Từ năm 2019, Nestlé đã công bố Cam kết phát thải ròng bằng “0” – Net Zero – vào năm 2050 cùng với lộ trình cụ thể để đạt được mục tiêu này.
Giải quyết những lượng khí thải từ nông nghiệp là một trong những lĩnh vực trọng tâm chính của Nestlé.
Một trong những điều quan trọng nhất mà Tập đoàn Nestlé đang làm đó là giới thiệu khái niệm nông nghiệp tái sinh.
Đây là sáng kiến có tiềm năng lớn giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tại Việt Nam, nông nghiệp tái sinh được Nestlé Việt Nam lồng ghép và thực hiện trong khuôn khổ Chương trình NESCAFÉ Plan.
Đất - nước - đa dạng sinh học, bộ ba nguồn lực chính
Mô hình nông nghiệp tái sinh toàn diện của Nestlé xác định rõ ba nguồn lực chính của bất kỳ hệ thống nông nghiệp nào.
Đó là đất, nước và đa dạng sinh học.
Đây chính là trọng tâm của các nỗ lực khôi phục toàn diện.
Nhiệm vụ chính của nông nghiệp tái sinh đó là tập trung vào việc tái tạo tầng đất mặt, thúc đẩy đa dạng sinh học, cải thiện chu trình cung cấp nước.
Song song với đó là hỗ trợ sinh học, các dịch vụ hệ sinh thái, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và nuôi dưỡng sức khỏe và sức sống của đất nông nghiệp.
Xem thêm: Giới thiệu về nông nghiệp tái sinh - Điểm đến cho ngành nông nghiệp tương lai
Chăn nuôi được tích hợp và hoạt động dựa trên tình hình thực tế và hỗ trợ bởi các nguyên tắc nông học có cơ sở khoa học.
Việc kết hợp chăn nuôi mang lại cơ hội cải thiện chu trình dinh dưỡng và tối ưu hóa lợi nhuận trên đất và sinh khối, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.
Mục tiêu của nông nghiệp tái sinh là nhằm bảo tồn và khôi phục đất nông nghiệp, hệ sinh thái và các tài nguyên quan trọng gồm đất, đa dạng sinh học và nước.
Từ đó mang lại lợi ích cho nông dân, môi trường và xã hội nói chung.
Nông nghiệp tái sinh cũng có tiềm năng đáng kinh ngạc giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
Đó là vì mô hình này góp phần hấp thụ CO2 từ khí quyển và vào đất.
Điều đó lý giải tại sao nông nghiệp tái sinh là một phần quan trọng trong lộ trình Net Zero của Nestlé.
Nông dân là trọng tâm của mô hình
Việt Nam có gần 10 triệu nông dân và họ là nhân tố quyết định các hành động về ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
Họ là những người trực tiếp canh tác, chăm sóc cây trồng vật nuôi, thu hoạch.
Nâng cao nhận thức cho nông dân về phát triển bền vững không chỉ tăng thu nhập của họ mà từ đó còn góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu của một nền nông nghiệp bền vững.
Vì thế quan trọng nhất trong mô hình này đó là nông dân phải là trung tâm của mô hình.
Hợp tác với nông dân và các bên liên quan khác là chìa khóa cho một quá trình chuyển đổi bền vững.
Thành công giảm ô nhiễm môi trường nhờ mô hình nông nghiệp tái sinh
Đến nay ở các tỉnh Tây Nguyên, chương trình NESCAFÉ Plan đã có hơn 21.000 nông hộ tuân thủ theo tiêu chuẩn 4C (Quy tắc Chung của Cộng đồng Cà phê).
Cùng với đó có hơn 15.000 nông dân tích cực tham gia thông qua hoạt động phân phát cây giống (2011-2022).
Mô hình canh tác theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP/NBFP) đã tập huấn cho trên 260.000 lượt nông dân và giúp họ áp dụng các kiến thức đã học ngay trên vườn của mình.
Tỷ lệ áp dụng là trên 80% và tiết kiệm 40% lượng nước tưới thêm vào đó giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Không chỉ vậy, NESCAFÉ Plan còn bồi dưỡng cho các trưởng nhóm.
Đến nay NESCAFÉ Plan đã xây dựng được gần 300 trưởng nhóm nông dân.
Đó là một mạng lưới được đào tạo bài bản về kỹ thuật, các kiến thức về kinh tế của dự án để bắt tay vào thực hiện nông nghiệp tái sinh.
Họ triển khai thông qua việc thúc đẩy các mô hình trồng cà phê xen canh hợp lý với tiêu, bơ, sầu riêng và một số cây ăn trái khác, quản lý cỏ dại tổng hợp.
Nhờ vậy mà giảm 40%-60% lượng nước tiêu thụ trong tưới tiêu và tối ưu hóa 20% việc sử dụng phân bón bằng cách đưa vào sản xuất phân compost làm từ vỏ và bã cà phê.
Nông nghiệp tái sinh đã nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất để bảo vệ sức khỏe và độ phì nhiêu của đất.
Điều này dẫn đến tỷ lệ hấp thụ Carbon vào đất cao hơn và phát thải thấp hơn cũng như cải thiện đa dạng sinh học.
Sáng kiến này góp phần giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.