóc cà phê (Ảnh: Internet).
Cán bộ nông nghiệp dự án Nescafe Plan hướng dẫn người nông dân cách chăm sóc cà phê (Ảnh: Internet).
- Tiếp theo là mô hình sử dụng phân bón hiệu quả được xây dựng nhằm chứng minh việc sử dụng quá nhiều phân bón vừa không tốt cho cà phê vừa gây lãng phí. 

Mô hình đó đã thành công từ năm 2014, đến nay đã giúp nông dân tiết kiệm được 20 - 30% lượng phân bón so với trước. 

- Tương tự, các khuyến cáo và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, sử dụng chai nước và lon sữa để theo dõi độ ẩm và lượng nước tưới cũng giúp người dân tiết kiệm được 40%…

Ví như:

Các chương trình trồng cà phê xen canh hợp lý với tiêu, bơ, sầu riêng và một số cây ăn trái khác đã giúp nông dân tăng thu nhập 30 - 100% so với phương pháp trồng thuần cà phê trước đây. 

Kỹ thuật trồng xen vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa góp phần giữ lượng carbon lại trong đất cao hơn từ đó giảm lượng phát thải so với canh tác truyền thống. 

Cây che bóng cũng là cây chắn gió trong mùa khô, giúp cải thiện điều kiện sinh thái vườn cây, làm giảm nhiệt độ và độ bốc hơi trong vườn và đồng thời là cây cố định đạm nên cải thiện cấu trúc đất và có thêm dưỡng chất cho cả cây trồng xen và cây cà phê.

Những phương pháp nông nghiệp sẽ được các chuyên gia hướng dẫn tận tình để người nông dân có thể canh tác một cách hiệu quả nhất (Ảnh: Internet).
Những phương pháp nông nghiệp sẽ được các chuyên gia hướng dẫn tận tình để người nông dân có thể canh tác một cách hiệu quả nhất (Ảnh: Internet).
Lúc này, người nông dân đã nhận thấy lợi ích của việc tuân thủ các quy trình, giải pháp mới trong canh tác và họ sẵn sàng ủng hộ thực hiện. 

Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Chương trình Nescafe Plan khu vực Tây Nguyên chia sẻ lợi nhuận của người nông dân được xem là giá trị cốt lõi của Nescafe Plan. 

Mục tiêu của dự án nông nghiệp tái sinh này là hướng đến tăng thu nhập cho người nông dân (Ảnh: Internet).
Mục tiêu của dự án nông nghiệp tái sinh này là hướng đến tăng thu nhập cho người nông dân (Ảnh: Internet).

Thông qua hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản bền vững, hằng năm, Nestlé thu mua 20 - 25% sản lượng cà phê của Việt Nam để chế biến sâu cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. 

Theo đó, từ năm 2021, chương trình đã thúc đẩy giới thiệu mô hình trồng xen canh hợp lý, giúp bà con nông dân tăng thu nhập từ 30% - 100% trên cùng đơn vị diện tích. 

Trong thời gian tới, Nescafe Plan sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác để hỗ trợ, mở rộng ra thêm 300.000ha cà phê đạt chuẩn 4C trên địa bàn Tây Nguyên.

Lời kết

Nestlé Việt Nam đã tiên phong đón đầu xu hướng nông nghiệp tái sinh tại Việt Nam và ghi nhận nhiều kết quả khả quan.

Qua đó có thể cho thấy được tiềm năng phát triển xu hướng nông nghiệp tái sinh, đi kèm với sự phát triển bền vững và nâng cao thu nhập của người dân.

Với những ý nghĩa về môi trường và xã hội sẵn có, nông nghiệp tái sinh hoàn toàn có khả năng tăng trưởng trong tương lai, tạo ra cơ hội đầu tư mới cho các doanh nghiệp.